K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

a. Theo NTBS, ta có:

A = T = 600 nu

G = X = 3200/2 -600 = 1000 nu

b. \(l_{ADN}=\frac{Nu}{2}\times3,4=5440A^o\)

Chu kì xoắn: \(5440\div34=160\) chu kì hoặc 3200 : 20 = 160 chu kì xoắn

Số liên kết H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 1000 = 4200 liên kết

c.Số nu trên mạch mARN là: 3200 / 2 = 1600 nu

Số acid amine của protein là: 1600 : 3 = 1600 /3 = 533,3333333 acid amine

 

21 tháng 12 2016

chữ lADN của câu b. là j thế bn

21 tháng 11 2016

Xét gen 1:

l = N/2*3.4 = 5100Å => N = 2l/3.4 = 2*5100/3.4 = 3000 nu

T = 20%N = 20%*3000= 600 nu = A

G = X = (3000 – 2*600)/2 = 900 nu

Xét gen 2:

C = N/20 = 120 => N = 120*20 = 2400 nu

A = 3G mà có N = 2A + 2G => 2400 = 2*3G + 2G = 8G

=> G = 2400/8 = 300 nu = X

A = T = 3*300 = 900 nu

Xét gen 3:

M = N*300 = 54*104 => N = 54*104/300 = 1800 nu

G – A = 10%N mà G + A = 50%N suy ra:

  • A = 20%N = 20%*1800 = 360 nu
  • G = 30%N = 30%*1800 = 480 nu

Xét gen 4:

X = G = 255 nu

A = 25%N mà A + G = 50%N => G = 25%N => N = 255/25% = 1020 nu

A = T = G = X = 255

29 tháng 10 2016

a)số tb con tạo ra sau 2 lần NP

2*23=16(tb)

Số gtu cái G tạo ra sau GP=số tb tham gia GP=16(gtu)

b)gọi x là số htu tạo thành

50=(x/16)*100

->x=8 (htu)

10 tháng 11 2016

a/

số tế bào con tạo ra:2*2^3=16

-vì đây là tế bào cái nên mỗi tế bào giảm phân chỉ tạo 1 giao tử

→số giao tử tạo thành là 16 giao tử

b/số hợp tử tạo thành bằng tổng số giao tử nhân với hiệu suất=16*50%=8(hợp tử)

17 tháng 5 2016

 Điểm giống nhau:
- Cả 2 đều là biến dị di truyền, qua giao tử vào hợp tử để di truyền qua các thế hệ.
- Cả 2 đều thuộc biến dị vô hướng có thế có lợi, có hại hay trung tính.
Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên.
- Đều là những biến dị có liên quan đến biến đổi vật chất di truyền.
Điểm khác nhau:
- Về nguyên nhân: Biến dị tổ hợp xuất hiện nhờ quá trình giao phối, biến dị đột biến xuất hiên do tác động của MT trong và ngoài cơ thể.
- Về cơ chế: biến dị tổ hợp phát sinh do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh. Còn biến dị đột biến phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn quá trình tái sinh NST, đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền.
- Về tính chất biểu hiện:
+ Biến dị đột biến biểu hiện 1 cách đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt, không định hướng. Phần lớn đột biến là có hại, tần số đột biến có lợi là rất thấp. Còn biến dị tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước. Sự phân li độc lập, sự hoán vị gen, tương tác qua lại giữa các gen đã sắp xếp lại tính trạng vốn có hoặc xuất hiên tổ hợp kiểu hình mới ở thế hệ sau.
+ Biến dị tổ hợp có thể dự đoán được quy mô xuất hiện, tần số xuất hiện nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ. Còn biến dị đột biến không thể chủ động xác định trước khả năng xuất hiện ở đời con với loại đột biến và tần số đột biến là bao nhiêu.
+ Biến dị tổ hợp thường có giá trị không đặc sắc như đột biến, chúng thường xuất hiện ở mức độ nhỏ, đa dạng tạo ra nguồn biến dị thương xuyên, vô tận cho chọn lọc tự nhiên.

17 tháng 5 2016

Điểm khác nhau cơ bản  giữa biến dị tổ hợp và thường biến:

Biến dị tổ hợp

Thường biến

- Là biến dị di truyền

- Xuất hiện ở các thế hệ sau thông qua quá trình sinh sản

- Không tương ứng với môi trường

- Có ý nghĩa là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá

- Là biến dị không di truyền

- Xuất hiện trong đời sống cá thể do môi trường thay đổi

- Luôn tương ứng với điều kiện môi trường

- Có ý nghĩa giúp cơ thể thích nghi với môi trường

29 tháng 8 2017

Số nu của gen N = 0,2346. 104.2/3,4 = 1380 nu.

=> Số nu của mạch 1 = 1380 : 2 = 690 nu

=> A1 = 690 : (1+1,5+2,25+2,75) = 92 nu

=> T1 = 92. 1,5 = 138 nu, G1 = 92. 2,25 = 207 nu. X1 = 92. 2,75 = 253 nu.

=> Số nu mỗi loại của gen:

A = T = A1 + T1 = 92 + 138 = 230 nu

G = X = G1 + X1 = 207 + 253 = 460 nu.

=> Số lk hidro của gen H = 2A + 3G = 2. 230 + 3.460 = 1840 lk

2 tháng 10 2017

a/ Xét mARN có tỉ lệ các loại ribonu \(A:U:G:X=1:2:3:4\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%rA=\dfrac{1}{1+2+3+4}.100\%=10\%\\\%rU=\dfrac{2}{1+2+3+4}.100\%=20\%\\\%rG=\dfrac{3}{1+2+3+4}.100\%=30\%\\\%rX=\dfrac{4}{1+2+3+4}.100\%=40\%\end{matrix}\right.\)

Xét mạch tổng hợp mARN ta có:

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%T=10\%\\\%A=20\%\\\%X=30\%\\\%G=40\%\end{matrix}\right.\)

Xét mạch còn lại của gen là:

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%A=10\%\\\%T=20\%\\\%G=30\%\\\%X=40\%\end{matrix}\right.\)

Xét cả gen:

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%A=\%T=\dfrac{10\%+20\%}{2}=15\%\\\%G=\%X=\dfrac{30\%+40\%}{2}=35\%\end{matrix}\right.\)

b/ Số ribonu trong phân tử mARN là: \(n_{mARN}=\dfrac{1500}{10\%}=15000\left(nu\right)\)

Số nu trong gen là: \(n=2.15000=30000\left(nu\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=30000.15\%=4500\left(nu\right)\\G=X=30000.35\%=10500\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)

2 tháng 10 2017

c/ Nếu 1 mạch gen sao mã bao nhiêu lần mARN đi nữa thì % của các loại ribonu do môi trường nội bào cung cấp có khác gì nhau đâu. Câu này bảo tính số lượng ribonu thì hay hơn.

Số liên kết cộng hóa trị là: \(5.\left(15000-1\right)=74995\)

18 tháng 7 2017

A: cao a: thấp B: đỏ b:vàng
P: AAbb x aaBB -> F1 có dạng AaBb
_ Đề cho biết khi cho F1 lai với cây nào đó ta được tổ hợp kiểu hình là 3 3 1 1 đây là tích tổ hợp của (3:1) (1:1) và ta cũng có F1 là AaBb là tổ hợp giao tử Aa và Bb(dị hợp) nên cây kia sẽ có tổ hợp tính trạng là Aa và bb hoặc Bb và aa.( vì mình học 1 năm trước rồi nên từ ngữ nó cũng có chỗ sai bạn thông cảm), còn câu B mik đọc không hiểu nha)

14 tháng 10 2017

Kim Lăng Phong

16 tháng 10 2016

a) số nst đơn mới môi trường cung cấp là 

(2^4-2)* 20=280 nst

b) số nst môi trường cung cấp thêm là 

2^4*(2^2-2)*20=640 nst

16 tháng 10 2016

Help me help me limdim
 

16 tháng 9 2017

chiều dài của ADN là \(\dfrac{N.3,4}{2}=\dfrac{2700.3,4}{2}4590\)

khối lượng của ADN là M=N.300 =2700.300=810000(đvC)

16 tháng 9 2017

*Theo công thức này là làm được nha cậu :

L= (N÷2).3,4 (Ao)

m = N. 300 (đvc)

Giải

-Chiều dài của phân tử ADN :

L= (2700÷2).3,4=4950(Ao )

-Khối lượng của ADN:

m = 2700.300= 810000(đvc)

Cứ áp dụng công thức thì sẽ làm được. Chúc cậu học tốt!