Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...
- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh:
+ Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.
+ Hình ảnh năm mới, mọi người vẫn tấp nập nhưng có một sạp viết chữ để trống.
Hoa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về. “Xuân xuân ơi xuân đã về Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến... Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến. Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau. Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt! Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng. Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc.
Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về
Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình
Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.
Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.
Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.
Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, hương thơm và hơi thở của mùa thu
Bạn tham khảo nha!
mẹ làm giấy vụn. tại vì điểm cao hay điểm thấp đem về khoa mẹ xong được gì đâu. Đóng khung treo tường ak
2.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm. “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn. “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định : “ Bác đến chơi đây, ta với ta” Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
1.
Năm 1947‐ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và truờng kì. Giữa những thiếu thốn và thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại. Tại nơi núi rừng Tây Bắc khốc liệt này, Bác Hồ vẫn dành Tôi là ai (/vip/tla1234) 25/11 lúc 12:35 5 câu trả lời ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Natalie Lê ﴾/vip/minhthu04﴿ Nguyễn Thị Mai ﴾/vip/maimoonest2k4﴿Mai Phương aNH ﴾/vip/phuonganh123456789﴿ Văn Sử Địa ﴾/van‐su‐dia/hoi‐dap/﴿ Ôn tập ngữ văn lớp 7 ﴾/hoi‐dap/on‐tap‐ngu‐van‐lop‐7.579/ ﴿ Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh. ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Help me! ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Chọn 1 trong các đề sau1. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh2. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến3 . Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bnáh trôi nước của Hồ Xuân Hương ﴾ help me đề thi cuối HKI của mình giúp mk , cảm ơn ạ ﴿ Tìm kiếm 30/11/2016 Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến /hoidap/timkiem?q=Ch%E1%BB%8Dn+1+trong+c%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%81+sau1.+Ph%C3%A1t+bi%E1%BB%83u+c%E1… 2/53 cho mình những phút thanh thản để thuởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, thiên nhiên chính là nguồn khích lệ to lớn đối với nguời chiến sĩ‐nghệ sĩ nơi chiến. Bài thơ cảnh khuya đã đuợc nguời sang tác trong một đêm tại chiến khu Việt Bắc Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều những thi nhân, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui. Có đôi khi trăng như dòng suôí làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa Cảnh trăng đêm êm đềm thơ mộng đi vào lòng nguời nghệ sĩ, giữa cảnh đêm trăng tĩnh lặng tiếng suối róc rách trong veo đuợc ví với tiếng hát văng vẳng lúc gần lúc xa. “Tiếng hát xa” là loại âm thanh đặc biệt, tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ phía xa con người vẫn có thể cảm nhận. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong không gian yên lặng, nó không bị lẫn vào những âm thanh phức tạp của sự sống. Điều thú vị là âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người làm nổi bật hơn tiếng suối trong veo trong đêm. Đặc biệt hơn, âm thanh ấy càng trở nên nhẹ nhàng, âm vang hơn khi được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất tạo vẻ đẹp lấp lánh, những bông hoa nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lúc ẩn lúc hiện thật khiến nguời ta xao lòng. Hai từ "lồng" đuợc Bác đặt chung trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất riêng biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành khối chỉnh thể. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà vào nhau, nương dựa nhau một cách duyên dáng và đáng yêu Tất cả đuợc giao hòa nhịp nhàng, tạo nên nhịp điệu êm đềm, dẫn dắt tâm hồn người vào cõi mơ mộng. Nếu như ở hai câu mở đầu bài thơ là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau lại là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà Cảnh khuya sống động, có hồn chứng tỏ một điều: người đang thưởng cảnh, đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật để giao hòa với thiên nhiên kia. Cái hồn của thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến trái tim nguời nghệ sĩ nhạy cảm ấy và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Làm sao Nguời có thể ngủ được trước đêm trăng thanh gió mát đẹp mê hồn như đêm nay Thao thức không ngủ là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở không nguôi trong tâm hồn Nguời trước cái đẹp. Ngòai lí do cảnh đẹp không thể cuỡng lại, Bác còn không thể ngủ đuợc vì “lo nỗi nuớc nhà”. Câu thơ vang lên như một sự tỉnh mộng cho người đọc. Chúng ta cứ ngỡ rằng Bác đang thả mình thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực lòng Người vẫn đang đau đáu một nỗi niềm non nước‐lo nỗi nuớc nhà. Mặc dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh nhưng tâm hồn bác vẫn luôn huớng về nuớc nhà, vẫn luôn huớng về non song, dân tộc và đất nuớc. Cả hai câu thơ trên cho ta thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ‐chiến sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường cho dù có bao gian khó trong Bác. Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay và đẹp, đây là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể thấy đuợc nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Người: lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn cao cả của Bác. Thơ của Bác luôn giản dị, tự nhiên và trong sáng. Chính vì vậy những dòng thơ luôn êm đẹp, hồn hậu khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi con nguời chúng ta
Mik viết hẳn bài văn luôn nhé !
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi. Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Mỗi dịp Tết đến xuân về là nhà em lại mua một cây hoa đào để chơi xuân. Hoa đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào mốc… trong đó em thích nhất là đào bích và đó cũng là loại nhà em hay mua. Đào bích có màu hồng thắm, là loại đào có màu sắc đậm nhất trong tất cả. Ngày mới mua về, trên cành đào chỉ có những nụ hoa chúm chím đang khép chặt cùng những chiếc lá nhỏ xanh mơn mởn. Đến những ngày tháng Chạp, nụ hoa ấy sẽ dần mở ra, hé lộ nhụy hoa bên trong. Cánh đào mềm mại, nhỏ như móng tay người lớn. Năm cánh hoa xếp lại với nhau, tạo thành những bông đào xinh đẹp tô điểm cho cây, cho cả ngôi nhà.Nhụy hoa màu hồng nhạt ở giữa được những cánh hoa xung quanh che chở. Đài hoa nhỏ xinh màu xanh non tràn đầy nhựa sống. Mẹ em nói mỗi một cành đào là sự kết hợp hài hòa của mùa sắc, là món quà của tạo hóa ban cho con người. Bởi vậy nên em rất yêu thích loài hoa này, mỗi ngày Tết em đều cùng mẹ trang trí cho cây thêm đẹp, cẩn thận chăm sóc cho cây cho đến khi những bông hoa cuối cùng rụng xuống.
Trong những ngày giáp tết, người người nô nức đi mua bán, sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm. Một trong những loài cây không thể thiếu trong những ngày này, chính là cây mai vàng. Bởi thiếu nó, người ta như thấy Tết đã mất đi một phần phong vị của nó rồi.
28 tháng Chạp, không khí Tết đã rộn ràng lắm rồi, cả nhà ai cũng háo hức mong chờ Tết đến. Em được đi cùng bố ra chợ hoa để lựa một cây mai để chơi vào những ngày này. Chợ hoa trong những ngày giáp Tết rất nhộn nhịp. Người ra người vào, kẻ mua người bán tấp nập. Bố dẫn em đi một vòng quanh chợ để ngắm nghía. Cuối cùng, bố cũng chọn được một cây mai vàng và quyết định mua nó. Đó là một cây mai mới đẹp làm sao! Thân cây khá lớn, màu nâu sẫm, với những cái rễ trồi hẳn lên mặt đất. Bố thường bảo, mua mai không chỉ cần xem thế của cây, rễ cây cũng rất quan trọng. Bởi rễ có khỏe thì cây mới sống lâu được. Chắc vì thế mà bố mới vừa nhìn đã ưng cây mai này rồi.
Từ một thân lớn. cây mai chĩa ta thành ba, bốn thân nhỏ hơn. Nhìn từ xa thân cây mai như một bàn tay người khum khum lại. Trên mỗi nhánh thân ấy, lại chĩa ra rất nhiều những cành cây nhỏ, trông thực khỏe. Từng cành từng cành như những cánh tay vươn ra khắp bốn phía. Trên những nhánh cây ấy, lá mai đã mọc rồi, màu xanh non biếc rờn. Chỉ cần nhìn lá mai thôi, người ta cũng thấy nhựa sống đang cuồn cuộn chảy trong thân cây của nó rồi. Nổi bật nhất trên thân cây chính là từng chùm, từng chùm hoa mai vàng rực rỡ bung nở. Sau một giấc ngủ đông dài dặc, những bông hoa mai nở xòe ra trong tiết trời ấm áp của ngày xuân. Hoa mai mọc thành từng chùm, khoảng 5-7 bông chụm đầu vào nhau, nhìn xa trông giống như những quả cầu tròn xoe. Hoa mai có năm cánh, xếp đối xứng nhau. Khi hoa còn là những nụ thì chúng có màu xanh đậm, khum khum như bàn tay Phật. Hoa sẽ nở từ từ khi trời nắng ấm. Những cánh hoa bao bọc bên trong là nhị với mật ngọt và một mùi thơm nhè nhẹ. Cánh hoa mai không lớn như cánh hoa hồng, cũng không mảnh mai như cánh hoa cúc mà là hình giọt nước, mềm mại như nhung. Đỡ lấy cả cánh hoa là đài hoa xanh ngắt ở phía dưới. Đây chính là bộ phận quan trọng gắn bông hoa mai với thân cây, để hoa nhận được dinh dưỡng từ bộ rễ để bung nở.
Sắc vàng rực của hoa mai trở thành một thứ màu không thể thiếu trong những ngày tết, cũng giống như màu đỏ của pháo,của câu đôi; màu xanh của lấ rong, bánh chưng, màu hồng của hoa đào, màu trắng của thịt mỡ, dưa hành...
Em cùng bố vui vẻ chở cây mai về nhà. Bố trồng cây mai trong chiếc chậu sứ đã mua từ mấy hôm trước rồi cẩn thận đắp đất tưới nước. Cây mai năm nay bố mua hoa nhiều, nụ cũng nhiều. Thân cây vững chắc, thế cũng đẹp khiến cả nhà ai cũng tấm tắc khen. Mọi người đều mong muốn cây mai ấy sẽ mang tới những điều tốt đẹp cho cả nhà trong năm nay.
Em đứng ngắm nhìn cây mai hồi lâu, càng ngắm càng thấy thích. Loài hoa hiền lành, đep đẽ ấy khiến cho nàng xuân trở nên đáng mong đợi hơn biết bao nhiêu. Đúng là sau một mùa đông lạnh giá, vạn vật tích cóp từng chút sức sống để chờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà bung nở, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
Nguồn : gg chorme
Tết đến xuân về trăm hoa đua nở. Dường như hoa mọc ở trăm miền. Đâu đâu cũng rực rỡ các loài hoa. Nhưng loài hoa thường gắn với mùa xuân ở quê em là hoa mai vàng.
Cây mai trong vưòn nhà được bố em trồng cách đây mấy năm rồi. Rễ mai to bằng cổ tay em, trồi lên mặt đất với hình thù kì lạ. Thân cây không mọc khẳng khiu như hoa hồng, hoa huệ,… Dáng mai nhìn từ xa như thác nước đổ. Thân cây quanh năm được bao phủ bởi những chiếc lá xanh non. Đến tháng mười một, hố em tuốt hết lá. Lúc đó thân cây chỉ còn lại trơ trụi những cành. Rồi đến một ngày, những cái chồi xanh mơn mởn nhú lên, mọc chen nhau.
Ngày qua ngày, những nụ hoa tròn xinh như hạt đậu bắt đầu hé nỏ để lộ năm cánh màu vàng tươi. Hoa đậu trên cành như muôn ngàn con bướm thắm. Ai nhìn thấy cũng trầm trồ khen đẹp. Cánh hoa mai thật mỏng manh, chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa có thể rơi lả tả xuống gốc cây. Có cánh hoa như con chim liệng chao mấy vòng. Có cánh hoa rơi như ngập ngừng luyến tiếc một điều gì… Từ đâu, các cô bướm cậu ong bay về vòng quanh hoa làm cả khu vườn rộn rã hẳn lên.
Hoa mai chẳng bao giờ chịu mọc đơn độc mà mọc thành chùm, thành đoá. Buổi sáng sớm, hoa mai đua nhau vươn mình đón ánh mặt trồi. Đêm đến, những cành hoa khẽ rủ xuống tựa vào nhau để ngủ.
Xuân về, Tết đến, hàng chục loài hoa đẹp, lạ từ khắp nơi đổ về. Nhưng vối gia đình em, hoa mai vẫn đẹp hơn tất cả các loài hoa khác, bởi nó có một vẻ đẹp thật thắm tươi, ấm áp,.,.
Hoa mai luôn là một loài hoa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân. Gia đình em có thêm hương vị ngày Tết nhờ cây mai vàng này.
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư.
Người xưa kể rằng,Lí Thường Liệt sáng tác bài thơ “sông núi nước nam” trong một cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược.Ông không chỉ là một vị tướng tài giỏi mà còn là một người có tấm lòng yêu nước thương dân,là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học việt nam.
Khi quân Tống do sự chỉ huy của Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm quân sang xâm lược nước ta thì quân ta dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm không ngại hy sinh và chặn đánh chúng trên sông Như Nguyệt.
Câu thơ đầu:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên tác giả đã đưa ra chân lí “sông núi Nam Việt vua Nam ở” nhân dân ta phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập chủ quyền của đất nước, chân lí ấy vẫn thật đơn sơ vì nó phản ánh đúng sự gian khổ hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào dân tộc.Không chỉ vậy mà dân tộc ta đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng chính sức mạnh quân sự của mình,bằng chính tình đoàn kết của những người dân Việt Nam một lòng vì non sông đất nước nhất định phải giải phóng đất nước nhất định phải giành độc lập
Không những vậy lũ giặc ngoại xâm còn ra sức bóc lột nhân dân ta nặng nề,luôn có tham vọng cướp thuộc địa của ta và biến ta thành thuộc địa của chúng.Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đây tác giả xưng danh nước ta là “Nam” ngầm gạt bỏ ý định của chúng định biến nước ta thành thuộc địa của chúng bấy lâu nay và đồng thời cũng gạt bỏ thái độ khinh miệt nước ta.Tác giả hẳn là người có vốn kiến thức thật uyên bác tinh sâu chỉ từ thể hiện qua những vần thơ mà đã nêu rõ được ý của mình,đặt nước mình là “Nam quốc” tức ngang hàng với “Bắc quốc” (vua phương bắc) đồng thời tác giả còn xưng vua Nam “Nam đế” cũng là bác bỏ ý nghĩ của chúng tự cho rằng chúng là con của chúa trời.
Câu thơ
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ ấy lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của nước ta đã được ghi rõ trên sách trời không gì có thể thay đổi được.Sách trời đã chia riêng bờ cõi điều đó là bất khả xâm phạm.Câu thơ ấy đã khiến cho chân lí càng tăng thêm giá trị.Không gì có thể thay đổi được chân lí thiêng liêng ấy,nước nào có vua nước đấy.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe vẳng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giạc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lya ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):
Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tịa trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lí Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm gái trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịchlỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cai phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhát định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đau phải dễ đánh bại nhưng vì hàng động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là : Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chân lí của bài thơ có giá trị vinhc hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
mik cx muon lm 1 bai hoan chinh cho bn tham khao lam , nhung kho noi may tinh nha mik bi hu k go dau dc nen bn thong cam maknguyen thuy an, cam on bn nhieuBrown Bae