Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng
- Việc mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.
+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
Trong 3 bài thơ trên em thích nhất là bài "Trong lời mẹ hát" bởi em cảm nhận được tình yêu thương và biết ơn mẹ của tác giả gửi gắm vào bài thơ. Chất liệu trong tác phẩm cũng vô cùng gẫn gũi thân thương, mộc mạc và đặc biệt sử dụng lời ru như cầu nối tới độc giả. Đó là lí do em có ấn tượng sâu sắc nhất với bài "Trong lời mẹ hát".
Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối” – “hang”, thời gian biểu thường nhật “sáng” – “tối” và cả hoạt động “vào” – “ra” bí mật của con người.
Những hoạt động, cách sinh hoạt ấy diễn ra ở Pác Bó, đây vốn là một nơi lạnh lẽo, ẩm ướt. Theo như lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đây còn là một nơi rất hoang sơ và nguy hiểm: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy đã thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người”.
Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.
Đến câu thơ thứ hai, cảm giác phơi phới, thoải mái khi nói về nơi ở vẫn tiếp diễn nhưng pha vào đó còn có cả sự vui đùa khi nhắc đến cái ăn:
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
“Cháo bẹ” và “rau măng” được nhắc đến ở đây là cháo nấu bằng hạt bẹ (ngô) và rau măng rừng. Đó là những lương thực, thực phẩm mà Bác và các anh chiến sĩ vẫn sử dụng thường ngày. Những từ còn lại của câu thơ “vẫn sẵn sàng” có thể mở ra cho người đọc hai cách hiểu. Có thể hiểu ý câu thơ này theo cách: mặc dù phải rất kham khổ, thức ăn chỉ có cháo bẹ và rau măng nhưng người cách mạng thì luôn giữ tinh thần trong trạng thái “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống, sự việc.
Tuy nhiên, khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta nhận ra cũng có người hiểu ba chữ “vẫn sẵn sàng” ở đây ý nói đến việc thức ăn như bẹ, như măng thì lúc nào cũng “sẵn sàng”, lúc nào cũng có để phục vụ cho người chiến sĩ. Hai chiều hướng suy ra ý nghĩa đó dù có khác nhau nhưng đều hướng đến việc thể hiện sự bằng lòng với điều kiện hiện thực, và còn chất chứa trong đó cả sự hóm hỉnh, hài hước.
Những món dân dã của núi rừng, trong điều kiện thiếu thốn cũng trở thành thực phẩm nuôi sống Bác và những anh bộ đội. Trong câu thơ của Bác, cái khổ như hiện diện lên trong bốn chữ đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng, Bác không nhằm than khổ, kể khổ. Bác kể như thế là đúng sự thật và sự thật dù là khổ sở như thế nào thì Bác vẫn đón nhận nó với tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.
“Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.