Câu 8. Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ?
A. Không bào co bóp B. Không bào tiêu hóa
C. Nhân D. Chất nguyên sinh
Câu 9. Động vật nguyên sinh có tác hại gì?
A. Là thức ăn cho động vật khác B. Chỉ thị môi trường
C. Kí sinh gây bệnh D. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất
Câu 10. Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải:
A. Giữ vệ sinh ăn uống B. Uống thuốc phòng bệnh
C. Thường xuyên tắm rửa D. Đeo khẩu trang
Câu 11. Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
A. Muỗi Anophen B. Muỗi Mansonia C. Muỗi Culex D. Muỗi Aedes
Câu 12. Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét?
A. Đau bụng. B. Nhức đầu.
C. Sốt cách nhật, vừa nóng, vừa lạnh D. Tiêu chảy
Câu 13. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:
A. Lỗ miệng. B. Tế bào gai. C. Màng tế bào. D. Không bào tiêu hóa.
Câu 14. Tế bào gai ở ruột khoang có chức năng gì?
A. Chức năng cảm giác. B. Chức năng tự vệ, bắt mồi.
C. Chức năng vận động. D. Chức năng bắt mồi.
Câu 15. Đặc điểm khác biệt của sứa so với thủy tức là:
A. Đối xứng tỏa tròn . B. Di chuyển bằng dù.
C. Đối xứng 2 bên. D. Di chuyển bằng tua miệng.
Câu 16. Trong các đại diện của ruột khoang, đại diện nào có lối sống di chuyển ở biển?
A. Sứa. B. San hô. C. Hải quỳ. D.Thủy tức.
Câu 17. San hô sinh sản bằng hình thức:
A. Mọc chồi B. Hữu tính C. Tái sinh D. Phân đôi
Câu 18. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thủy tức. B. San hô. C. Hải quỳ D. Sứa.
Câu 19. Loài ruột khoang có lối sống di chuyển tích cực là?
A. Sứa B. San hô C. Hải quỳ D. Hải quỳ và san hô
Câu 20. Lợi ích của ruột khoang đem lại là gì?
A. Làm thức ăn B. Làm đồ trang sức
C. Làm vật liệu xây dựng D. Tất cả các ý trên
Câu 21. Vật chủ của sán lá gan là loài nào?
A. Lợn B. Gà, vịt C. Ốc ruộng D. Trâu, bò
Câu 22. Khi mưa to ngập nước, giun đất thường bò lên mặt đất là để:
A. Kiếm ăn B. Hô hấp C. Trú ẩn D. Sinh sản
Câu 23. Ở người, giun kim kí sinh trong:
A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Gan
Câu 24: Trẻ em hay mắct bệnh giun kim vì:
A. Không ăn đủ chất
B. Không biết ăn rau xanh
C. Có thói quen bỏ tay vào miệng
D. Hay chơi đùa
Câu 25. Để phòng tránh giun móc câu ta phải:
A. Rửa tay sạch trước khi ăn. B. Không ăn rau sống.
C. Tiêu diệt ruồi, nhặng trong nhà D. Không đi chân đất.
Câu 26. Sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua:
A. Đường tiêu hóa B. Đường hô hấp C. Đường máu D. Da bàn chân
Câu 27. Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào?
A. Ruột non B. Máu C. Gan D. Ruột non, máu, gan
Câu 28. Nhờ đâu giun đũa không bi tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Lớp vỏ cutin B. Di chuyển nhanh C. Có hậu môn D. Cơ thể hình ống
Câu 29. Giun đất có đặc điểm sinh sản như thế nào?
A. Phân tính B. Lưỡng tính C. Vô tính D. Hữu tính
Câu 30. Xác định được nhóm nào sau đây có cơ quan sinh dục phân tính?
A. Sán lá gan, sán dây. B. Giun đất, giun chỉ.
C. Đỉa, rươi, giun đất. D. Giun đũa, giun kim
Câu 1: Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm:
A: Chưa phân hóa
B: Hình mạng lưới
C: Hình ống
D: Hình chuỗi hạch
Câu 2: Tuyến bài tiết của tôm nằm ở:
A: Mặt bụng
B: Góc đôi râu thứ 2
C: Mặt lưng
D: Đuôi
Câu 3: Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở chỗ:
A: Chân giả rất ngắn
B: Chân giả rất dài
C: Không có chân giả
D: Có lông bơi