Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:
- Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)
- 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)
+ Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)
+ Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)
→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Câu1* Hìnhthức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn :
* Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mìnhvề khổ thơ-
Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ-
Về nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từlối hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động
+ Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đă không ngủ vì lo cho dân, cho nước
+ "lẽ thường tình" : điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm không ngủ của Người.
+ "Bác là Hồ Chí Minh" , Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lănh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, cótình yêu thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp.
Đây là các ý để làm nha,bn nên dựa vào các ý để làm thành đoạn văn.
Hok tốt !
bác là một người vì người khác mà quên mình và đó thể hiện bác là một người có tấm lòng bao dung
Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao
Đêm nay Bác ngồi đó
.................................
Bác là Hồ Chí MInh
Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó
hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được
trả lời :
Vì đây là một trong rất nhiều đêm Bác không ,Bác Hồ thức để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân.Đó loà minh chứng cho nhân cách cao đẹp của Bác
hok tốt
Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽthường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
Câu 4
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ
Câu 1
Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 2
Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.
Câu 3
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
cau 1:kho tho da neu len 1 chan li don gian ma anh doi vien cam nhan duoc ve bac.bac ko ngu vi bac la Ho Chi Minh,1vi lanh tu rat gan gui,ma vo cung vi đại của dân tộc.là người cha thân yêu của quân đội ta,trong cuộc đời bác,0 chỉ có 1 đêm nay 0 ngủ mà còn có vô vàn những đêm 0 ngữ khác vì nỗi lo cho dân,cho nước.đó là lẽ thường tình của vị cha già suốt đời cống hiến cho tổ quốc nhân dân :nâng niu tất cả chỉ quên mình
cau 2 hoi dai minh chua kip lam.mong ban thong cam
toi minh viết cho
Câu 1:
Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh."
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
Câu 2:
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.