Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện.
b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam
- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp):
+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm.
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước tư bản. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Trong những năm khủng hoảng, giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên lưng nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đã phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp nay lại càng suy sụp hơn. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến, tay sai ngày càng gay gắt.
Đáp án cần chọn là: B
-Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
-Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
-Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khi nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng.
- Việt Nam đầu thế kỉ XX đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối khi con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, dân chủ tư sản đều không thành công. Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một khả năng mới, một con đường mới - con đường cách mạng vô sản cho việc giải quyết sự bế tắc của bài toán độc lập tự do ở Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
– Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
– Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh…
- Ví dụ 3,4 là cái còn lại, bn tự làm nha.......
1, NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ NHẬN THỨC VỀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, QUYẾT TÂM ĐI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VÀ HƯỚNG DẪN NHÂN DÂN TA TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÁCH MẠNG VÔ SẢN, TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC .NHỜ VẬY MÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC NHỮNG THẮNG LỢI TO LỚN.
Câu 1:
Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đều bị thất bại vì không có đường lối cứu nước đúng đắn. Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sau gần 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười. Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cốt lõi trong tư tưởng của Lênin: vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại.
Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về thiết lập và củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng; về xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản…đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa lại những thành công lớn trong quá trình bảo vệ, xây dựng đất nước.