K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2019

Từ bao đời, con trâu vốn hiền lành, chăm chỉ luôn là người bạn đồng của người nông dân Việt Nam. Với sự lực lưỡng của mình, trâu giúp người nông dân cày ruộng chuẩn bị cho những vụ mùa mới. Trên đồng ruộng, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú trâu khỏe mạnh, kéo những đường cày thẳng tắp có phần nặng nhọc. Lực kéo trung bình của một con trâu loại A có thể đạt tới 3- 4 sào một ngày. Vụ mùa tới kì thu hoạch những chú trâu lại chăm chỉ đưa những xe thóc đầy. Chẳng những thế người nông dân Việt Nam mới nói rằng: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đủ để ta thấy tầm quan trọng đến nhường nào của trâu đối với đời sống nông dân.

bạn có chs game gì ko hả bạn

5 tháng 10 2021

Em vào link này xem nhé!

Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích, vai trò của con trâu

Tôi là một con vật rất to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ .trên những cánh đồng không thể thiếu bóng hình tôi đang cần mẫn kéo cày. Có thể nói tôi gắn bó thân thiết với ng nông dân Việt Nam . mỗi ng nông dân cũng chẳng thể thiếu tôi .cùng nhau tìm hiểu về dòng họ trâu nhà tôi nhé! Tôi Là động vật ở đất nước Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần do người nông dân đem bắt...
Đọc tiếp

Tôi là một con vật rất to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ .trên những cánh đồng không thể thiếu bóng hình tôi đang cần mẫn kéo cày. Có thể nói tôi gắn bó thân thiết với ng nông dân Việt Nam . mỗi ng nông dân cũng chẳng thể thiếu tôi .cùng nhau tìm hiểu về dòng họ trâu nhà tôi nhé! Tôi Là động vật ở đất nước Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần do người nông dân đem bắt về thuần hóa. nhà tôi có cặp sừng chắc khoẻ, đôi mắt đen láy chiếc mũi “khổng lồ" và đôi tai luôn phe phẩy trông rất đáng yêu.Đặc biệt, chúng tôi chỉ có hàm trên.Cấu tạo đặc biệt này gắn với câu chuyện cổ tích xưa về trí khôn của con người. Chỉ vì thấy hổ thua người mà giống nhà tôi cười lăn cười lộn, va vào đá đến nỗi vỡ cả hàm dưới. Câu Truyện treen đã lí giải hiện tượng này một cách rất hợp lí và đầy thú vị. Một vết lằn đen trên lông hổ, một cái hàm của tôi bị khuyết đã giúp cho văn học dân gian trở nên phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ngoài ra, còn làm cho đời sống con người thêm sinh động và đầy ý nghĩa sâu sắc. Mỗi năm tôi chỉ đẻ từ một đến hai lứa ,mỗi lứa một con mà thôi. Tôi thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bản thân tôi là một động vật thuộc lớp thú .Nhìn từ xa chả ai thấy lông tôi đâu, bởi da tôi rất dày và khoác lên mình một bộ lông tơ có màu xám đen và còn rất ngắn như 1 chiếc áo choàng. Bụng tôi to ,mông dốc, bầu vú nhỏ và đuôi tôi dài lắm đã thế còn rất linh hoạt, tôi thường dùng bộ phận sau mông tôi để đuổi ruồi muỗi.Sừng của tôi dài và có hình lưỡi liềm nó k chỉ làm dáng mà còn giúp tôi tự vệ chống lại kẻ thù. Bởi tôi k có hàm trên , có thể vì vậy mà tôi phải nhai lại thức ăn. Giống loài nhà tôi rất có ích trong đời sống vật chất của con người. Đặc biệt là người nông dân họ nuôi tôi chủ yếu để kéo cày giúp họ làm ra hạt lúa hạt gạo. Đối với mỗi người nông dân tôi là tài sản quý giá của nhà nông. Ngoài ra tôi có thể cung cấp thực phẩm cho con người. Đặc biệt là thịt tôi rất ngon và mắc tiền. Không chỉ vậy họ còn dùng sừng của tôi để làm đồ mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong đời sống tinh thần, văn hóa, tâm linh và cả nghệ thuật. Không chị gắn bó với người nông dân mà còn góp phần tạo nên Những kỷ niệm đẹp tuổi thơ của các trẻ em nông thôn Ở khắp mọi vùng quê đất Việt không ai khác ngoài tôi. các lễ hội thường có sự góp mặt tôi như lễ hội chọi trâu ở Dồ Sơn -Hải Phòngv.v.v… Nhiều tác phẩm văn học ,hội học, âm nhạc đều có sự góp mặt của tôi,chẳng hạn như bức tranh cảnh làng quê thanh bình với hình ảnh mục đồng ngồi trên lưng tôi Của một nghệ nhân nào đó đã vẽ và có hình bóng của tôi. Ngày nay , Nông thôn ngày càng đổi mới, máy móc nhiều là lúc tôi được nghỉ ngơi. Đặc biệt tôi còn là biểu tượng của Sea game 22 DNA được tổ chức tại Việt Nam. Nuôi tôi cũng không dễ dàng không khó lắm chuồn của tôi phải đảm bảo vào mùa đông tôi có thể ấm áp. Vào mùa hè phải thoáng mát. Thức ăn của tôi là cỏ. Những ai nuôi tôi cần phải hằng ngày vệ sinh chuồng của tôi, mặn ăn cũng phải sạch sẽ, thường xuyên khử trùng chuồng trại, Định kỳ phải đi tìm phòng các loại vắcxin,…theo lịch của thú y. khá là cầu kỳ nhỉ! Đến cuối cùng tôi vỡ lẽ ra một điều rằng tuổi đóng vai trò không ít quan trọng trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam. Tôi là Việt tượng của làng quê Việt Nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần MÌNH LÀM VĂN VẬY ĐƯỢC CHƯA Ạ CHO MÌNH XIN Ý KIẾN.

0
Tìm các yếu tố miêu tả và thuyết minh trong bài văn sau: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. " Những làn điệu dân ca đã trở thành một bài hát ru quen thuộc đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở còn thơ ấu. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu từ đó đến nay chưa bao giờ thay đổi. Do truyền thống của nền văn minh lúa nước nước ta, hình ảnh con trâu đã...
Đọc tiếp

Tìm các yếu tố miêu tả và thuyết minh trong bài văn sau: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. " Những làn điệu dân ca đã trở thành một bài hát ru quen thuộc đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở còn thơ ấu. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu từ đó đến nay chưa bao giờ thay đổi. Do truyền thống của nền văn minh lúa nước nước ta, hình ảnh con trâu đã sớm trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Trâu có hai loại: đực và cái, là loài nhai lại. Đặc điểm dễ nhận biết của trâu là không có răng hàm trên. Thân trâu rất dày, cơ bắp nhưng ngắn. có thai. Da của nó đen và rất dai nhưng lại được phủ một lớp lông mềm mại nên có cảm giác rất mịn màng. Trâu có chiếc mũi to, miệng rộng và cặp sừng hình lưỡi liềm. Trọng lượng trung bình của trâu cái là 350-400 kg và trọng lượng trung bình của trâu đực là 400-450 kg. Bước chân trâu chậm rãi nhưng đầy quyết tâm. Đuôi luôn vẫy như để cảnh báo những con ruồi không mời mà đến. Do phải làm việc đồng áng liên tục nên người trồng trọt có thói quen ợ hơi, nhai nhai. Khi có thời gian ăn cỏ, chúng nhai nhẹ để dự trữ càng nhiều thức ăn càng tốt khi cần làm việc liên tục. Đây là lý do tại sao con trâu có thể làm việc cả ngày không ngừng nghỉ. Với vẻ ngoài như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Đất trồng trọt có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước từ lâu đã gắn liền với đời sống lao động của người dân Việt Nam. Dù công việc đồng áng nặng nhọc và sương giá rất khó khăn trong một hai ngày, nhưng người nông dân luôn có “người bạn cần cù” – chú trâu luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cùng nhau làm việc vất vả. Dù trời nắng hay mưa, dù khó khăn đến mấy, chỉ cần có người cần, trâu sẵn sàng cùng người dân cày ruộng, mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cả gia đình. Vì thế người nông dân chúng tôi thường nói: “Trâu là khởi đầu của sự nghiệp”. Đàn trâu chẳng cần gì ngoài vài cọng cỏ ngoài đồng và một chỗ để qua đêm. Những ngày còn bận rộn với công việc đồng áng, những lúc rảnh rỗi, đàn trâu sẽ làm bạn với tiếng sáo của cậu bé chăn cừu và những cánh diều thơ mộng trên vùng trời rộng đầy nắng và gió nhẹ. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau. Là loài vật làm việc nên trâu còn là nguồn cung cấp thức ăn cho con người. Thịt trâu có hàm lượng protein khá cao và ít chất béo. Sữa trâu rất hiệu quả trong việc cung cấp protein và chất béo. Da trâu được sử dụng để làm mặt trống và giày. Sừng trâu được sử dụng để làm lược, sừng và các tác phẩm nghệ thuật khác. Trâu nước còn gắn liền với các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội đấu bò ở Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, huấn luyện kỹ càng trong thời gian dài để chuẩn bị cho ngày hội. Mỗi con thú đều vạm vỡ, có cặp sừng cong nhọn, làn da sáng bóng, đôi mắt trắng như tuyết và tròng mắt màu đỏ, trông hung dữ và uy nghiêm chỉ chờ bước vào đấu trường. Giữa tiếng trống thúc giục và tiếng reo hò cổ vũ của mọi người, hai con trâu lao thẳng vào nhau một cách hung hãn, va chạm và đánh nhau. Tôi tin mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “Trâu vàng” ở Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22. Trâu không chỉ là loài vật nuôi quen thuộc với nông dân Việt Nam mà còn trở thành hình ảnh được bạn bè quốc tế quan tâm. Con trâu đã trở thành biểu tượng của sự trung thực, sức mạnh và tinh thần thượng võ. Dựa trên hình tượng con trâu vàng, các sản phẩm vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo đã ra đời gồm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội mũ... Trong đời sống văn hóa, tinh thần, trâu còn là con vật linh thiêng dùng để cúng thần linh trong lễ hội lúa mới và hội đồng ruộng. Tất cả đều chứng tỏ rằng từ xưa đến nay, con trâu vẫn gắn bó mật thiết với đời sống dân tộc từ đời sống sinh hoạt đến lao động, văn hóa, phong tục và các mặt khác và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc, một phần của bản sắc dân tộc. Con trâu mang giá trị to lớn trong mọi mặt của đời sống con người và đã trở thành một “vai trò” không thể thiếu đối với con người, nó xứng đáng có trách nhiệm của con người để bảo vệ, yêu thương và trân trọng nó. Dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều loại máy móc đã xuất hiện thay thế vai trò của con trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh, ý nghĩa về con trâu vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong nếp sống tinh thần của mỗi người nông dân Việt Nam. GIÚP MÌNH VỚI Ạ, MÌNH CẦN GẤP.

0
19 tháng 10 2021

Tham khảo:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.
Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.

Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.
Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.”

thuyet minh ve con trau

Bài thuyết minh về con trâu lớp 9 ngắn gọn

Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu còn gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh dự cho chủ trâu. Ngoài chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre làng- những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”

Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu.
Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu.

Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 5 2019

1. 

a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.

b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.

2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.

- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.

3.

a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.

b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.

c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.