Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô Quyền có công lao lớn đánh bại Nam Hán, chấm dứt thời kì bắc thuộc hơn 10 thế kỉ, xây dựng nền độc lập tự chủ của đất nước
đinh bộ lĩnh là người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước
lê hoàn là người đánh quân tống và có công mở mang nước đại cồ việt lúc bấy giờ
- Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.
- Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
- Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.
Chúc bạn học tốt Thấy đúng thì tick nhémianna25
Lý Thường Kiệt : Lý Thường Kiệt giúp nhà Lý đánh đuổi giặc Tống xâm lược nước ta.
Trung ương:
có thêm chức Thái thượng hoàng phủ vừa (cồn) quản lí đất nước
Không phân ra hai cấp Thái sư và Đại sư mà bao gồm các Quan đại thần
Địa phương:Thời Trần có 12 lộ, thời Lý có 10 đường lộ
Thời Trần: ở bậc phủ, châu có thêm huyện .Cuối cùng là xã mà nhà Lý không có
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), Diên Hựu tự hay Liên Hoa Đài (Đài hoa sen) nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Lịch Sử: Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm Kỷ Sửu (1049), niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Nhưng cũng theo tài liệu lịch sử khác thì tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “Phước bền dài lâu”).
Năm 1954, trước khi rút quân, Pháp cho tay chân đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Sau ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954) Bộ văn hóa đã có một đợt trùng tu lớn là chùa Một Cột và chùa Diên Hựu như hiện nay.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đời Lý Nhân Tông (1072 – 1128), năm Anh Vũ Chiêu Thắng 5 (1080), vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là ” Giác thế chung” (chuông thức tỉnh mọi người) và một tòa phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng vì chuông quá nặng nên phải để dưới đất, do vậy đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở gọi là Quy Điền. Khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây ở Đông Quân, Vương Thông đã cho phá hủy quả chuông nay để đúc vũ khí (1426).
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên hựu tự“, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” . Đến ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.
Kiến Trúc: Chùa Một Cột có nét kiến trúc từ trước đời nhà Lý khá giống ngôi chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m, đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt.
Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minhqua thăm Ấn Độ năm 1958.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung Tâm Văn Hóa – Thương Mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.
Chùa Diên Hựu cùng chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện, tham quan. Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo, là thắng cảnh của Hà Nội cũng như cả nước.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào mùa Đông tháng 10 Âm lịch nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt Vua lên toà. Khi tỉnh dậy Vua nói với bề tôi và nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các kinh chàng (Thạch chàng/Cột kinh) - một loại kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức.
Khi chùa khánh thành, các sư chay đàn, tụng kinh cầu nhà vua sống lâu, vì thế chùa còn có tên chữ là chùa Diên Hựu, có nghĩa là hạnh phúc dài lâu. Hàng năm cứ đến ngày 8/4 Âm lịch, Vua lại đến chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Năm 1106, chùa được Vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc lớn. Riêng kinh chàng trước sân chùa được thêm vào những nét mới. Kinh chàng được đặt giữa một hồ vuông thả sen gọi là hồ Linh Chiểu, trên đỉnh cột là tòa sen mạ vàng. Giữa tòa sen là ngôi điện sơn màu tía, sườn nóc điện có gắn hình tượng chim thần để trang trí và tỵ tà. Trong điện đặt tượng Phật Quan Âm mạ vàng.
Trải bao năm tháng, Chùa Một Cột được trùng tu, phục dựng nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đặt thuốc nổ phá Chùa Một Cột, chùa chỉ còn lại cây cột với mấy xà gỗ. Năm 1955, Bộ Văn hóa cho trùng tu Chùa Một Cột và giao cho kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.
thái thượng hoàng là ngôi vị mang nghĩa la vua bề trên trong triều đình phong kiến . danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời .sau khi qua đời thì dùng miếu hiêu thụy hiệu .
Bạn vào đây nhé, hoặc surf trên Google cũng có nhiều lắm đấy: Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Giáo Án, Bài Giảng
Bạn ấn vô link này tham khảo nhé :
Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV | Học trực tuyến
chịu
:v