Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
1. Ngành thủy sản:
- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.
2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.
3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.
Câu 2:
Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:
1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.
3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.
4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
*công nông thủy sản
- Thuận lợi:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
+ Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
+ CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
Khó khăn:
+ Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.
+ Cơ sở hạ tầng vẫn còn nghèo việc thu hút đầu tư của nước ngoài vẫn còn hạn chế
+ Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.
Bạn tham khảo!
Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Tài nguyên đất đai
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất
Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
#Tham khảo
Ngành trồng trọt
- Phát triển vững chắc, cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
- Xu hướng thay đổi hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
a) Cây lương thực
- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
b) Cây công nghiệp
- Vai trò:
+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
+ Bảo vệ môi trường.
- Cơ cấu:
+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.
+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
- Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.
c) Cây ăn quả
- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
1.Tài nguyên đất:
-đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trông trọt của nước ta
2.Tài nguyên khí hậu:
-thuận lợi:
+nhiệt đới gió mủa ẩm giúp cậy trông tăng trưởng và có năng suất cao quanh năm.Khí hậu phận hóa rỏ rệt theo chiều bắc-nam,theo độ cao và theo gió mùa nên thuận lợi cho việc nuôi trồng các giông cây nhiệt đới,cận nhiệt đới và cả ôn đới.
-khó khăn:
+khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm làm cho sau bệnh,nắm móc phát tiển quanh năm .khí hậu phân hóa đa dạng làm cho miền bắc và miền núi co mùa động rét đậm,rét hầia gí lào.Ngoài ra các tai biến thiên nhiên còn làm tổn thất to lớn vế người và của.
3.Tài nguyên nước:
Do có nguồn nước phong phú nên nước ta có mang lưới sông ngòi dày đặt và nguồn nước ngấm phong phú.Mõi năm đều có 1 múa lũ và môt mùa khô.
⇒ Nhìn chung, cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi
⇒ Các cây nghiệp hàng năm được phân bố ở các vùng đồng bằng
⇒ Hai vùng được coi là vùng kinh tế trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho
làm ơn giúp mk với