Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng, khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên.
- Chịu tác động của: ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng của đất, nguồn nước trong đất, các vi sinh vật.
Tham khảo!
- Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản,… thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình hô hấp cung cấp. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng. Năng lượng dưới dạng ATP sinh ra từ quá trình hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây.
Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất, nhiệt độ, …
* Áp suất dung dịch đất
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi qua màng
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P = RTCi.
Trong đó:
R: hằng số khí.
T: nhiệt độ tuyệt đối = t°C + 273
C: nồng độ dung dịch (M)
i: hệ số Vanhop biểu thị độ ion khóa của dung dịch = 1 + α(n -1); trong đó α là hệ số phân li, n là số ion mà phân tử phân li.
- Nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất dung dịch thấp đến nơi có áp suất dung dịch cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng thì tốc độ hấp thụ nước giảm và ngược lại.
- Chất tan sẽ được vận chuyển thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
* Ảnh hưởng của pH
- Công thức tính pH: pH = - log[H+]
- Dựa vào pH chia thành môi trường:
+ pH < 7: Môi trường axit.
+ pH = 7: Môi trường trung tính.
+ pH > 7: Môi trường bazo.
Khi môi trường quá axit lông hút rất dễ bị tiêu biến, đồng thời pH ảnh hưởng đến khả năng hidrat hóa phụ thuộc vào [H+]. Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ thuận lợi nhất khi môi trường pH trung tính.
*Độ thoáng của đất:
- Khi đất thoáng, rễ cây đủ oxi, đồng thời tránh ngộ độc CO2 → Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.
- Khi ngập nước, hàm lượng O2 giảm, hoạt động hô hấp của rễ cây giảm → Rễ cây hút nước và muối khoáng giảm.
* Nhiệt độ:
- Khi nhiệt độ giảm thì các phân tử chuyển động càng yếu → khả năng tạo gel tăng → sức cản của chất nguyên sinh tăng → Rễ cây hút nước giảm.
Đáp án là C
Ý không hợp lí là C, đất có độ ẩm cao trong giới hạn giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc của rễ với các hạt keo đất
Ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
Nhân tố ngoại cảnh | Ví dụ |
---|---|
Nhiệt độ | Cá rô phi Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 5,6°C và trên 42°C. Sinh trưởng và phát triển thuận lựi ở 20 – 35°C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống 16 – 18°C, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. |
Thức ăn | Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người. Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc. |
Ánh sáng | Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. |
Tham khảo!
- Các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô gồm: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng, sinh vật,…
- Ảnh hưởng của các yếu tố này đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng sự tồn tại của cây; các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể; tốc độ sinh trưởng; sự nảy mầm, sự ra hoa, phát sinh hình thái của các cơ quan;… \(\rightarrow\) Sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô chịu tác động bởi các yếu tố môi trường ngoài.
- Cây trong môi trường khô hạn có lá nhỏ, cutin dày, khí khổng ít và tập trung ở mặt dưới lá tránh ánh nắng trực tiếp.
- Rụng lá vào mùa khô hoặc thân làm nhiệm vụ quang hợp
- Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm
- Các khí khổng của lá ở vùng khô hạn được giấu kín và che phủ bằng lông tơ mịn tạo thành các túi chống lại sự bốc hơi nước tăng nhanh khi không khí chuyển động.
- Cây trong môi trường khô hạn có lá nhỏ, cutin dày, khí khổng ít và tập trung ở mặt dưới lá tránh ánh nắng trực tiếp.
- Rụng lá vào mùa khô hoặc thân làm nhiệm vụ quang hợp
- Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm
- Các khí khổng của lá ở vùng khô hạn được giấu kín và che phủ bằng lông tơ mịn tạo thành các túi chống lại sự bốc hơi nước tăng nhanh khi không khí chuyển động.
cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên
-khi mới bón phân cây khó hút nước ( do nồng độ khoáng ở trg dd đất cao )
-về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào
Tham khảo!
Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,…) đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật:
- Ánh sáng: Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân. Ánh sáng cần cho hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây.
- Nhiệt độ: Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao (trên \(45^oC\)) thì lông hút có thể bị tổn thương và chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng.
- Độ ẩm đất và không khí:
+ Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hô hấp và ức chế sinh trưởng của rễ, dẫn đến giảm lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua việc tác động đến quá trình thoát hơi nước: Độ ẩm không khí cao làm giảm tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng, từ đó dẫn đến giảm cường độ thoát hơi nước và ngược lại.