Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu vực đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại nền độc lập dân tộc. Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX
Đáp án cần chọn là: D
Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ
Đáp án cần chọn là: D
Nhật Bản là một quốc đảo ở phía Đông Bắc Châu Á.
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
* Về chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
Nhận xét:
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
tham khảo
Lời giải chi tiết
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
* Về chính trị:
- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:
+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
1. Điểm giống và khác nhau giữa cuộc Duy Tân Minh trị ở Nhật Bản với cuộc cải cách Rama V ở Xiêm năm 1868.
Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.
4. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
* Vai trò của bản thân trong việc góp phần bảo vệ thế giới:
- Học hỏi những điều hay của người khác.
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
- Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế .
- Viết thư , gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tran
- Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là cải cách, canh tân đưa đất nước phát triển thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu, có như vậy mới có thể đương đầu trước hoạ ngoại xâm.
- Trước yêu cầu trên ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh đã hình thành 2 xu hướng giải quyết khác nhau:
+ Kịp thời tiến hành cải cách, canh tân đất nước theo con đường tư bản, xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh, đủ sức đương đầu trước hoạ ngoại xâm (Nhật Bản).
Một số nước tuy tiến hành cuộc cải cách nhưng muộn, khi các nước đế quốc đã đạt được một số quyền lợi chính trị nhất định và trở thành nước nửa thuộc địa (Trung Quốc) hay là “vùng đệm“ của các nước đế quốc (Xiêm).
+ Hầu hết các nước còn lại triều đình phong kiến tiếp tục duy trì chính cách cũ làm cho đất nước lún sâu hơn vào vòng lạc hậu và đã bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, đô hộ.
Đầu thế kỉ XVIII, do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào khu vực châu Á - khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ nhưng chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Do đó Ấn Độ nói riêng và các nước châu Á nói chung đứng trước nguy cơ xâm lược, bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Đáp án cần chọn là: A