Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:
Tham khảo:
1,
Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình.
2,
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:
1,
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2,
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939
- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng
2. Bố cục
- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
3,
* Ý nghĩa nhan đề:
– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.
– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.
– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.
=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Ý nghĩa lời đề từ:
– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.
+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.
– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
4,
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
"Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật."
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Tham khảo (Lazi):
Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã gợi ra cho ta những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ đâu được quyền được hưởng hạnh phúc của riêng mình, đâu được coi trọng trong xa hội nam quyền ấy. Tất cả những gì ta nhìn thấy trong thân phận họ chỉ là những bất hạnh khôn nguôi. Thân phận người phụ nữ là thân phận bị phụ thuộc, bị phụ thuộc vào người khác mà không thể cất lên tiếng nói đòi quyền sốn,g quyền hạnh phúc cho chính mình. Số phận khổ đau, cơ cực ấy làm ta vô cùng thương xót. Không phải ngẫu nhiên ca dao xưa luôn luôn mở đầu lời ca nói về thân phận người phụ nữ bằng cụm thân em. Dẫn em có muôn phần xinh đẹp thì cũng chỉ là tấm thân nhỏ bé trôi dạt trong những đau thương.
Tham khảo:
Nói về các nhà Thơ Mới, Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.. và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu". Nếu Xuân Diệu gieo lên vần thơ của mình sự khắc khoải về thời gian thì Huy Cận lại đem đến một không gian vô cùng rộng lớn để tạo nên những nét riêng trong thơ của mình. Cũng như Đỗ Lai Thúy trong con mắt thơ đã từng nhận định:
"Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian."
"Huy Cận, sự khắc khoải không gian."
Có một nhà thơ luôn trăn trở, khắc khoải về thời gian. Đúng không ai hết chính là Xuân Diệu. Được biết đến là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, tức là có ý thức sâu sắc khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca, nhưng khác với nhiều nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát li cuộc sống này; trái lại, ông muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời, hiểu theo nghĩa trần thế nhất: Là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở quanh ta đây. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết. Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. "Vội vàng" được sáng tác trước cách mạng vào năm 1938 in trong tập "Thơ thơ" - thi phẩm đầu tay và ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Không chỉ thời gian vô tận mà không gian cũng mênh mông, Huy Cận cũng được biết đến với vai trò là một nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng hiện đại Việt Nam và đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới. Với tình yêu thiên nhiên, đất nước thầm kín, sâu sắc cùng với sự say mê sống, sáng tạo, Huy Cận đã sáng tác rất nhiều bài thơ đặc sắc, hàm súc giàu suy tưởng triết lí. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng tám ở mỗi giai đoạn thì phong cách cũng khác nhau khi thì quạnh hiu, da diết khi thì tươi vui, mới mẻ. "Tràng Giang" được viết vào mùa thu năm 1939, được rút ra trong tập thơ "Lửa thiêng" năm 1940. Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, bạt ngàn trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Nỗi buồn ấy xuất phát từ một buổi chiều thu, khi ông đắm mình ngắm nhìn dòng sông Hồng trên bến Chèm. Khung cảnh bốn bề sông nước mênh mông, vắng lặng đã khơi gợi ở hồn ông tứ thơ "Tràng Giang".
"Thời gian" được hiểu là một hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với các nhà vật lý thời gian được đo bằng đồng hồ. Các nhà toán học lại quan niệm thời gian được coi là một chiều liên tục, có thể chia thành nhiều thời khắc. Để đưa ra một khái niệm chính xác lớn về thời gian là một thách thức lớn với mọi lĩnh vực vì nó rất khó hình dung do mỗi cá thể sẽ có cái nhìn, những cảm thức khác nhau về thời gian. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật đặc biệt là trong thơ ca đã trở nên rất quen thuộc tiêu biểu là Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy đã từng nhận định: "Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian" đã cho thấy được quan niệm của thi sĩ về thời gian là tuyến tính, là một đi không trở lại, ông thường lấy tuổi trẻ để làm thước đo cho thời gian để từ ấy những tiếc nuối lo lắng về sự thời phai cứ nhen lên không sao dập tắt được. Nguyên nhân nỗi ám ảnh thời gian về thời gian của Xuân Diệu đó là ông đã nhận thức được rõ nét những đớn đau, khắc nghiệt giá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ. Khác với những nhà thơ Trung đại, Xuân Diệu nhìn nhận thời gian theo chiều hướng một đi không trở lại, vũ trụ là một khách thể độc lập với con người, thời gian sẽ chỉ đến một lần, nó sẽ chẳng thể vì một ai mà đứng lại, cuộc đời có thể là vô hạn vĩnh hằng nhưng túi thời gian nhỏ bé của con người thì luôn có giới hạn. Chính những nỗi niềm ấy đã ám ảnh Xuân Diệu trong từng tác phẩm của mình. So sánh với sự vô hạn của thời gian là sự vô tận của không gian. Không gian là một mở rộng ba chiều không biên giới trong đó các vật thể và sự kiện có vị trí và hướng tương đối với nhau. Không gian cũng được xét theo nhiều khía cạnh, nhiều chiều ở mỗi khía cạnh lại có một định nghĩa khác nhau về không gian, không gian trong nghệ thuật đặc biệt là trong thơ ca cũng được nhắc đến rất nhiều tiêu biểu là Huy Cận, Đỗ Lai Thúy cũng đã từng nhận định: "Huy Cận, sự khắc khoải không gian." Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời..
Từ phát hiện mới: Cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất – Khao khát tắt nắng, buộc gió. Bước vào trang thơ đầu tiên độc giả không khỏi giật mình trước những lời tuyên bố bằng những câu thơ ngũ ngôn lạ lùng được thể hiện qua bốn câu thơ đầu:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi!"
Bài thơ mở đầu bằng giọng điệu dồn dập, hối hả, Đã lột tả cái tôi cá nhân mãnh liệt cùng mong ước táo bạo là tắt nắng và buộc gió, những khát khao "phi lí" ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. "Nắng", "gió" đều là vật sản sinh ra từ vũ trụ rộng lớn và cơ hồ sức mạnh con người không thể chống đối lại thế mà Xuân Diệu lại muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời vì khát vọng lưu giữ khoảnh khắc hiện tại của cuộc đời mà nhà thơ muốn đoạt cả quyền tạo hóa. Tiếp đó, nhà thơ lại hóa thân thành người họa sĩ, vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng sinh động, tràn đầy màu sắc, ánh sáng, hương thơm lẫn âm thanh. Tất cả đang trong độ tươi mới, đẹp đẽ nhất, căng tràn nhựa sống. Nhà thơ căng mở các giác quan để cảm nhận mọi hương vị, thanh sắc của cuộc đời qua lăng kính tinh tế của mình. Và, ông đã bày ra một bữa tiệc thịnh soạn với những vẻ đẹp của mùa xuân trần thế, mùa xuân của tuổi trẻ và tình yêu.
Xuân Diệu không chỉ "đốt cảnh bồng lai để đưa ai nấy về hạ giới" mà đồng thời còn lột tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của mình đối với những tháng ngày hiện tại của cuộc đời thông qua phần đầu bài thơ. Kết thúc niềm vui sướng trước vẻ đẹp đất trời, tác giả đã ngăn cách mạch cảm xúc bằng hai câu thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Xuân Diệu đã tạo ra một câu thơ thật đặc biệt khi trên cùng một dòng thơ mà có hai câu đơn bị ngăn cách bởi một dấu chấm. Phải chăng đây là cách thi nhân muốn bộc bạch hai luồng cảm xúc trái ngược nhau đang đan xen. Đang trong niềm vui, được tận hưởng cuộc đời những dấu chấm giữa dòng xuất hiện như một sự khựng lại và giật mình của thi nhân trước một niềm vui không trọn vẹn. Cuộc sống đang đẹp phơi phới, căng mọng, nhưng nó cũng chẳng kéo dài như vậy được mãi. Dấu chấm đó dường như đã chuyển sung sướng, yêu đời trở nên tiếc nuối và vội vàng. Hơn thế, nó đã chuyển mạch cảm xúc trở thành mạch luân lí cùng những quan niệm, triết lí về thời gian ở mười sáu câu thơ tiếp:
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất."
Trước Xuân Diệu, ta từng thấy một nữ thi sĩ cũng có quan niệm về thời gian rất mới mẻ đó chính là Hồ Xuân Hương. Trong bài thơ "Tự tình", Bà Chúa thơ Nôm từng có câu:
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
Mùa xuân này đi qua thì mùa xuân khác lại tới bởi cuộc sống được ví như một vòng tuần hoàn. Lẽ ra con người ta phải cảm thấy vui nhưng nữ thi sĩ lại cảm thấy chán chường. Bởi lẽ, tuổi xuân của con người không giống như mùa xuân tuần hoàn của đất trời. Ở đây, cả hai thi sĩ đã cùng chung một quan điểm về thời gian. Thời gian không tuần hoàn, không lặp đi lặp lại như quan niệm cũ "Xuân qua trăm hoa rụng, xuân tới trăm hoa tươi". Với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, là một đi không trở lại. Cách ngắt nhịp 3-2-3 kết hợp với việc sử dụng điệp cấu trúc và kiểu câu định nghĩa "nghĩa là" đã gợi lên cảm giác đều đặn như nhịp bước đi lạnh lùng, vô tình của thời gian. Đó chính là quy luật không cách nào thay đổi. Từ "nghĩa là" lặp đi lặp lại ba lần nhấn mạnh khẳng định thời gian là hữu hạn. Ngoài ra, với các cặp từ đối lập như "tới" – "qua", "non"... "
Già" càng khắc sâu quy luật trường tồn về sự vận hành của thiên nhiên, của thời gian. Cũng chính vì sự quyến rũ của "mật đời" cùng những khát khao "ôm" cuộc sống ấy vào lòng tận hưởng một cách trọn vẹn đã gây nên những băn khoăn và trăn trở về thời gian cho nhà thơ. Xuân của đất trời một đi không trở lại, "xuân" của tác giả cũng vậy. Cái "xuân" ấy là những tháng năm ngắn ngủi của tuổi trẻ với sức sống và niềm yêu mãnh liệt, một khi đã qua làm sao có thể lấy lại nguyên vẹn như vậy được. Triết lí nhân sinh ấy khiến tác giả rơi vào trong những nỗi niềm trăn trở, băn khoăn bởi suy nghĩ lấy sinh mệnh của cá nhân, của tuổi trẻ – khoảng thời gian ngắn ngủi nhất đời người làm thước đo thời gian. Điều này càng đẩy sâu tâm trạng của thi nhân vào những nỗi buồn, nuối tiếc, dằn vặt. Dòng thời gian tuyến tính vô tình đã tác động tiêu cực đến con người. Xuân hết, mỗi con người, trong đó có "tôi" sẽ phải mất đi một phần đời đáng giá của mình. Thế mới thấy thời gian thật lạnh lùng đối với thi nhân- con người ham sống đến cuồng nhiệt.
"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
Cuộc đời của mỗi người rất đáng quý, nhưng đáng quý nhất là những giây phút tuổi trẻ ngắn ngủi. Đó là lúc mà con người ta tràn trề nhựa sống nhất cùng với những khát khao, đam mê cháy bỏng không ngừng. Lại một lần nữa sử dụng những cặp từ đối lập "rộng - chật"; "xuân vẫn tuần hoàn"; "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại"; "còn trời đất"... "
Chẳng còn tôi mãi". Ta thấy dường như tạo hóa đã đối xử quá hẹp hòi với thi nhân còn khao khát của thi nhân lại trở thành một món quà vô cùng xa xỉ. Những dòng thơ như những lời hờn trách, nhưng cũng là lời nuối tiếc bởi tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Cuộc đời này không đối đãi ưu ái cho riêng ai, chúng ta đều chỉ có một thời trẻ vỏn vẹn, ngắn ngủi. Đất trời vẫn còn mãi, nhưng thanh xuân rồi sẽ qua đi nhanh chóng, không chờ một ai. Để rồi lại đẩy nhân vật trữ tình vào cảm giác bâng khuâng, tuyệt vọng. Tất cả rồi cũng sẽ trở thành hoài niệm, cũng chỉ là câu nói đã từng.
Nỗi niềm tâm trạng của Xuân Diệu đã lan tỏa sang cả vạn vật:
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?"
Lại một lần nữa, tháng năm vốn vô hình, trừu tượng, lại được chuyển đổi cảm giác trở nên có mùi, có vị. Nếu tháng giêng ở phần đầu bài thơ có vị "ngon như cặp môi gần" thì bây giờ lại rớm vị của sự chia phôi. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" quả thật không sai. Cả thiên nhiên vũ trụ đều nhuốm màu của sự chia li, mất mát. Mỗi sự vật đang từng giây từng phút ngậm ngùi tiễn biệt phần đời còn lại của mình. Nỗi buồn, sự nuối tiếc bao trùm khắp không gian bởi những cuộc chia li có lẽ là mãi mãi. Từng câu hỏi thốt lên chua xót đến nghẹn lời. Những quy luật của cuộc đời vốn là như thế, bông hoa đẹp rồi cũng phải tàn, gió vẫn phải bay, chim cũng không thể cứ ca mãi. Mọi thứ đều có giây phút huy hoàng nhất của nó, tuy nhiên chẳng bao giờ thời huy hoàng kéo dài mãi. Chẳng ai muốn những cuộc chia phôi, nhưng tạo hóa không bao giờ có thể thay đổi quy luật của nó. Mỗi người cũng chỉ có một phần đời, một tuổi trẻ, một thanh xuân. Sự nuối tiếc như được dồn nén đến tột cùng khi Xuân Diệu kết thúc đoạn thơ bằng câu:
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.."
Tiếng kêu tuyệt vọng, đau đớn thốt ra trong vô vàng cảm xúc hỗn độn. Đó là sự thức tỉnh sâu sắc của cái tôi về sự tồn tại của mỗi cá nhân trên cuộc đời giữa dòng thời gian chỉ chảy xuôi không bao giờ chảy ngược. Đồng thời cũng như một lời cảnh tỉnh hãy trân trọng từng phút giây tươi đẹp của cuộc đời mình khi còn có thể, đặc biệt là những tháng năm tuổi trẻ quý báu. Câu thơ không chỉ kết thúc đoạn thơ bằng sự nuối tiếc, dằn vặt mà còn là bước đệm, mở ra mạch cảm xúc mới cho đoạn thơ cuối cùng. Vì càng nuối tiếc, hoài niệm lại càng vội vàng, cuống quýt với những khát khao mãnh liệt được sống đến cháy bỏng.
Đoạn thơ đã cho thấy sâu sắc nỗi ám ảnh ấy. Chính nỗi ám ảnh ấy càng khiến ông buồn sầu, bâng khuâng, nuối tiếc hơn vì sự trôi chảy của nó. Qua quan niệm về thời gian, Xuân Diệu đã làm nổi bật về cái tôi cá nhân của chính mình cùng suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ và đầy triết lí. Giọng thơ lúc thì nhẹ nhàng, tha thiết, lúc thì dồn dập như thôi thúc, tạo âm điệu càng tạo nên sức hút, cuốn độc giả vào luồng những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, con người và tuổi trẻ. Có thể thấy ở nhà thơ, dù đắm say trong giấc mộng đẹp thời tươi của tuổi trẻ nhưng vẫn có cái nhìn thực tế về thời gian, về những quy luật nhân sinh trong đời sống. Để rồi từ yêu đời, tha thiết, rạo rực lại cảm thấy băn khoăn. Nhưng như thế lại càng trỗi dậy lời giục giã, khát vọng ham sống đến cuồng nhiệt, vồ vập ở những vần thơ sau. Vội vàng là bài thơ trữ tình thấm đẫm những giá trị nhân văn qua lăng kính mới mẻ của Xuân Diệu.
Trong khi bạn thân của Huy Cận là Xuân Diệu chịu nỗi dằn vặt về thời gian thì với chính Huy Cận lại bị ám ảnh bởi không gian. Mở đầu cho nỗi ám ảnh không gian ấy là một phong cảnh thiên nhiên rộng lớn, bao la, mênh mang, heo hút của sông Hồng:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp"
Tràng giang hiện lên với nhiều hình ảnh đẹp trong cổ thi: Dòng sông con thuyền gợn sóng.. Nhưng cảnh đẹp mà lại thấm đượm một nỗi buồn da diết bâng khuâng. Hai chữ "điệp điệp" mang tới một nỗi buồn không mãnh liệt, không mạnh mẽ, u sầu mà nó cứ liên tục, mãi không ngừng. Sóng của dòng sông của thiên nhiên trong phút ấy cũng hóa thành con sóng lòng của thi nhân với từng nỗi buồn cứ thế trùng điệp ở trong lòng. Nguyễn Du từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Có lẽ vì lòng người buồn mà tâm cảnh cũng nhuốm lên ngoại cảnh. Nhìn đâu thi nhân cũng chỉ thấy cảnh vật rời rạc chia ly u sầu cứ thế mà hiện lên trong từng câu chữ. Xưa nay thuyền – nước vốn là hai sự vật không thể tách rời thế mà nay chúng lại hững hờ như không ăn nhập vào nhau "Con thuyền cũng không buồn lái để mặc xuôi theo dòng nước lặng lờ. Ngay cả dòng nước trong bản thân con sông cũng không thiết đến nhau cứ âm thầm mà chảy" song song "vờ không quen biết nhau trong đời". Rồi bất ngờ thay trên dòng chảy mênh mông ấy thi nhân bắt gặp cành củi khô đơn độc "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca một cành củi khô trôi vào thơ Huy Cận như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ". "Cành củi" thôi đã gợi lên sự nhỏ bé đơn độc lại còn "củi khô" nữa thì lại càng bé nhỏ tội nghiệp hơn. Phải chăng hình ảnh cành củi khô trôi nổi phù du trên sóng nước Tràng giang chính là hình ảnh ẩn dụ để biểu tượng cho kiếp người như thi nhân đang nổi trôi bơ vơ vô định giữa dòng chảy của cuộc đời giữa cuồng phong của một đất nước mất chủ quyền?
Vẫn tiếp nối cái u sầu buồn bã của khổ một khổ thơ tiếp theo như đẩy đưa con người lên đến đỉnh sầu:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
Sông dài trời rộng bến cô liêu."
Huy Cận tâm sự rằng ông học được ý từ hai câu thơ của Chinh phụ ngâm: "Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo/Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò". Và thần thơ cổ điển ấy đã nhuốm vào Tràng giang mang cái buồn thương hiu hắt. Trên dòng Tràng giang mênh mông mọc lên "lơ thơ cồn nhỏ". Từ láy "lơ thơ" diễn tả sự rời rạc thưa thớt của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng sông gợi cảm giác hoang vắng cô tịch tiêu điều xơ xác. Hai chữ "đìu hiu" như càng khắc sâu thêm nỗi buồn hiu hắt làm câu thơ chùng xuống như một tiếng thở dài man mác. Trong tiếng gió buổi chiều là âm thanh của cuộc sống con người nhưng nghe mơ hồ quá "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Đâu là ở đâu? Không xác định. Đó là thứ âm thanh mơ hồ của một phiên chợ đã vãn theo làn gió lan xa mãi. Nó chỉ thoáng qua trong gió rồi tắt lịm giữa bóng chiều đang xuống càng làm cho cảnh chiều hư vô càng gợi thêm sự vắng vẻ quạnh hiu. Nhà thơ như đang bị vây giữa không gian ba chiều rộng lớn "Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu". Vũ trụ được đẩy lên cao bởi khi nắng chiều xuống bầu trời như được nâng lên hẳn làm nên độ cao "sâu chót vót". Chữ "sâu" rất ấn tượng. Nếu dùng từ "cao" thì chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời còn chữ "sâu" vừa tả được độ cao vừa gợi được cảm giác của con người trước chiều cao ấy. Đó chính là sự rợn ngợp của hồn người trước cái vô cùng của vũ trụ. Vì thế đọc câu thơ lên ta có cảm giác hồn mình như đang mênh mang cùng thiên địa. Con người trong phút ấy trở nên nhỏ bé cô đơn hơn bao giờ hết. Nhà thơ gọi quãng mình đứng là "bến cô liêu" hay chính tâm hồn thi nhân đang lẻ loi và hoang vắng. Có lẽ Huy Cận và Xuân Diệu đã đồng điệu khi gọi hồn mình là "bến cô liêu" hay "Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề".
Nhưng chưa dừng lại ở đó cái tôi cô đơn của thi nhân còn đi sâu hơn nữa vào ngọn nguồn của nỗi buồn thương:
"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh cánh bèo trong "bèo dạt về đâu" mang thân phận con người: Lạc loài trôi nổi. Đó chính là hình ảnh của số phận con người "hàng nối hàng" không biết đi về đâu trong xã hội cũ khi chưa có cách mạng về. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi một sự kết nối. Phóng tầm mắt ra sông rộng thấy "Mênh mông không một chuyến đò ngang"; "Không cầu gợi chút niềm thân mật" để rồi thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ "không" hai lần phủ định "không đò" "không cầu" trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình vô cảm. Nhìn đâu cũng chỉ thấy "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng".
Khổ thơ cuối cùng khép lại mang niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu quê hương đất nước:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Nỗi buồn cô đơn lẻ loi trước cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ được thể hiện trong các khổ thơ trước thì khổ cuối đã khép lại những tâm tư thầm kín của tác giả, nỗi niềm yêu quê hương. Một không gian quen thuộc đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ: Một rặng núi xa những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao. "Có thể nói cảnh vật hiện lên ở khổ cuối là cảnh vật cô đọng nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhất. Tầng tầng lớp lớp những áng mây chồng chất lên nhau như chất chứa cả nỗi niềm ẩn khuất của nhà thơ. Động từ" đùn "diễn tả trạng thái hoạt động tràn đầy sức sống ánh sáng chiếu vào lấp lánh như màu bạc. Cả bài thơ chỉ có mỗi dòng này le lói sự sống tươi mới rực rỡ". Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là hình ảnh cánh chim nhỏ bé đơn côi đang "nghiêng cánh nhỏ". Bóng chiều buông xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang. Cánh chim như chở nặng nỗi niềm thi nhân hay chính là hình bóng thi nhân đang lạc lõng bơ vơ giữa vòng xoáy cuộc đời? Không nhìn vào không gian nữa nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Thi sĩ gọi tâm hồn mình là "lòng quê". "Lòng quê dợn dợn vời con nước" "dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận chưa từng thấy trước đó. Cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng cô đơn của "lòng quê" đang "dợn" lên trong tâm hồn thi nhân làm cho hồn người nôn nao không yên. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương của chính mình nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới lúc bây giờ.
Câu thơ cuối cùng khép lại "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nhà thơ đã mượn ý thơ Thôi Hiệu để nói lên nỗi lòng của mình. Cách đó mười thế kỷ Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà lòng nhớ quê hương da diết khôn nguôi:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"
Huy Cận không nhìn thấy "khói" nhưng vẫn nhớ nhà da diết. Đó chính là tâm trạng và lòng yêu quê hương sâu kín của nhà thơ. Từ đó bài thơ mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi nỗi buồn về đất nước. Phải chăng đó chính là sự đồng điệu của hai tâm hồn thi sĩ cách nhau mười thế kỷ?
"Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình." Để làm nên một tác phẩm mang chất riêng của mình đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Nếu ở Xuân Diệu thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, một cái tôi khao khát giao cảm, tận hưởng với cuộc đời. Thì đến Huy Cận ông đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bao la, hùng vĩ để từ đó nói lên được nỗi lòng của thi nhân. Đó là nỗi buồn cá nhân, nỗi buồn thế hệ, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Cùng với đó hai thi sĩ đã vận dụng hàng loạt những biện pháp nghệ thuật để thể hiện tính sáng tạo cho bài làm của mình như trong "Vội Vàng" Xuân Diệu đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Còn ở "Tràng Giang" Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết hợp các biện pháp tu từ, thủ pháp: Đối, điệp từ, láy.. Mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Shelly đã từng nhận định: "Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.". Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông mặc dù hiểu được sự hữu hạn của cuộc đời nhưng cả Xuân Diệu và Huy Cận đều thể hiện sự khắc khoải, nuối tiếc. Nếu như ở "Vội Vàng" đã mang tấm lòng trần gian đến một tình yêu căng tràn nhựa sống, say đắm cảnh trời, say đắm thiên nhiên, sống vội vàng, cuống quýt để không phí hoài những ngày xanh, tuổi trẻ. Thì đến "Tràng Giang" thì khác với một âm hưởng nhẹ nhàng, lạnh lẽo. Một nỗi niềm chan chứa những ưu tư của tác giả về tình yêu quê hương, đất nước, con người của chính mình ông. Một cảm xúc rất chân thật trước một bầu trời thiên nhiên mênh mông, bao la đến bất tận.
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như" “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, Kinh cầu tự”. Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động" “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”… Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ “Tràng giang ”. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám.
Bài thơ được trích từ tập “Lửa thiêng”, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài
Sóng gợi Tràng giang buồn điệp điệp
….
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. “Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “anh” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ “Tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Tứ thơ “Tràng giang” mang nét cổ điển như thơ xưa" Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài" “Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài”. Trước cảnh “trời rộng”, “sông dài” sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế.
Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên “điệp điệp”, “song song” ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng “điệp điệp”, nước “song song” ấy là một “con thuyền xuôi mái”, lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng “Tràng giang ” dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.
Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách “thuyền về nước lại”, nghe sao đầy xót xa.
Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi “sầu trăm ngả”. Từ chỉ số nhiều “trăm” hô ứng cùng từ chỉ số “mấy” đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn.
Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc" “Củi một càng khô lạc mấy dòng”. Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
Nét đẹp cổ điển “tả cảnh ngụ tình” thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói “Củi một cành khô” thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Hai từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. “Lơ thơ” gợi sự ít ỏi, bé nhỏ “đìu hiu” lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh “cồn nhỏ”, gió thì “đìu hiu”, một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi “đâu đó”, âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi “đâu” như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là “đâu có”, một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
“Nắng xuống, trời lên” gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa" bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. “sâu chót vót” là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với “sông dài, trời rộng”, còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao" “bến cô liêu”.
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như" sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với “vãn chợ chiều”, mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. “…không… không” để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao"
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Bút pháp chấm phá với “mây cao đùn núi bạc” thành “lớp lớp” đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều" Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt Tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).
+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).
- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.
Tham khảo!
--
Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…
Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.
Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.
Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.
Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.
Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.
Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.
Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.
Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.
Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.
Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.
Nguồn: Vanhocquenha
Bạn tham khảo nhé !!
1. Tiểu sử
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
b. Tác phẩm chính
- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca
- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...