Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: a) Đoạn thơ là lời của người con nói với mẹ của mình để bày tỏ tình thương nỗi nhớ.
b) Từ láy: ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng.
Từ ghép: vạn ngàn.
c) Là tình yêu cao cả, bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con của mình. Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý, người mẹ luôn yêu thương, đùm bọc, chăm sóc và quan tâm con.
d) Thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con, và con dành cho mẹ là vô cùng to lớn, chan chứa, ''nồng nàn'' và ngọt ngào.
Điệp ngữ " như ...'' : nhấn mạnh những cảm xúc dạt dào, mãnh liệt mà người con cảm nhận thấy khi ''nằm trong '' vòng tay yêu thương của mẹ.
1. Đoạn trích viết theo thơ tự do ( Thơ 5 chữ )
2. Dòng thơ sử dụng biện phép điệp ngữ :
Như ngọt ngào cơn gió
Như nồng nàn cơn mưa
- Điệp ngữ : Sử dụng từ " như "
3.
- Từ láy : ngọt ngào, nồng nàn
- Từ ghép : cơn gió, nỗi nhớ
4.
- Hai dòng thơ được t/g Đỗ Nhật Nam viết tặng mẹ nói lên tình mẫu
tử thật thiêng liêng cao quý. Dù hai mẹ con xa cách nhưng mỗi lần
mẹ nhớ đến con, mẹ hãy đặt tay lên trái tim, con sẽ sống mãi trong
trái tim của mẹ. “Tim” là biểu tượng cho t/y vô bờ bến của mẹ dành
cho con cũng như t/y con dành cho mẹ. Dù đi xa nhưng con vẫn
luôn cạnh mẹ, hướng về mẹ và gần như trái tim mẹ vậy.
a.
- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
b. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng
c.
- Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.
- BPTT so sánh:
"Như ngọt ngào cơn gió
Như nồng nàn cơn mưa"
- Tác dụng:
+ Về nội dung: thể hiện một cách cảm động tình mẫu tử, trong trẻo, ngọt ngào, da diết như cơn gió, cơn mưa.
+ Về nghệ thuật: tạo nhạc điệu cho đoạn thơ.
Biện pháp so sánh và điệp từ ''như'' trong đoạn thơ cho thấy hình ảnh dịu dàng, ngọt ngào của người mẹ trong tâm hồn của người con. Cả 2 kết hợp lại làm cho hình ảnh của người mẹ càng trở lên đẹp và đáng quý
Ngợi ca tình mẹ trong trẻo ngọt ngào da diết như cơn gió và cơn mưa
nhanh gọn lẹ thế thôi chúc bạn học tốt
Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM.
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được
Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao …
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. Mẹ chính là động lực là cuộc sống của con.
Ai ai cũng có một người mẹ. Mẹ là người sinh ra chúng ta, mẹ là nuôi nấng chúng ta khôn lớn. Qua đoạn thơ trên em cảm thấy mẹ càng tuyệt vời hơi nữa, mẹ dịu dàng, ấm áp che trở bao bọc con như chính câu ca dao:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Mẹ nhẹ nhàng chăm sóc cho con từng li từng tí một. Và đến ngày con phải xa mẹ nỗi nhớ của mẹ khi mỗi lần con nghĩ tới khiến con càng thêm xót xa. Xót xa vì tình thương của mẹ, xót xa vì nỗi nhớ, nỗi buồn của mẹ. Các bạn ơi! Cái gì cũng có thể có hai nhưng mẹ thì chỉ có mẹ. Đừng làm mẹ, mẹ khóc.