K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2016

Tuần vừa rồi, các bạn đã bắt đầu bước qua thể loại văn tả người. Trong bài giảng của thầy, cũng như nội dung của bài học trong sách giáo khoa đã nói rất đầy đủ vể dàn bài chung của bài văn tả người. Thế khi tả người, chúng ta cần lưu ý những điều gì?
Thứ nhất, các bạn cần phải quan sát người được tả thật kỹ. Không chỉ quan sát về ngoại hình, chúng ta cần phải lưu ý luôn những thói quen, cử chỉ, hành động và tìm hiểu một cách thật chi tiết về công việc, cách người đó đối xử với mọi người xung quanh.
Một điều quan trọng nữa là ta cần phải chọn từ ngữ thích hợp cho đối tượng miêu tả, tránh sử dụng những từ ngữ dành cho đối tượng này cho đối tượng kia. Ví dụ: ta không thể sử dụng từ "mũm mĩm" để tả khuôn mặt của một người lớn tuổi được, thay vào đó có thể là từ "phương phi", hay "đầy đặn",...
Một điểm nữa cần nhớ là phải tìm được những nét nổi bậtcủa người được tả khác với người khác, nếu ta làm tốt điều này thì bài văn ta không những hay, mà còn thể hiện rõ được sự quan sát khác nhau, cách làm khác nhau của từng bạn dù chung một đối tượng miêu tả. Ví dụ: khi tả cô giáo cũ của mình, có bạn thấy cô đẹp nhất là mái tóc, có bạn lại thấy cô đẹp nhất là nụ cười v.v
Một số điều lưu ý các bạn, mong là các bạn sẽ có nhiềy ý tưởng hơn trong việc quan sát tìm ý để tuần sau ta bắt đầu tập viết đoạn, cũng như viết cả bài các bạn nhé!

8 tháng 3 2016

Cần lưu ý nhất là quan sát một cách tường thuật cảnh cần miêu tả, trức tiếp quan sát, cảm nhận bằng các giác quan của mình 

20 tháng 4 2016

Cần áp dụng hợp lí các quy trình kĩ thuật trong khi chế biến món ăn để hạn chế phần nào sự hao hụt mất sinh tố

11 tháng 4 2018

Một chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ không chỉ là chọn thực phẩm gì, món ăn gì hay số lượng thực phẩm mà còn phải được tính tới hàm lượng các chất dinh dưỡng được đưa vào trong cơ thể. Để đạt được điều đó, việc đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã chọn, trong món ăn đã nấu không bị hao hụt hoặc hao hụt ít nhất cần được quan tâm và tính toán. Điều này, đòi hỏi các bà nội trợ, các đầu bếp phải biết lựa chọn những thực phẩm an toàn, có ích cho sức khỏe, chế biến thành những món ăn lành mạnh, giữ gìn lượng chất dinh dưỡng trong món ăn, sao cho món ăn khi vào cơ thể được hấp thu tối đa dưỡng chất.

Lựa chọn thực phẩm

Trước hết, phải bàn tới việc lựa chọn thực phẩm như thế nào, bảo quản như thế nào để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:

Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng.

Nhóm thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.

Nhóm cá, hải sản: Vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi .

Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.

Nhóm quả: Chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn quả theo mùa.

Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat…: Cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.

Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh…: Cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Bảo quản và sơ chế thực phẩm

Các thực phẩm sau khi lựa chọn, mua về, cần chú ý tới việc bảo quản, nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ - không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn. Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.

Việc sơ chế các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng. Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten….

Chế biến thực phẩm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng giữ được các chất dinh dưỡng qua cách chế biến món ăn. Trong số các cách chế biến món ăn, thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng.

Ăn sống, trộn salad: Đây được xem là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những món ăn này chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.

Hấp: Đây cũng được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong.

Luộc và hầm: Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.

Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.

Rán/chiên: các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Đối với chế biến thực phẩm, có 3 qui tắc giúp thực phẩm hạn chế bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến:

- Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn: Trong các cách chế biến thì hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán.

- Giảm thời gian nấu ăn: Do nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ bị phá hủy trong quá trình nấu, nên cần lưu ý thời gian nấu để tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Ví dụ có thể đậy vung khi đun nấu để giúp thực phẩm chín nhanh, giảm thời gian thực phẩm bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt.

- Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm đó được tiếp xúc với không khí: nên cắt rau củ thành miếng to để làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nên nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi đã nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu.

Đối với mỗi loại thực phẩm, nếu biết cách lựa chọn cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe:

- Đối với chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 700C, tốt nhất là 1000C để nấu chín và diệt khuẩn.

- Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.

- Đối với nhóm vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: Vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.

- Đối với nhóm khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh; nếu không biết cách lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm thì có thể đã bị hao hụt chất dinh dưỡng, không còn chất dinh dưỡng. Việc chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, nhằm hỗ trợ giảm mắc các bệnh, cải thiện sức khỏe./.

22 tháng 3 2016

mặt trời ở buổi hoàng hôn quê em chỉ có thể nói hai chữ"tuyệt đẹp".Ánh mặt trời lấp ló xuống dòng sông làm lung linh mặt nước.mặt trời là cái đồng hồ khổng lồ thúc giục mọi người kéo lưới về nhà ăn cơm,gà lên chuồng.mặt trời đổ những ngọc lửa màu cam xuống dòng nước,to đùng

2 tháng 4 2016

c1:a)Trich từ bài thơ'Dem nay bac khong ngu' cua nha tho Minh Hue, viet theo the tho 5 chu nhip nhanh

 b)Câu thơ trên thể hiện sự lo âu sức khỏe của anh đội viên đối với bác hồ, mà cụ thể là trong chiến dịch

 

26 tháng 2 2017

Câu 1:
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ , viết theo thể thơ 5 chữ( còn gọi là ngũ ngôn)

20 tháng 10 2016

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:
- Tác phẩm kể về sự việc gì?
- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?
- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?
2. Nhân vật:
- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?
- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.
- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.
3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...
 
* Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là:
a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.
b. Ngoại hình của nhân vật.
Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.
c. Ngôn ngữ của nhân vật
Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.
d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.
e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk
_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vật
Thứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện
 
 
 
20 tháng 10 2016

Văn tả người :

  • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

  • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
  • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
  • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

 

26 tháng 4 2016

Mình sẽ đưa cho ba mẹ giữ giúp, để có món gì cần thì kêu ba mẹ lấy ra.

26 tháng 4 2016

Nếu có 150K thì mk sẽ tiết kiệm, nếu có việc j cần thì lấy ra, có nhìu người cũng giàu nhờ tiết kiệm đấy. haha

11 tháng 4 2016

Nguyễn tuân đã sử dụng ngôn ngữ diêu luyện sự miêu tả tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú

 

28 tháng 4 2016

1. Là vấn đề được đặt ra xuyên suốt câu chuyện.

2.bạn có thể tham khảo /hoi-dap/question/39960.html

3. Thường đc miêu tả qua nhiều phương diện như: Mtả qua lời nói, hành động, tính cách, cử chỉ, hình dáng,...

 

28 tháng 4 2016

xin lỗi nha mình biết làm rồi với lại bạn làm sai rồi

18 tháng 4 2016

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức dáng hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

18 tháng 4 2016

I.Mở bài

*Giới thiệu chung:Thời gian làm bài kiểm tra(tiết…,thứ…)
II.Thân bài

*Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
-Đọc và ghi đề lên bảng.
-Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
-Chuẩn bị giấy làm bài sẵn ở nhà.
-Chép đề,đọc nhiều lần để xác định đúng yêu cầu của đề.
-Lập dàn ý ra nháp.
-Viết bài.
III.Kết bài

*Cảm nghĩ của em:
-Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
-Em vui vì làm được bài.
-Hi vọng bài sẽ được điểm cao.