Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 là chiến dịch lớn nhất của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến 1975. Chiến dịch này có ý nghĩa lịch sử quan trọng và đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam, với thắng lợi của miền Bắc Việt Nam và lực lượng Dân tộc Giải phóng Miền Nam.
Chiến dịch tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 được chia thành các chiến dịch con, bao gồm:
1. Chiến dịch Hòa Bình: Bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 1975, chiến dịch này nhằm giành lại quyền kiểm soát vùng đất ở miền Nam, cụ thể là tỉnh Phước Long.
2. Chiến dịch Tây Nguyên: Tiến công vào TP. Kon Tum và Pleiku, nhằm cô lập và tiêu diệt các căn cứ quân sự của quân đội miền Nam tại Tây Nguyên.
3. Chiến dịch Lam Sơn 719: Trận chiến xuyên biên giới ở Lào, mục tiêu là làm suy yếu và tiêu diệt các căn cứ quân sự của miền Nam được hỗ trợ bởi Mỹ.
4. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Đánh chiếm thành phố Huế và Đà Nẵng, tiến công từ miền Trung vào miền Nam.
5. Chiến dịch Hồ Chí Minh : Tiến công vào TP. Saigon (nay là TP. Hồ Chí Minh), chấm dứt chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 đến 1975 bao gồm:
1. Tổ chức và lãnh đạo: Sự tổ chức rất tốt của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và cách lãnh đạo thông minh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp định hình một chiến lược và triển khai hiệu quả các chiến dịch.
2. Sự đoàn kết của nhân dân: Cuộc Kháng chiến không chỉ dựa vào quân đội mà còn sự tham gia và hỗ trợ mạnh mẽ từ nhân dân. Sự đoàn kết với vai trò quan trọng của các lực lượng dân quân và công tác tư tưởng đã giúp duy trì sự phổ biến và ủng hộ rộng rãi trong cuộc chiến.
3. Chiến thuật và chiến lược: Đội quân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật bất ngờ, linh hoạt và đánh giá đúng tình hình để tấn công và tiêu diệt các căn cứ quân sự Mỹ và miền Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là một nhà lãnh đạo, chiến lược gia và tướng quân xuất sắc. Ông đã đưa ra những chiến lược và chiến
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi chung quan trọng trên nhiều mặt trận quân sự và chính trị:
- Thắng lợi quân sự: Quân đội Việt Nam đã đối mặt với một quân đội mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng vẫn giữ vững sức mạnh và tri thức quân sự. Các trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ đã chứng minh sự kiên nhẫn và quyết tâm của quân và dân Việt Nam.
- Thăng trầm tinh thần của quân địch: Cuộc chiến đã làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Sự phản đối chiến tranh tại Mỹ và các nước đồng minh đã tạo áp lực lên chính phủ Mỹ.
- Hợp tác quốc tế: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
- Chính trị ngoại giao: Sự thăng trầm của cuộc chiến đã tạo điều kiện cho cuộc thương lượng và đàm phán. Hiệp định Paris năm 1973 dẫn đến cuộc ngừng bắn và rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam.
- Tinh thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân: Nhân dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn, nhưng họ đã duy trì tinh thần chiến đấu và đoàn kết trong cuộc chiến tranh.
- Sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô: Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị quan trọng cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
-> Những thắng lợi này cùng với sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự kết thúc của cuộc chiến và độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã để lại nhiều hậu quả và thiệt hại lớn đối với cả hai bên tham chiến và vùng Đông Dương nói riêng.
1. Trên mặt trận chống phá “bình định”
- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.
- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.
2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị
- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.
- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.
3. Trên mặt trận quân sự
- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Giai đoạn 1954 - 1960: Phong trào Đồng Khởi vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp quân địch, lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, phá sản " chiến lược Aixenhao", chiến lược thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời (20-2-1960), đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.
- Giai đoạn 1961 - 1965: đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt " của Mĩ. Chiến thắng Ấp Bắc ( 2-1-1963), Đông Xuân 1964 - 1965; chống địch lập " Ấp chiến lược " và phá " Ấp chiến lược ".
- Giai đoạn 1965 - 1968: Nhân dân cả nước trực tiếp đánh Mĩ, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc với những chiến thắng itu biểu: chiến thắng Vạn Tường, đập tan phản công mùa khô; tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân
- Giai đoạn 1965 - 1973: Đánh bại Việt Nam hoá chiến tranh; Chiến tranh phá hoại miền bắc lần 2, phối hợp với Lào và Campuchia đánh bại " Đông Dương Hoá Chiến tranh tranh" với những chiến thắng itu biểu: CHinh phủ cách mạng lâm thời công hoà miền nam Việt Nam thành lập. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp. Cuộc tấn công chiến lược 1972, trận Điện Biên Phủ trên không; Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.
- Giai đoạn 1973 - 1975: đánh bại chiến dịch tràn ngập lãnh thổ của địch, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ với thắng lợi mở đầu ở Đường 14 - Phước Long và kết thúc là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.
Các em nên đọc kĩ câu hỏi nhé, chỉ trình bày thắng lợi có ý nghĩa chiến lược nhưng trên cả lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu trả lời của các em mới chỉ nói về thắng lợi quân sự thôi...chúng ta nên tìm hiểu thêm nhé
Chúc các em học tốt!
- Giai đoạn 1954 - 1960: Phong trào Đồng Khởi vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp quân địch, lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, phá sản " chiến lược Aixenhao", chiến lược thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời ( 20.2.1960), đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.
- Giai đoạn 1961 - 1965: đánh bại chiến lược " Chiến tranh đặc biệt " của Mĩ . Chiến thắng Ấp Bắc ( 2-1-1963), Đông Xuân 1964 - 1965; chống địch lập " Ấp chiến lược " và phá " Ấp chiến lược ".
- Giai đoạn 1965 - 1968: Nhân dân cả nước trực tiếp đánh Mĩ, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc với những chiến thắng itu biểu: chiến thắng Vạn Tường, đập tan phản công mùa khô; tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân
- Giai đoạn 1965 - 1973: Đánh bại Việt Nam hoá chiến tranh; Chiến tranh phá hoại miền bắc lần 2, phối hợp với Lào và Campuchia đánh bại " Đông Dương Hoá Chiến tranh tranh" với những chiến thắng itu biểu: CHinh phủ cách mạng lâm thời công hoà miền nam Việt Nam thành lập. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp. Cuộc tấn công chiến lược 1972, trận Điện Biên Phủ trên không; Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.
- Giai đoạn 1973 - 1975: đánh bại chiến dịch tràn ngập lãnh thổ của địch, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ với thắng lợi mở đầu ở Đường 14 - Phước Long và kết thúc là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.
Câu 1: Nói chung quá nên đàng nêu hết! Hiz, mệt quá!
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)
a)Hoàn cảnh lịch sử
Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phổ Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.
Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa hoãn không còn. Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Trong thời điểm lịch sử phải quyết đoán ngay, Hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn đó là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.
b) Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn.
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dần Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp"', Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
Nội dung đường lối:
Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, "Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập".
Tính chất kháng chiến: "Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài". "Là một cuộc chiến tranh tiến bộ Vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình". Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân: "Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "Triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài... Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".
Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống pharn động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.
Đường lối kháng của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn đinh và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi. Tháng 1-1948, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng đã đề ra nhiệm vụ và biện pháp về quân sự, chính trị, văn hóa nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến, phát động phong trào thi đua yêu nước xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Tháng 1-1950, Hội nghị toàn quốc của Đảng chủ trương gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công...
Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, từ năm 1947 đến năm 1950, Đảne đã tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu giam chân địch trons các đô thị, củng cố các vùng tự do lớn, đánh bại cuộc hành quân lớn của địch trên Việt Bắc; lãnh đạo đẩy manh xây dựns hậu phương, Um cách chống phá thủ đoạn "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân pháp. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, quân ta dành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Về đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:
Đến đầu năm 1951, tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có nhiều chuyển biến mới. Nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã dành được những thắng lợi quan trọng. Song lợi dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quổc Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Điều kiện lịch sử đó đặt ra yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng, đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi.
Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết chia tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba Đảng cánh mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân tộc thắng lợi. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội của Đảng Lao động Việt Nam đã kể thừa và phát triển đường lối cách mạng trong các cương lĩnh chính trị trước đây của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Nội dung cơ bản là:
Tính chất xã hội: "Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân Việt Nam chống thực dân pháp và bọn can thiệp".
Đối tượng cách mạng: Cách mạng Việt Nam có hai đối tượng: đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ; đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
Nhiệm vụ cách mạng: "Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân đân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược”
Động lực của cách mạng: Gồm "công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp tầng lớp và phần tử đó hợp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động tri thức"
Đặc điểm cách mạng: "giải quyết những nhiệm vụ cơ bản nói trên do nhân dân làm động lực, công nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng đó không phải là cách mạng dân chủ tư sản lối cũ mà cũng không phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản đổi mới tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa".
Triển vọng của cách mạng; "Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội".
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: "Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xỏa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau".
Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân . "Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam".
Chính sách của Đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát
triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.
Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hòa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt - Trung - Xô và đoàn kết Việt - Miên - Lào.
Đường lối, chính sách của Đại hội đã được bổ sung, phát triển qua các hội nghị Trung ương tiếp theo.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951), Đảng đã phân tích tình hình quốc tế và trong nước, nhấn mạnh chủ trương phải tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo chiến tranh, "củng cố và gia cường quân đội chủ lực, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích"; "gia cường việc lãnh đạo kinh tế tài chính", "thực hiện việc khuyến khích, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh và gọi vốn của tư nhân để phát triển công thương nghiệp", "Tích cực tham gia phong trào bảo vệ hòa bình thế giới", "Củng cố Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức".
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (họp từ ngày 27-9 đến ngày 5-10-1951) đã nêu lên chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực hiện tốt ba nhiệm vụ lớn là "ra sức tiêu diệt sinh lực của địch, tiến tới giành ưu thế quân sự"; "ra sức phá âm mưu thâm độc của địch: lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt", đẩy mạnh kháng chiến ở vùng tạm bị chiếm; "củng cố và phát triển sức kháng chiến của toàn quốc, toàn dân, củng cố và phát triển đoàn kết".
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953), vấn đề cách mạng ruộng đất được Đảng tập trung nghiên cứu, kiểm điểm và đề ra chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Hội nghị cho rằng: muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân.
Đến Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11- 1953), Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến. "Cải cách ruộng đất để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi". "Cải cách ruộng đất là chính sách chung của cả nước, nhưng phải làm từng bước tùy điều kiện mà nơi thì làm trước nơi thì làm sau". Hội nghị cũng khẳng định: "Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng nông dân, một cuộc giai cấp đấu tranh ở nông thôn, rất rộng lớn, gay go và phức tạp. Cho nên chuẩn bị phải thật đầy đủ, kế hoạch phải thật rõ ràng, lãnh đạo phải thật chặt chẽ.
Đường lối hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được thực hiện trên thực tế trong giai đoạn 1951-1954.