Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kể về những đổi mới ở quê em
a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......
Mình chỉ ghi gợi ý cho đó
Đến nơi tôi chợt sững lại một chút khi nhận ra cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi -trong bộ quần áo dài màu hồng thật đẹp và trẻ trung- đang nói chuyện với một thầy giáo có tuổi. Thầy cũng đã từng dạy chúng tôi hồi năm ngoái. Tôi bỗng thấy thật băn khoăn vì trên tay chỉ có một bó hoa. Tôi tự hỏi: Làm thế nào bây giờ nhỉ? Hay cứ đứng đợi ? Nhưng biết đợi đến lúc nào đây? Đang trong lúc rối bời ấy, tôi thấy cô đứng sang một bên có ý bảo tôi lại đây.Khi tôi bước đến một tay cô đặt lên vai tôi, tay kia cô cùng tôi cầm bó hoa dâng lên tặng thầy. Cô nói:
- Nhân dịp 20-11, cô trò chúng em chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc !!!
Rồi, xong rồi đó, có gì bn tham khảo nha !!!
Sắp đến ngày 20-11, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm nho nhỏ nhưng thật ý nghĩa! Câu chuyện chắc sẽ còn theo tôi trong suốt những năm tháng tiếp theo của đời học sinh.
Hôm ấy là sáng ngày 20-11, trường tôi tổ chức kỷ niiệm ngày nhà giáo thật là long trọng. Phòng hội đồng trường tôi trang trí cờ hoa rực rỡ. Ở trong lớp tôi vốn là một cô bé nhanh nhẹn và có phần xinh xắn. tôi được các bạn cử làm đại diện đi tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Tôi thật vui và tự hào về điều đó. Trên tay tôi là bó hoa tươi thắm mà các bạn lớp tôi đã chuẩn bị. Các loại hoa được sắp xếp thật hài hòa , khéo léo đúng như ý thích của cô mà chúng tôi biết. Tôi hăm hở và cả một chút hồi hộp nữa , tôi đi nhanh về phía văn phòng nhà trường với suy nghĩ sẽ tặng cô bó hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Đến nơi tôi chợt sững lại một chút khi nhận ra cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi -trong bộ quần áo dài màu hồng thật đẹp và trẻ trung- đang nói chuyện với một thầy giáo có tuổi. Thầy cũng đã từng dạy chúng tôi hồi năm ngoái. Tôi bỗng thấy thật băn khoăn vì trên tay chỉ có một bó hoa. Tôi tự hỏi: Làm thế nào bây giờ nhỉ? Hay cứ đứng đợi ? Nhưng biết đợi đến lúc nào đây? Đang trong lúc rối bời ấy, tôi thấy cô đứng sang một bên có ý bảo tôi lại đây.Khi tôi bước đến một tay cô đặt lên vai tôi, tay kia cô cùng tôi cầm bó hoa dâng lên tặng thầy. Cô nói:
- Nhân dịp 20-11, cô trò chúng em chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc.
Thầy giáo ôm bó hoa trên tay và lúc đó tôi bắt gặp ánh mắt của thầy thật vui và hạnh phúc, nhưng có lẽ người vui hơn cả là tôi, vì tôi thật ngạc nhiên trước sự ứng xử thật tế nhị và thông minh của cô. Trong tình huống như vậy thì cách giải quyết thông minh ấy đã đem đến cho thầy trò chúng tôi một tình cảm đẹp mà không phải ai cũng làm được.
Tôi mừng tôi xúc động quá trước việc làm đầy ý nghĩa của cô. Cô đã giúp tôi, dạy tôi những điều thật lớn lao, đằng sau mỗi cử chỉ tưởng chừng nhỏ bé. Tôi thấy mình lớn lên nhiều sau ngày hôm đó.
. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.
(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.
- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.
- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.
- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.
- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.
- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
Tả cảnh đêm trăng:
* Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
P/S : Hoq chắc :>
Đề 3:
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Đề 2
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.
Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuât hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vuơn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..
Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tìỉh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên măt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.
Dàn ý:
1. Mở bài
Lời xưng hô.
Lời chúc.
Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài
- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).
thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật
- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?
3. Kết bài
Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
Lời chào tạm biệt.
Lời chúc và nhắn nhủ.
6 năm đã trôi qua thật nhanh, em được trở về quê ngoại nơi có những cánh đồng lúa chín mùa hạ, có những kỉ niệm của em. thời thơ ấu.
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông...............
Em tự viết viết ra nha!
Bài 1:
Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn,sạch sẽ,ngăn nắp hiện ra trước mắt.Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ,tự hào.Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường!Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm,cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa.Giờ thì chúng em đã biết:Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944.Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống.Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta.Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…
Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng,hào hùng của những người lính cụ Hồ,về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược,những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời.Đến thời bình,bộ đội đâu đã hết nguy nan:Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai,lụt lội…Nhìn gương mặt rắn rỏi,xạm đen vì nắng gió,nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh,em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào,biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú ,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh,chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập,rèn luyện,tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí cuả dân tộc,xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .
Ánh nắng đã nhạt dần,chúng em chia tay với các bác,các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng .Bài 2:
Tôi từng sống với bà ngoại ở quê vì bố mẹ tôi đi làm ăn xa. Chỗ nhà tôi ở là vùng nông thôn yên bình, đường thì là đường đất chứ chưa được đổ nhựa nên có những lần tôi đi học trời mưa, đường trơn nên bị ngã mấy lần vừa bẩn quần áo lại vừa bị đau. Xung quanh nhà tôi chủ yếu là cây cối với đồng ruộng, mọi người sống bằng nghề nông nên cứ đến ngày mùa là quê tôi đông vui lắm. Tôi nhớ buổi tối cuối tuần, mấy nhà xung quanh nhà tôi đều tập trung sang nhà tôi xem phim vì hồi đó chỉ nhà tôi mới có ti vi. Mọi người dù vất vả nhưng luôn sống với nhau rất vui vẻ.
Đến khi tôi học lớp 4 thì tôi chuyển xuống Hà Nội ở cùng với bố mẹ. Mới đầu, tôi không quen không khí, cuộc sống ở đây. Ồn ào và tấp nập quá! Tôi thích sự yên bình hơn. Con người ở Hà Nội không dễ gần và dễ mến như ở trên quê tôi. Tôi ở đây ba tháng mà chưa một lần sang nhà hàng xóm chơi vì tôi cảm thấy e ngại. Mất gần một năm để tôi làm quen và thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và đến Tết năm nay, tôi đã được bố mẹ đưa về quê thăm bà. Tôi vui lắm, vui vì được trở về với nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Sau gần hai năm trở về, tôi đã nhận ra nhiều sự thay đổi.
Kể về những đổi mới ở địa phương em
Con đường mà tôi thường đi học nay đã được đổ nhựa rồi không còn ướt và bẩn như ngày trước nữa, dù có mưa to thì các bạn cũng không lo bị trơn ngã nữa. Mọi người trên nhà tôi vẫn làm nghề nông, nhưng đã có một vài nhà có ti vi rồi. Buổi tối, mọi người ở nhà xem phim rồi đi ngủ sớm chứ không sang nhà nhau chơi nhiều nữa. Chỉ những ngày trời mưa to, không ra đồng làm được thì mọi người mới tập trung sang nhà ai đó rồi vừa uống nước chè, nói chuyện vui vẻ. Buổi tối trên nhà tôi không còn tối om như hai năm về trước, đầu ngõ đã có hai, ba bóng đèn soi đường để mọi người đi lại thuận tiện hơn.
Được trở về quê, các bác, các cô ai cũng hỏi thăm tôi về chuyện học hành có tốt không? Con người Hà Nội có dễ gần không? Tôi đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của tôi với mọi người. Thực sự thì tôi vẫn thích cuộc sống ở đây, chắc tại tôi quen rồi. Vì tôi thích sự yên bình và thân thiện chứ không thích sự ồn ào. Đời sống của mọi người đã khá hơn rất nhiều rồi, các bạn học sinh đi học được đi xe đạp vì đường xá thuận lợi hơn. Cách nhà tôi vài nhà cũng có nhà bác Hòa bán thức ăn, thịt, rau và mọi thứ sẵn lắm. Mọi người sẽ không phải đạp xe 2km ra chợ để mua thức ăn nữa. Nhờ đó mà bữa ăn của mọi nhà đầy đủ hơn, đầm ấm hơn. Lần này về quê, trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vui vì được gặp lại mọi người, được trở về với nơi tôi đã từng gắn bó. Tôi nhớ những ngày sống ở nơi đây, dù khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Một sự thay đổi lớn ở quê tôi, đó là chiếc loa phát thanh của xã được đặt trên cây cột điện đầu làng. Buổi sáng, chiếc loa đánh thức và động viên tinh thần mọi người bằng một bản tin chào buổi sáng. Thông qua chiếc loa đó, mọi người được nghe những tin tức thời sự ở Việt Nam và ở tỉnh nhà. Nhờ đó, ai cũng có cảm giác yêu quê hương mình hơn và cần sống có trách nhiệm hơn. Chiếc loa phát thanh thực sự đã mang đến một không khí hoàn toàn mới cho con người nơi đây. Nó thể hiện sự văn minh trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.
Tuổi thơ của mỗi người đều có những kỷ niệm, gắn bó với một nơi nào đó. Cuộc sống của tôi cũng vậy, cách đây hai năm và bây giờ tôi đã ở hai nơi khác nhau về cả địa danh và về mọi thứ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn trân trọng nơi trước đây tôi từng sống và gắn bó, bởi ở đó tôi được sống với những con người thân thiện, cởi mở và dễ mến. Mong rằng, lần sau tôi trở về, quê tôi sẽ có nhiều sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn và mọi người nơi đây sẽ luôn chào đón tôi
a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......
Bài làm 1
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.
Bài làm 2
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…
Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:
Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.
Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?
Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.
Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường
I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạyvòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. Đổi lại nỗi buồn hoa phưượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè
Minh chỉ biết tả ngôi trường vào mà hè thôi:
Nghỉ hè, ngoài giờ sinh hoạt ở câu lạc bộ năng khiếu, em thường vào trường chơi với vài bạn cùng lớp lại ở cùng xóm.
Ngoại trừ cây cối, ong bướm và chim chóc, tất cả còn lại trong trường đều nghỉ hè. Khung cảnh sân trường thật trang nghiêm và vắng lặng, buồn mênh mang. Cột cờ buồn vì thiếu lá cờ, ghế đá buồn vì thiếu lũ học trò tinh nghịch.
Trên các dãy lầu, văng vẳng tiếng lá khô sột soạt, tiếng chim ríu rít, tiếng rào rào của nhành cây gõ nhẹ trên mái tôn. Thỉnh thoảng, vài cánh phượng rơi lả tả xuống sân trường. Một cơn gió cuốn qua, gom những cánh hoa ấy vào góc tường của hành lang phòng giáo viên. Nắng đã lên cao, từng bóng cây rạp dài trên mặt sân che cho chúng em chơi đùa.
Cây cối trong sân trường đung đưa theo nhịp gió, từng nụ hoa hồng, hoa cúc chúm chím nở. Chúng đua nhau khoe sắc, tỏa hương mời gọi lũ ong bướm. Dưới hồ, những chú cá chép rượt đuổi nhau khuấy động cả mặt hồ, bắn nước tung tóe. Lác đác bên góc hồ, các chị tai tượng trầm tĩnh lượn lờ trong nước, chốc chốc làm động đậy những khóm bèo hoa dâu.
Nhìn chiếc trống to đứng trước phòng thầy hiệu trưởng, em nghe văng vẳng bên tai tiếng trống ngày khai trường. Lòng nôn nao và bâng khuâng, em nhở chỗ ngồi, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ bạn bè và nhớ cả thầy cô. Em mong thời gian qua nhanh để em được cắp sách đến trường, chia xa những ngày hè êm ái.
1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung về quê hương)
- Em được sinh ra và lớn lên tại xã Hoàng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tĩnh Thanh hoá.
- Quê hương em nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km theo đường chim bay.
- Quê em có những hàng dừa cao nghiêng bóng soi mình xuống dòng mương bao quanh xóm làng.
- Quê em có bãi cỏ xanh rất rộng. Chiều chiều, em thường theo các anh, các chị ra chơi thả diều. Tiếng sáo diều vi vu, vi vút giữa buổi chiều yên ả của đồng quê. Từng đàn chim bay liệng giữa tầng không.
- Ngoài vẻ dẹp của thiên nhiên, ngày nay quê em còn đẹp hơn nữa bởi bàn tay chung sức xây dựng quê hương của mọi người.
2. Phần Thân bài
* Giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ai đã về thăm quê hương em cách đây một năm, bây giờ có dịp trở lại chắc sẽ ngạc nhiên lắm trước sự đổi mới của quê em. ;
- Con đường đất đỏ về làng đã được thay thế bằng con đường nhựa đen bóng. Chiều chiều, những xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng vê sân phơi...
- Đến đầu làng, trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian bây giờ đã được thay bằng hai dãy nhà đầy đủ tiện nghi như một bênh viện thu nhỏ.
- Đi thêm chút nữa, ta sẽ thấy ngôi trường mẫu giáo khang trang nằm ngay trên nền móng của ngôi trường cũ.
- Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn xóm. Chỉ cần bước chân ra ngõ là ta sẽ được đi trên con đường sạch sẽ.
- Đi vào trong làng ta thấy trường Trung học cơ sở Tô Như và trường Tiếu học Nguyễn Mạnh Trinh thật rộng rãi, khang trang. Những dãy nhà cao tầng hằng năm mở rộng cửa đón biết bao con em trong làng tới lớp.
- Mỗi thôn ở quê em đều có nhà văn hóa của thôn mình, ở đó có sách báo cho mọi người đọc, có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn, trong xã.
Quê em còn có khu chợ rất rộng. Chợ họp phiên chính vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch. Các ngày còn lại chỉ họp phiên xép. Tuy là phiên xép nhưng chợ chẳng thiếu thứ gì.
- Tuy là thôn quê nhưng giờ đây, quê em không còn đổ rác lung tung. Các gia đình đều dồn rác vào thùng rồi mỗi buổi chiều có các xe rác đến thu gom. Củng nhờ vậy, mà giờ đây, các con đường trong làng không còn rác sinh hoạt thải ra như trước nữa. Người nào vứt rác lung tung sẽ bị phạt theo quy định của xã.
- Một nét đổi mới nữa, nếu em không kể thì thật là thiếu sót. Giếng nước quê em từ bao đời này đều rất trong. Bây giờ, bên cạnh những giếng khơi ấy, quê em cũng đã có nước máy về đến tận mỗi nhà. Từ khi có điện, có nước máy cuộc sống ở quê em thay đổi hắn. Làng quê như khoác lên mình màu áo tươi mới.
- Nét nổi bật về sự đổi mới của quê em chính là phong trào học tập. Nghèo mấy thì nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi đến chốn. Các thôn đều có quỹ khuyến học. Nhờ vậy, năm nào, cả xã cũng có tới mấy chục anh chị đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.
- Dưới ánh trăng, bên bát nước chè xanh sóng sánh, các cụ ông, cụ bà,... thường nói chuyện với nhau về việc học hành của con cháu. Việc học đã thấm vào máu thịt cua người dân quê em.
- Năm vừa qua, quê em thật vinh dự khi có hai chú cùng được phong quân hàm cấp tướng. Đó là chú Long con thầy giáo Huyền và chú Hùng con Bác Nhiên (bác Nhiên cũng là đại tá trong quân đội).
- Thạc sĩ và Tiến sĩ ở quê em rất nhiều. Những người có văn bằng như vậy đều được ghi vào sổ vàng của làng xã.
3. Phần Kết bài
- Quê em có thể không giàu như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương hiếu học của mình.
- Em rất vui trước sự đổi mới của quê hương.
- Em sẽ chăm chi học tập để mai này xứng đáng được ghi tên trong bảng vàng của xã.
Em mong mai này lớn lên, em sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về những đổi mới của quê hương em:
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
- Nêu bật những nét đổi mới của quê em trong những năm gần dây.
- Trong những nét đổi mới đó, em ấn tượng nhất với nét đổi mới nào?
- Tình cảm của em đối với quê hương mình?