Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?
a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.
b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.
c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong các câu văn sau:
Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
Bài 3: Từ “đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc:
a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.
b. Bạn Hùng có tài đánh trống.
c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.
d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len.
Bài 4: Dòng nào chỉ gồm các động từ?
a. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự.
b Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương.
c. Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.
d. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự.
Bài 5: Câu “Mùa đông , cây trụi hết lá , chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng cứ phập phồng thở lửa giữa sương giá” là câu đơn hay câu ghép? ………………………….................................................................
Bài 6: Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nước tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm. B. Từ đồng nghĩa.
C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa.
Bài 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về tinh thần hợp tác ?
a. Kề vai sát cánh. b. Chen vai thích cánh.
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. d. Đồng tâm hợp lực.
Bài 8: Trong câu sau:
"Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ? đó là những quan hệ từ nào?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 9: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc (Ghi G), và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển (Ghi C).:
a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo…
b) Tai: - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe.
- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
Bài 10: Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, từ nào mang nghĩa gốc (Ghi G) , từ nào mang nghĩa chuyển (Ghi C).
a) Lá : - Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
- Lá khoai anh ngỡ lá sen
- Lá cờ căng lên vì ngược gió
- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam
b) Quả : - Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
- Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân
- Trăng tròn như quả bóng
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta
- Quả hồng như thể quả tim giữa đời
Bài 11: Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc (mẹ đang nấu cơm, bố làm việc trên máy tính, ông đọc báo, bạn học bài, hoặc nhảy dây,...)
Nghĩa gốc : xương sườn , hích vào sườn .
Nghĩa chuyển : sườn núi , sườn nhà , đánh vào sườn địch
T.i.c.k cho mk nhoe cậu ^^
Nghĩa gốc: Xương sườn, hích vào sườn
Nghĩa chuyển: Sườn nhà, sườn núi, đánh vào sườn địch