Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm 1 :
Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất “đồng sáng tạo” đó đã tạo ra trong ca dao nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái riêng độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng "Thân em" là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương :
Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương,
Ngày ngày hai bữa cơm đèn,
Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng
Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan niệm bất công như "tam tòng" (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đòi mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca mở đầu bằng cụm từ "Thân em như" chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. Hai bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài đều sử dụng cụm từ mở đầu "Thân em như". Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu,ấn tượng chung về "thân phận" con người. Hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ "như" tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trử tình. Thân phận con ngựời có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật, những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được đánh giá, xem xét ở giá trị sử dụng, bị "đồ vật hoá"
Bài làm 2 :
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở năm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thoạt dọc, chúng ta đều nghĩ đây là những lời ca thuần tuý than thân của các cô gái chưa chồng. Nhưng ngấm kĩ mà xem, trong nỗi niềm than thở của mỗi người con gái ấy lại ẩn chứa niềm kiêu hãnh về giá trị của chính bản thân mình. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy trong câu ca thứ nhất tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Rõ ràng, cô gái này đang ý thức rất rõ về sắc đẹp của mình. Cô gái trong câu ca thứ hai tưởng như có phân khiêm tốn hơn khi tự đánh giá về hình thức bề ngoài của mình (vỏ ngoài thì đen). Nhưng hãy đọc cho kĩ, đó chỉ cách nói đòn bẩy để cô nhấn mạnh giá trị thực của người con gái, đó là sự trong trắng, trong sáng của tâm hồn, vẻ đẹp của tâm hồn ( ruột trong thì trắng). Lời mời mọc Ai ơi, nếm thử mà xem một mặt khẳng định cái giá trị thực đó, mặt khác, thế hiện tâm thế tự tin của cô gái.
Hai bài ca của hai cô gái, mỗi người cất một tiếng nói, một giọng nói khác nhau nhưng cả hai đều đồng thanh một tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân mình nói riêng và của những người con gái trong xã hội xưa.
Trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, số lượng những bài ca về chủ để tình yêu có lẽ cao nhất. Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm thi vị, nên thơ nhất của con người? Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm, muôn màu, đa sắc? Có lúc ta lắng nghe được tiếng lòng của một chàng trai lỡ duyên nhưng tình nghĩa chàng dành cho người con gái của lòng mình vẫn rất mực thuỷ chung:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
Trèo lên cây gạo cao cao,
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Lời ca cho ta cảm nhận đây là một chàng trai hết sức chung tình. Không phải anh ta không nhận thức được sự phũ phàng của thực tại để rồi vẫn nuôi hi vọng một cách vô vọng. Anh chàng này thấm thía rất rõ nỗi chua xót đang trào dâng trong lòng mình, cũng như anh ta chắc chắn trả lời được cho câu hỏi Ai làm chao xót lòng này, khế ơi!. Nhưng vượt lên trên nỗi đau tình duyên dỡ lở, chàng trai vẫn thể hiện tình cảm sắt son bền vững như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh ẩn dụ trời – trăng – sao trong bài ca đã nói lên điều đó. Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai, tình nghĩa đôi ta đã như vậy, không thể nào khác được. Cụm từ sánh với được láy lại hai lần, lại thêm từ chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu ca đã khẳng định mạnh mẽ điều đó. Cho dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn là như một. Chàng trai đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, không thể đổi khác để khẳng định sự bền vững thủy chung của lòng mình.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình và nỗi lòng đó đã được gửi vào một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa: Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời – một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp có thể đã dở đang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi còn, không thể đổi thay. Trong hình ánh sao Vượt chờ trăng giữa trời có cái mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của người lỡ duyên thất tình nhưng tất cả chỉ để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, mãi mãi như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Đó chính là ánh sáng thật đẹp, thật thơ của tình người trong ca dao khi xưa nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
Người lỡ làng trong tình yêu mà vẫn yêu người yêu da diết đến như vậy, huống gì người đang yêu như cô gái trong bài ca Khăn thương nhớ ca này:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca, nó lại được diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng thực ra cô gái đang tự hỏi lòng mình và chắc hẳn nhớ thương phải bồn chồn lắm nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy.
Chiếc khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiều tình
Chiếc khăn lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ niềm thương nhớ. Điệp khúc khăn thương nhớ ai làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Và đằng sau mỗi trạng thái xuống, lên, rơi,vắt của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ như trái mọi không gian, quanh quất ở mọi hướng (rơi xuống đất, vớt lên vai, lau nước mắt).
Hỏi khăn, dường như chưa thỏa, cô gái lại hỏi đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt
Rõ ràng, nỗi ưu tư còn nặng trĩu trong lòng người con gái này.
Bài ca gồm mười hai dòng, và gán như dòng nào cũng đong đầy nỗi nhớ. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong mười câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hói mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai. Cô gái nhớ vì yêu, yêu da diết nên nhớ cũng da diết. Và vì nhờ quá, yêu quá nên lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ điểu chẳng lành sẽ xảy đến trong tình yêu:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Một trái tim yêu chân thành, tha thiết như thế, lẽ nào không đáng trân trọng?
Nếu như ở bài ca dao trên đây nỗi nhớ của cô gái đang yêu gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một thiếu nữ đa cảm, uỷ mị thì ở bài ca sau đây, chúng ta lại bắt gặp một cô gái rất mực táo bạo – cô gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến xưa:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Trong ca dao có biết bao chàng trai, cô gái bắc cầu để đón người yêu. Nhưng cây cầu của cô gái trong bài ca dao trên đây là một cây cầu đặc biệt: cầu dải yếm. Cầu dải yếm khác với cầu cành hồng (Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), cầu cành trầm (Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang). Cầu dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của người con gái thôn quê. Táo bạo đến thế và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế là cùng.
Chùm ca dao về tình yêu đã mang đến chúng ta bao sắc màu lung linh, tuyệt diệu. Tình yêu dẫu ở thẳm sâu trong trái tim hay bộc trực thoát thành ý muốn táo bạo người con gái, dẫu là duyên tình lỡ làng của một chàng trai cùng điều khiển ta xúc động, trân trọng khôn nguôi. Nhưng ca dao yêu thương tình nghĩa đâu chỉ độc ca về tình yêu đôi lứa. Người bình dân còn cất lên lời hát về tình nghĩa thủy chung giữa người với người:
Muốn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm – một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
Bữa cơm chiều nay cả nhà sum họp. Em rất hào hứng kể cho bố mẹ nghe và anh của em nghe về một câu chuyện có thật, vô cùng cảm động đã xảy ra ở lớp em chiều hôm nay....
"... Ở lớp con có một bạn tên là Hưng, nhà bạn rất nghèo, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng bạn ấy lại học rất giỏi. Hiểu hoàn cảnh của bạn, cả lớp con đã bàn nhau góp tiền mua cho bạn một món quà nhân bạn vừa qua một đợt sốt cao, bây giờ mới đi học lại. Thực ra, chúng con chỉ gom đủ tiền để mua hai cân cam ngọt và một tập vở 20 quyển thôi, nhưng làm được việc này, cả lớp ai cũng cảm thấy yên lòng hơn một chút.
Đến giờ ra chơi, cả lớp cử bạn Hương ra tặng quà cho Hưng (vì bọn nó cho rằng bạn Hải lớp trưởng hay nói ầm ồ, không xuôi). Nhìn vẻ mặt của Hưng, cả lớp rất cảm động.Từ chỗ vô cùng ngạc nhiên, đến vui mừng và xúc động, vì bất ngờ và vì tình cảm chân thành của cả lớp. Bạn ấy đã khóc trong vòng tay của các bạn nam. Khai ai bảo ai, cả lớp cùng khóc.
Cô giáo chủ nhiệm lớp con mới biết tin sự kiện đáng nhớ này. Rất nhanh, cô đã có món quà ý nghĩa trong tay. Cô vào lớp, giọng cô vô cùng xúc động: "Quà này của cô về nhà con mới được mở ra nhé". Cô khen cả lớp đã biết quan tâm đến hoàn cảnh bạn bè quanh mình. Theo thói quen của người phụ trách thi đua, cô tuyên bố ca lớp được hành kiểm tốt trong tháng sáu này - tháng có sự việc đặc biệt. Chỉ có thế thôi, mà cả lớp reo lên sung sướng, nhất là mấy "ông tướng" nghịch ngợm, bị đưa ý kiến về gia đình... Câu chuyện chiều nay làm con cảm thấy gắn bó với tập thể lớp hơn, bố mẹ ạ! Không khí chiều nay thật sự đầm ấm như con đang được sống trong gia đình thứ hai...
Câu chuyện em kể đã xong rồi mà hình ảnh như cả vẫn ngồi in lặng, lắng nghe. Cuối cùng, mẹ em là người lên tiếng, giọng cảm động: "Cả nhà rất vui vì lớp các con biết yêu thương nhau và con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt".
đúng vậy mình cũng thế, mình cũng rất ghép quảng cáo . Mỗi khi trả lời là phải tắt quảng cáo mà tắt xong nó lại hiện lên nữa chứ
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: .
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót…
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…
Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu).
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
Bài 1 :
a)
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
Dân gian ta có câu tục ngữ :gần mực thì đen gần đèn thì rạng .Nhhiều người lại bảo :gần mực chưa chắc đã đen ,gần đèn chưa chắc đã rạng .Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề đó?
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở năm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thoạt dọc, chúng ta đều nghĩ đây là những lời ca thuần tuý than thân của các cô gái chưa chồng. Nhưng ngấm kĩ mà xem, trong nỗi niềm than thở của mỗi người con gái ấy lại ẩn chứa niềm kiêu hãnh về giá trị của chính bản thân mình. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy trong câu ca thứ nhất tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Rõ ràng, cô gái này đang ý thức rất rõ về sắc đẹp của mình. Cô gái trong câu ca thứ hai tưởng như có phân khiêm tốn hơn khi tự đánh giá về hình thức bề ngoài của mình (vỏ ngoài thì đen). Nhưng hãy đọc cho kĩ, đó chỉ cách nói đòn bẩy để cô nhấn mạnh giá trị thực của người con gái, đó là sự trong trắng, trong sáng của tâm hồn, vẻ đẹp của tâm hồn ( ruột trong thì trắng). Lời mời mọc Ai ơi, nếm thử mà xem một mặt khẳng định cái giá trị thực đó, mặt khác, thế hiện tâm thế tự tin của cô gái.
Hai bài ca của hai cô gái, mỗi người cất một tiếng nói, một giọng nói khác nhau nhưng cả hai đều đồng thanh một tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân mình nói riêng và của những người con gái trong xã hội xưa.
Trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, số lượng những bài ca về chủ để tình yêu có lẽ cao nhất. Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm thi vị, nên thơ nhất của con người? Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm, muôn màu, đa sắc? Có lúc ta lắng nghe được tiếng lòng của một chàng trai lỡ duyên nhưng tình nghĩa chàng dành cho người con gái của lòng mình vẫn rất mực thuỷ chung:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
Trèo lên cây gạo cao cao,
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Lời ca cho ta cảm nhận đây là một chàng trai hết sức chung tình. Không phải anh ta không nhận thức được sự phũ phàng của thực tại để rồi vẫn nuôi hi vọng một cách vô vọng. Anh chàng này thấm thía rất rõ nỗi chua xót đang trào dâng trong lòng mình, cũng như anh ta chắc chắn trả lời được cho câu hỏi Ai làm chao xót lòng này, khế ơi!. Nhưng vượt lên trên nỗi đau tình duyên dỡ lở, chàng trai vẫn thể hiện tình cảm sắt son bền vững như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh ẩn dụ trời – trăng – sao trong bài ca đã nói lên điều đó. Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai, tình nghĩa đôi ta đã như vậy, không thể nào khác được. Cụm từ sánh với được láy lại hai lần, lại thêm từ chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu ca đã khẳng định mạnh mẽ điều đó. Cho dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn là như một. Chàng trai đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, không thể đổi khác để khẳng định sự bền vững thủy chung của lòng mình.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình và nỗi lòng đó đã được gửi vào một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa: Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời – một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp có thể đã dở đang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi còn, không thể đổi thay. Trong hình ánh sao Vượt chờ trăng giữa trời có cái mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của người lỡ duyên thất tình nhưng tất cả chỉ để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, mãi mãi như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Đó chính là ánh sáng thật đẹp, thật thơ của tình người trong ca dao khi xưa nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
Người lỡ làng trong tình yêu mà vẫn yêu người yêu da diết đến như vậy, huống gì người đang yêu như cô gái trong bài ca Khăn thương nhớ ca này:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca, nó lại được diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng thực ra cô gái đang tự hỏi lòng mình và chắc hẳn nhớ thương phải bồn chồn lắm nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy.
Chiếc khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiều tình
Chiếc khăn lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ niềm thương nhớ. Điệp khúc khăn thương nhớ ai làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Và đằng sau mỗi trạng thái xuống, lên, rơi,vắt của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ như trái mọi không gian, quanh quất ở mọi hướng (rơi xuống đất, vớt lên vai, lau nước mắt).
Hỏi khăn, dường như chưa thỏa, cô gái lại hỏi đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt
Rõ ràng, nỗi ưu tư còn nặng trĩu trong lòng người con gái này.
Bài ca gồm mười hai dòng, và gán như dòng nào cũng đong đầy nỗi nhớ. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong mười câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hói mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai. Cô gái nhớ vì yêu, yêu da diết nên nhớ cũng da diết. Và vì nhờ quá, yêu quá nên lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ điểu chẳng lành sẽ xảy đến trong tình yêu:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Một trái tim yêu chân thành, tha thiết như thế, lẽ nào không đáng trân trọng?
Nếu như ở bài ca dao trên đây nỗi nhớ của cô gái đang yêu gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một thiếu nữ đa cảm, uỷ mị thì ở bài ca sau đây, chúng ta lại bắt gặp một cô gái rất mực táo bạo – cô gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến xưa:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Trong ca dao có biết bao chàng trai, cô gái bắc cầu để đón người yêu. Nhưng cây cầu của cô gái trong bài ca dao trên đây là một cây cầu đặc biệt: cầu dải yếm. Cầu dải yếm khác với cầu cành hồng (Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), cầu cành trầm (Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang). Cầu dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của người con gái thôn quê. Táo bạo đến thế và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế là cùng.
Chùm ca dao về tình yêu đã mang đến chúng ta bao sắc màu lung linh, tuyệt diệu. Tình yêu dẫu ở thẳm sâu trong trái tim hay bộc trực thoát thành ý muốn táo bạo người con gái, dẫu là duyên tình lỡ làng của một chàng trai cùng điều khiển ta xúc động, trân trọng khôn nguôi. Nhưng ca dao yêu thương tình nghĩa đâu chỉ độc ca về tình yêu đôi lứa. Người bình dân còn cất lên lời hát về tình nghĩa thủy chung giữa người với người:
Muốn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm – một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
Mong rằng với tài liệu trên, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về những câu ca dao, thân thân tình nghĩa, hiểu hơn về tấm lòng và vẻ đẹp của người lao động. Chúc các em học tốt hơn những bài ca dao trong chương trình học và có thêm bài văn mẫu hay.