Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ bày tỏ niềm thương bà của nhân vật trữ tình. Bằng các cụm từ "xưa" - "nay", "sợi bạc" - "sợi đen" đã cho thấy sự quan tâm, sự trăn trở của nhân vật đối với bà. Thời gian làm mái tóc bà pha sương và điều ấy khiến nhân vật trữ tình dù Tết đến, xuân sang nhưng vẫn muốn Tết đến thật chậm để mái tóc bà không bạc, để bà không già yếu. Phép nhân hóa "Tết ơi" kèm chữ "thương" và dấu cảm thán đã bộc lộ trực tiếp tình cảm ấy của nhân vật trữ tình. Như vậy, bằng ngôn ngữ giản dị, khổ thơ đã bộc lộ tình cảm chân thành mà sâu sắc của nhân vật đối với người bà của mình. Khổ thơ cũng nhắc nhở mỗi chúng ta biết quan tâm, thêm yêu và trân trọng tình cảm gia đình...
Ở hai khổ thơ đầu là lời dãi bày tâm sự của một đứa trẻ tuổi cắp sách đến trường cùng mẹ háo hức đón tết, vui sướng khi được bánh kẹo, được lì xì và đặc biệt là được gặp ngoại. Ở hai khổ thơ cuối, tác giả đã gợi được cái nghệ thuật tâm tình trong đó. Một em bé suy nghĩ còn non dại, thơ ngây thế mà có thể suy nghĩ và lo cho người khác một cách chín chắn như vậy, em đã bộc lộ được một cách hoàn toàn nhất cái tình cảm chân thành dành cho ngoại, lo lắng cho ngoại. Bài thơ là một câu chuyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để mỗi chúng ta ý thức được suy nghĩ của mình cũng như là mọi chuyện.
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được
câu văn trên cho ta thấy được tình yêu sâu sắc của anh đổi viên đối với bắc hồ vĩ đại anh còn ví bác như người cha của mình trong câu thơ: 'người cha mái tóc bạc'
còn câu thơ 'đốt lửa cho anh nằm' nói lên bác là người rất yêu quý các anh đội viên của mình và hai câu thơ này được trích trong bài thơ
đêm nay bác không ngủ một bài thơ nổi tiếng
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột già được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người
Khổ thơ nói về tấm lòng yêu thương bà ngoại của đứa cháu trong khổ thơ. Bà đã tưng có một mái tóc rất đẹp, một mái tóc đen óng ánh hơn so với bây giờ, một mái tóc ngày càng điểm thêm nhiều sợi bạc. Cứ đến Tết có nghĩa là một năm lại trôi qua, chắc chắn rằng người cháu sẽ rất thích Tết đến để nhận lì xì, đi chơi nhưng với tấm lòng thương yêu người bà đứa cháu vẫn muốn Tết tới thật chậm để bà lâu già đi. " Tết ơi ! Có thương ngoại" đây là câu hỏi tu từ như tiếng lòng của đứa cháu bé bỏng, hết mực yêu thương bà ngoại của mình. Tết đến từ từ thôi để mong bà trẻ mãi, khỏe mãi để sống cùng với người cháu thân yêu. Từ đó cho ta thấy, người cháu trong bài thơ là một người ngoan ngoãn, hiếu thảo và rất yêu thương, kính trọng người bà yêu dấu.