Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
- Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta (Điều 22 Hiến pháp 2013)
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
- Để thực hiện đúng các quyền nói trên chúng ta cần phải:
+ Thực hiện đúng những điều luật quy định về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân
+ Tôn trong chỗ ở của người khác đồng thời bảo vệ chỗ ở của mình
+ Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác
+ Trong trường hợp cần khám xét nhà người khác vì một mục đích chính đáng, có căn cứ, cần phải thông qua cơ quan có thẩm quyền
2. Nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:
- Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân
- Chúc bạn hoc tốt! Nếu đúng thì tick cho mik nha! -
-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể . Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác . Việt bắt giữ người theo đúng quy định của pháp luật
- công dân có quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm . Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của người khác . Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật .
Theo tôi là vậy đó !
- Đánh người;
- Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;
- Đùa dai, trêu chọc bạn;
- Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;
- Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;
- Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..
Một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết đó là: Đánh người bị thương tích. Chửi bới, xúc phạm nhau chỉ vì những lí do không đáng. Đua xe, lạng lách đánh võng gây thương tai nạn cho người đi đường.
nhớ tick nhá
Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;
– Đùa dai, trêu chọc bạn;
– Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;
– Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;
– Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..
Ví dụ:
_ Chửi nhau, xúc phạm danh dự lẫn nhau
_ Đánh đập, gây thương tích nặng
_ Không quan tâm đến tính mạng người khác
_ ...
1.
- Nhà hàng xóm tự tiện vào nhà
-Trẻ nhỏ vào nhà lục tung đồ đạc.
2.
-Bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.
-Bị dọa giết.
1) - Nhà hàng xóm tự tiện vào nhà
-Trẻ nhỏ vào nhà lục tung đồ đạc.
2) - Bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.
- Bị xâm hại tình dục.
Câu 1:
- Do đường xấu và hẹp .
- Do người tham gia giao thông .
- Do phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn .
- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt .
- Theo tôi , nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt là nguyên nhân chính .
Câu 2:
- công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thế . Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác . Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật .
- công dân có quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm . Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của người khác nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật .
Câu 3:
- Câu 3 thì mình chưa học đến . Nên mình chỉ biết có đến đây thôi .
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công dân. Việc công dân được pháp luật bảo hộ về quyền này sẽ giúp công dân có cuộc sống an toàn, hạn chế được những hành vi làm ổn hại đến thân thể, giúp công dân thực hiện các quyền tự do của mình.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 như sau: - Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trongtrường học là rất quan trọng. Hoạt động giáo dục trong môi trường học đường cónhiều thuận lợi vì đây là nơi duy trì những giá trị chung và phổ biến các khuôn mẫuứng xử được xã hội và pháp luật thừa nhận. Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề giảipháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay cần lưu ý và đưa ra những giải phápphù hợp đặc biệt với học sinh trung học phổ thông. Dư luận xã hội có rất nhiều quanđiểm và các luồng ý kiến về vấn đề các giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Bộgiáo dục đề nghị các Sở chỉ đạo nhà trường tăng cường giáo dục đạo đức, lối sốngtrong học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dụcpháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với thực hiện phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chủ động phối hợp chặt vớichính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình học sinh trong công tác bảođảm an ninh, trật tự trường học và quản lý giáo dục học sinh. Các trường định kỳ tổchức giao ban với công an địa phương để nắm tình hình, kịp thời xử lý các mâu thuẫn,ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh. Các địa phươngcần thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn học sinh mang hung khí, chất nổ, chất cháy vàotrong trường học. Và đồng thời gia đình, nhà trường cũng nên chủ động phối hợp xửlý khi có vụ việc xảy ra, báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý cấptrên. Bên cạnh đó việc tăng cường sự quan tâm, giáo dục của gia đình định hướng chotrẻ có hướng đi đúng đắn cũng rất quan trọng. Nhưng giải pháp này gặp nhiều vấn đềtrong nền kinh tế hiện nay, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến con cái, buông lỏngquản lý con em mình. Vậy nên trên thực tế, các giải pháp đó vẫn chưa mang lại hiệuquả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh
Bạo lực học đường là một hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước trong một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì hiện tượng này càng rõ nét hơn. Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế - xã hội, “phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[1]. Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 – 2010, thành tựu của giáo dục Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.[2]
Cùng với những thành tựu kể trên thì giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại một số những bất cập và yếu kém, trong đó có việc “chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên”[3]. Một trong những biểu hiện cụ thể của hạn chế này là hiện tượng bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo. Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả học sinh nữ và dường như xảy ra ở các cấp học.
* Khái niệm bạo lực học đường
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau.
Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh. Bạo lực học đường là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên. Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi. Có hai loại hành vi bạo lực học đường: (1) Hành vi bạo lực học đường thụ động là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị bèn bè rủ rê. (2) Hành vi bạo lực học đường chủ động là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, xã hội nhưng họ vẫn cố ý làm khác so với chuẩn mực.[4]
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáo. Và ngược lại cũng có các hiện tượng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để “giáo dục” học sinh, …
Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD&ĐT Việt Nam cho biết : Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,…
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1. 558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.[5]
Theo thống kê của Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma tuý học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm 2010, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống. Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THCS ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy: 32,2% có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy, cô trong trường, còn ra đường thì... không quen biết; 38,8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tụng; 53,6% thỉnh thoảng nói tục.
* Năm 2008, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về hành vi bạo lực của nữ sinh trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội). Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%).
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông. Dụng công cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở các địa phương như Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang,…). Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong. Cũng theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thì năm học 2009 – 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chất người ở trong và ngoài trường học.[6]
Cũng theo Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên thừa nhận: "Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức HS. Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật. Một bộ phận thầy cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm chuẩn mực đạo đức".
mình tìm cái này ở trong báo cũ đấy mong bạn thông cảm
má ơi dài dữ vậy