K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
19 tháng 3 2022

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.

20 tháng 6 2019

a )    Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

        Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !

b) Tác phẩm : Khi con tu hú 

Tác giả : Tố Hữu

c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....

20 tháng 6 2019

a) Chép  tiếp các câu thơ :

'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.

c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d)       Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương

18 tháng 3 2019

Khổ thơ cuối nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của người con xa quê. Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua điệp khúc “nhớ” trong các câu thơ:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Nhớ quê hương là nhớ màu xanh của nước, màu bạc tươi ngon của cá, màu vôi bạc phếch của cánh buồm, là nhớ con thuyền làng chài rẽ sóng ra khơi, là nhớ cái mùi nồng mặn quá trong hương vị của biển. Chữ thoáng trong câu vừa gợi tả hình bóng con thuyền ra khơi mờ dần nơi cuối biển vừa thể hiện niềm tưởng nhớ trong hoài niệm của tác giả. Tố Hữu đã ca ngợi thơ Tế Hanh là những câu hát yêu thương, còn nhà thơ Xuân Diệu thì cho rằng nó như một dòng suối nhỏ nhưng là nguồn tình cảm trong lành và bền vững. Ở đây tác giả biểu cảm trực tiếp.Đọc bài Quê hương của Tế Hanh ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Với ông những cảnh sắc về bầu trời, dòngsông, cánh buồm, bến đỗ, con cá... là màu sắc, là hương vị là hình bóng thân yêu của quê nhà. Hình tượng thơ của Tế Hanh tuy bình dị mà rất có tình. Những nét nhân hóa trong bài thơ Quê hương rất sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Đó chính là điểm nhấn giúp bài thơ giàu tình cảm và cảm xúc.

18 tháng 3 2019

um...hay quá đi!!vui

5 tháng 1 2018

Hiện tại sa cơ,thất thế là thế,nằm dài trong cũi sắt nhưng tâm hồn mãnh hổ đâu chịu khuất phục,nó vẫn gửi tình thương nỗi nhớ về''Thuở tung hành hống hách những ngày xưa''. Dòng hồi tưởng của chúa sơn lâm cứ say sưa trong kỉ niệm,da diết trong luyến tiếc,say đắm,trong kiêu hãnh tự hào. Giang sơn trong hoài niệm lung linh,sống động với''bóng cả cây già,tiếng gió gào ngàn,giọng nguồn hét núi''.Trong nỗi nhớ da diết của mãnh hổ đang bị cầm tù,giang sơn càng trở nên kì vĩ,bí ẩn,linh thiêng,mọi thứ đều lớn lao,phi thường,mãnh liệt và dữ dội. Đúng vào lúc đại nhàn tấu lên khúc nhạc dạo hoành tráng nhất thì mãnh hổ xuất hiện:

Ta bước chân lên,dõng dạc,đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Những câu thơ tám chữ với nhịp điệu uyển chuyển,nhịp nhàng,với từ ngữ sinh động,giàu chất tạo hình(các động từ miêu tả động tác:bước,vờn,lượn,quắc,các từ láy giàu sức gợi:nhịp nhàng,dõng dạc,âm thầm) đã tạo hình nên một vị chúa tể mềm mại,tự tin,oai phong,lẫm liệt và dũng mãnh phi thường.

5 tháng 1 2018

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".



18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

a) Mở SGK (tr.8-9)

- Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.

- Xuất xứ : trong Thi nhân Việt Nam

b) Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.

Thể loại : Thơ năm chữ

c,d,e : đoạn thơ nào?

10 tháng 8 2021

1. Câu thơ được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939.

2. Các từ miêu tả cảm xúc của tác giả: xa cách, tưởng nhớ. 

Qua đó gợi ra tình cảm yêu thương và nhớ quê da diết của tác giả.

3.

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng