K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đường lối đánh giặc

- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.

Tấm gương tiêu biểu

- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…

+Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .

- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.

+ Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

23 tháng 3 2020

Câu 1 : Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên được thể hiện như thế nào ?

* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên:

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Câu 2 : Hãy thống kê các sự kiện thời Lý-Trần, Hồ theo mẫu sau :

Thời gian sự kiện Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
- Thời gian mở đầu-kết thúc.

Mở đầu:1010

Kết thúc:1225

Mở đầu:1225

Kết thúc:1400

Mở đầu:1400

Kết thúc:1407

- Tên nước, kinh đô.

Tên nước:Đại Việt

Kinh đô:Thăng Long

Tên nước:Đại Việt

Kinh đô:Thăng Long

Tên nước:Đại Ngu

Kinh đô:Tây Đô

- Kháng chiến chống Tống Mông Nguyên (3 lần) Minh
- Người chỉ huy. Lý Thường Kiệt Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,Trần Quốc Tuấn Hồ Quý Ly
- Đường lối.

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

- Chiến thắng vang dội. Trận sông Như Nguyệt

Trận Đông Bộ Đầu (Lần 1)

Trận Chương Dương-Thăng Long, Trận Tây Kết-Hàm Tử (Lần 2)

Trận Bạch Đằng Trận Vân Đồn (Lần 3)

Nguyên nhân thắng lợi

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

- Ý nghĩa lịch sử

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.

- Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc.

- Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.

8 tháng 1 2020

*Bảng diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần

Thời gian

1075 - 1077

1258 - 1288

Đường lối kháng chiến

- “Tiên phát chế nhân”

- Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.

- Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch.

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến.

- Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo.

- “Vườn không nhà trống”.

- Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

- Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc.

- Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.

Những tấm gương tiêu biểu

Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,…

Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,...

Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc

- Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng

- …

- Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực.

- Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng.

- …

Nguyên nhân thắng lợi

- Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

- Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội.

Ý nghĩa

- Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

- Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân.

- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.


Chúc bạn học tốt!

4 tháng 1 2019
Tên cuộc kháng chiến Thời gian Đường lối kháng chiến Những gương tiêu biểu
Chống quân xâm lược Tống 1075 – 1077 Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta. Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên…
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1258 (Lần 1)

1285 (Lần 2)

1287 - 1288 (Lần 3)

-Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng

-Thực hiện “vườn không nhà trống”.

-Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt.

-Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng.

Trần Quốc Tuấn , Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn…
17 tháng 1 2017
Cuộc kháng chiến Âm mưu của địch Những thắng lợi quyết định Người lãnh đaọ
Kháng chiến chống quân Tống ( 1075 - 1077) Giải quyết tình hình khó khăn trong nước Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt Lý Thường Kiệt
Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) Xâm chiếm đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc Thắng lợi ở Tây Kết, thắng lợi ở Đông Bộ Đầu, hắng lợi ở trận Vân Đồn, Bạch Đằng Trần Quốc Tuấn
6 tháng 2 2017

cảm ơn bạn nha Đinh Quỳnh Hương Gianghihi

19 tháng 12 2016

1-b 2-d 3-e 4-c 5-? 6-g

câu 5 bạn ghi có lộn không vậy?

 

19 tháng 12 2016

1d

2b

3e

4d

Câu 5 sai r

6g

I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:
- Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung. Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng, cai trị, làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
- Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyện lần I (1258).
- Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.
- Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng .
- Giặc tiến vào Thăng Long , ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.
- Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời :“Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.
- Ở Thăng Long 1 tháng , chúng hết lương thực ,nắm thời cơ đó , quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu , địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chận lại.
* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần :thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch , phản công lớn truy kích địch .

II Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên 1285.
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên :
- Ý đồ của nhà Nguyên:
+ Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất.
+ Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.
+ Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc .
- Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.
- Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt , sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
- Năm 1282 hội nghị các vương hầu, quý tộc,quan lại ở Bình Than – Hải Dương bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu.Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.
- Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nuớc của nhân dân ta và khích lệ binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.
- Đầu năm 1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.
- Vua Trần chỉ huy tập trận , duyệt binh ở Đông bộ Đầu.
- Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.
- Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:
- Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.
- Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .
Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách lấy yếu đánh mạnh
- Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.
Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.
Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.
- Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.
- Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .
- Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.
- Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.
- Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..
- Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi
* Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285 :
- Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng .
- Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực .
- Huy động tòan dân đánh giặc
- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch lấy kế : “Lấy yếu đánh mạnh,lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
* Nguyên nhân thắng lợi :nhà Trần chuẩn bị chu đáo,có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao,kinh tế vững mạnh , nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc .

III Cuộc kháng chiến chống nguyên mông lần thứ 3
Sau khi tiêu diệt nhà Nam Tống, thôn tính toàn Trung Quốc, Hốt Tất Liệt lên làm vua lập ra triều Nguyên (năm 1271). Đây là đế quốc lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Với thế và lực mới, Hốt Tất Liệt quyết tâm xâm lược Đại Việt, một đất nước có vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường bành trướng xuống phía Nam của nhà Nguyên.

Đánh giá được âm mưu và hành động chuẩn bị chiến tranh của nhà Nguyên, triều Trần cũng lãnh đạo toàn dân khẩn trương triển khai kế hoạch chống xâm lược. Năm 1282, vua Trần Nhân Tôngtriệu tập Hội nghị Bình Than (vùng hiểm yếu sông Lục Đầu) gồm các vương hầu, tướng lĩnh hạ quyết tâm và bàn kế hoạch đánh giặc.

Sau đó, đầu năm 1285, vua Trần lại mở Hội nghị Diên Hồng triệu các bô lão đại diện nhân dân ở các địa phương về triều đình để thống nhất quyết tâm kháng chiến và động viên toàn dân đánh giặc. Khí thế "Sát Thát” náo nức trong toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội. Ông đã ra lời kêu gọi Hịch Tướng sĩ - một áng thiên cổ hùng văn bất hủ có ý nghĩa lớn, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của người chiến binh trước sự mất còn của dân tộc. Các vương hầu hăng hái mộ quân, luyện tập sẵn sàng theo mệnh lệnh của triều đình. Các địa phương, dân binh được tăng cường, luyện tập, rào làng chiến đấu. Nhân dân phối hợp với quân đội chuẩn bị trận địa và cất giấu lương thực để làm kế thanh dã - vườn không nhà trống. Nhiều cuộc duyệt binh và diễn tập lớn được tổ chức ở kinh thành và những nơi xung yếu.

Nắm được tình hình điều động lực lượng và dự đoán kế hoạch tiến công của địch, quân ta cũng triển khai thế trận phòng thủ. Trên hướng Bắc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy một lực lượng chủ lực lớn đối đầu với lực lượng chính của địch. Trên hướng Tây Bắc, Trần Nhật Duật - vị tướng thông thuộc địa hình, phong tục tập quán vùng này, chỉ huy một đạo quân nhằm ngăn chặn quân Nguyên từ Vân Nam tiến sang. Ở phía Nam, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy một đạo quân trấn giữ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh chặn đường đạo quân Nguyên đánh lên từ phía Nam. Việc chuẩn bị với quy mô lớn, nghiêm cẩn và chủ động. Xem cách bố trí phòng vF diễn biến chiến tranh, ta thấy Trần Quốc Tuấn chủ trương rút lui chiến lược rồi phản công chiến lược đánh tan quân địch.

Đầu năm 1285, 60 vạn quân Nguyên do con trai Hốt Tất Liệt là Trấn Nam vương Thoát Hoan làm tổng chỉ huy cùng lúc tiến đánh nước ta. Ở phía bắc, 50 vạn quân chia làm hai hướng: hướng Bắc, đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Hướng Tây Bắc theo sông Chảy đánh Yên Bái. Ở phía Nam, 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy từ Champa tiến ra.

Cánh quân Thoát Hoan đánh các đồn biên giới, vào Lộc Bình (Lạng Sơn), theo đường Lạng Sơn - Thăng Long, đánh xuống Chi Lăng. Trước thế mạnh của giặc, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh cản địch một số trận rồi rút dần về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) - vùng hiện nay có đền Vạn Kiếp thờ Trần Hưng Đạo, một di tích lịch sử, một danh thắng, nhân dân cả nước thường đến viếng quanh năm. Thoát Hoan lại tiến đến Vạn Kiếp. Trần Quốc Tuấn đánh một trận nữa rồi theo đường sông rút về Thăng Long, sau đó rút khỏi Thăng Long về Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Định). Quân địch vào Thăng Long rồi tiếp tục đánh xuống Trường Yên và Thiên Trường.

Cánh quân Naxirút Đin vào theo sông Chảy. Trần Nhật Duật đánh chặn ở vùng Yên Bái rồi rút về Bạch Hạc, sau đó về hợp quân ở vùng Nam Định, Ninh Bình.

Cánh quân phía Nam của Toa Đô tiến được ra Nghệ An. Quân ta đánh một số trận nhưng không cản được địch, Trần Quang Khải phải rút về Thanh Hóa rồi tiến ra Trường Yên. Trước tình thế bị đánh úp bằng hai gọng kiềm Bắc-Nam, để thoát khỏi vòng vây bảo toàn lực lượng, tạo và đón thời cơ phản công, Trần Quốc Tuấn cho một bộ phận nghi binh lên hoạt động ở vùng Đông Bắc thu hút sự chú ý của địch còn triều đình và đại quân thì vòng vào trấn giữ Thanh Hóa làm căn cứ. Đến đây, cuộc rút lui chiến lược của ta đã hoàn thành. Âm mưu bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não đất nước ta của quân Nguyên đã bị thất bại.

Thoát Hoan chia quân đóng giữ những vị trí quan trọng và lập các trạm liên lạc với nhau. Quân chủ lực phối hợp với dân binh tổ chức đánh du kích ở vùng địch chiếm tạo thế và chuẩn bị phản công. Quân Nguyên bị tiêu hao, mỏi mệt, bị triệt đường tiếp lương, lại gặp mùa viêm nhiệt đến, ốm đau dịch bệnh phát sinh, đánh, giữ đều khó.

Nắm bắt thời cơ, tháng 5/1285, Trần Quốc Tuấn tổ chức phản công. Một loạt trận đánh lớn từ Trường Yên ra đến Thăng Long. Đó là các trận A Lỗ (Nam Định), Tây Kết, Hàm Tử (bờ sông Hồng thuộc địa phận Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) phá vỡ tuyến phòng ngự dọc sông Hồng và đánh vào Thăng Long. Thoát Hoan phải rút chạy về Vạn Kiếp. Tại Vạn Kiếp quân ta đã bố trí một trận đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Thoát Hoan cùng đám bại quân chạy về hướng Lạng Sơn. Tại đây phục binh ta đổ ra bao vây đánh tiêu diệt. Nhiều tướng lĩnh và binh lính Nguyên tử trận. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh tên độc cho quân lính khiêng chạy mới thoát chết về đến bên kia biên giới.

Đám quân Naxirút Đin còn lại tháo chạy về biên giới. Đến vùng Phú Thọ lại bị thổ binh (dân binh các dân tộc ít người) do Hà Đặc, Hà Thương chỉ huy chặn đánh tổn thất nặng.

Đạo quân Toa Đô từ Trường Yên theo đường biển vào sông Hồng định đến Thăng Long hội quân với Thoát Hoan, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta tiến công tiêu diệt phần lớn, Toa Đô tử trận.

Sau gần 6 tháng chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và quét sạch đạo quân xâm lược lớn ra khỏi bờ cõi.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai thắng lợi hoàn toàn.

11 tháng 11 2018
Thời gian Hoàn cảnh Diễn biến

Nguyên nhân thắng lợi

Ý nghĩa lịch sử
Cuối mùa xuân năm 1077 Lúc giữa đêm, khi quân giặc đã mệt mỏi và chủ quan

Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ vượt sông đánh thẳng vào doanh trại địch. Quân Tống thua to, mười phần chết đến 5,6 phần.

Do quân và dân có ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ nước nhà. Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống thất bại hoàn toàn, nền độc lập của Tổ quốc được giữ vững.