Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tìm hiểu các ý sau : nguyên nhân sâu xa, mục đích, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng đế biết về những điểm chung.
- Điểm riêng : xem các cuộc cách mạng này diễn ra dưới hình thức nào trong các hình thức sau : nội chiến hay là cuộc đấu tranh giành độc lập ; tính chất của các cuộc cách mạng.
- Tìm hiểu các ý sau : nguyên nhân sâu xa, mục đích, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng đế biết về những điểm chung.
- Điểm riêng : xem các cuộc cách mạng này diễn ra dưới hình thức nào trong các hình thức sau : nội chiến hay là cuộc đấu tranh giành độc lập ; tính chất của các cuộc cách mạng.
- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.
- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…
- Cuối cùng các phong trào đều thất bại
Trung Quốc
Bối cảnh: Trung Quốc là một trong những con mồi của những nước tư bản phương Tây. Các nước tìm mọi cách để bắt chính quyền mở cửa và tự do buôn bán. Sau sự kiện chiến tranh thuốc phiện, triều đình phải kí Hiệp ước Nam Kinh theo các điều khoản của Anh. Từ đây thì TQ từ 1 nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX như phong trào Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864), phong trào Duy tân 1898, phong trào Nghĩa hòa đoàn (1899-1901).
- Đồng minh hội do Tôn Trung Sơ thành lập với chủ nghĩa tam dân đã lãnh đạo cách mạng Tân Hội (1911) dành được thắng lợi:
+ Vua Thanh thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Các thế lực phong kiến lên nắm quyền.
(Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệu để khi không thủ tiêu hoàn toàn được giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho dân.
Câu này thực sự dài, Cô sẽ làm ngắn gọn 2 nước là Nhật Bản và Trung Quốc. Các bạn sẽ dựa vào đó để tổng hợp cho cô kiến thức của Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á nhé. Vì là một câu hỏi tổng hợp kiến thức nên bạn nào trả lời chính xác và nhanh sẽ được tặng 2GP nhé.
Cuộc cách mạng tư sản Âu - Mỹ diễn ra từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. Hệ quả lớn nhất khi thực hiện thành công đó là các nước tiến hành bành chướng thuộc địa. Mà con mồi chúng hướng đến là Châu Á, Châu Phi.
- Nhật Bản:
+ Trong bối cảnh chế độ mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Các nước Âu- Mỹ nhòm ngó, Mạc phủ kí các hiệp ước bất bình đảng. 1/1868, Sogun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền thực hiện 1 loạt cải cách.
+ Nội dung của cải cách: Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới theo chế độ quân chủ lập hiến.
Kinh tế: Thống nhất tiền tệ thị trường , xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí.
Giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buốc, chú trọng khoa học - kĩ thuật.
+ Kết quả: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Và chuyển sang thời kì đế quốc chủ nghĩa.
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | |
Nhiệm vụ và mục tiêu | Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển |
Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
Lãnh đạo CM | Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân | Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ | Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân |
Hình thức | Nội chiến. | cách mạng giải phóng dân tộc. | Nội chiến + chiến tranh vệ quốc |
Kết quả | Thiết lập nền Quân chủ lập hiến | Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì | Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ |
Ý nghĩa | Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. | Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh. | Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới |
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Từ cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây (trừ Xiêm).
- Sự xâm lược và đô hộ của các nước thực dân phương Tây đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội, các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ.