Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên Trái Đất có nhiều loại khí áp khác nhau tùy thuộc vào sự phân loại:
+ Theo thời gian: Khí áp thường xuyên, khí áp theo mùa, khí áp theo ngày đêm.
Trên Trái Đất có các đai áp cao và đai áp thấp hoạt động thường xuyên, phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Các đai khí áp gồm: một đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới, hai đai áp cao cực.
Ở các lục địa có các cao áp và hạ áp hoạt động theo mùa: ví dụ cao áp Xibêri, hạ áp Iran ở lục địa Á – Âu.
Ở các địa phương kề nhau có bề mặt đệm khác nhau, ngày đêm có các áp khác nhau; ví dụ ở nơi kề biển, ban ngày có áp thấp, ban đêm có áp cao…
+ Theo nguồn gốc: Áp hình thành do nhiệt lực. áp hình thành do động lực.
+Theo phạm vi: Áp hoạt động toàn cầu. hoạt động ở khu vực, hoạt động ở địa phương (ở thung lũng và sườn núi cao. ở trong đất liền và ngoài biển).
Ngoài ra. còn có các áp cao và áp thấp hoạt động theo mùa. Bên cạnh các khí áp hoạt động có tính toàn cầu ( đai khí áp), khí áp hoạt động theo khu vực (khí áp theo mùa), còn có các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương
– Như vậy. áp do nhiệt lực cao áp thấp xích đạo, áp cao cực; áp theo mùa; áp địa phương: các áp hình thành do động lực có: áp cao cận chí’ tuyến, áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các áp chủ yếu do nhiệt lực và động lực.
+ Ở Xích đạo: không khí bị mặt đất đốt nóng, nở ra và bay cao lên đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống lại được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriolit. Tới các vĩ độ 30° 35°, độ lệch đã lên tới 90° so với kinh
tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn. hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới.
+ Ở cực: do nhiệt độ thấp nên hình thành cao áp.
+Do sự chênh lệch về khí áp. gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt và từ hai cực về phía ôn đới gặp nhau, tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp theo mùa .là do nhiệt lực: Trên các lục địa rộng lớn. về mùa hạ có nhiệt độ cao hình thành nên các áp thấp về mùa đông, nhiệt độ hạ thấp. hình thành nên áp cao.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương chủ yếu là do nhiệt lực: Sự chênh lệch nhiệt độ theo ngày đêm giữa bờ biển và đất liền, giữa thung lũng và sườn núi tại các địa phương đã tạo ra các áp thấp và áp cao giữa biển và đất liền, .giữa thung lũng và sườn núi.
Đất là da của trái đất: Đất nằm ở phần ngoài cùng của vỏ Trái đất. Nó được coi là "làn da của trái đất". Đất phát triển theo thời gian dưới tác động của các quá trình hóa học, vật lý và sinh học. Chúng phát triển nơi đá và trầm tích (thạch quyển) chịu ảnh hưởng của hệ thực vật và động vật (sinh quyển), nước (thủy quyển) và khí hậu (khí quyển). Đất có thể rất mỏng, vài milimet, ở đó đất rất non hoặc bị phá hủy bởi các lực bên ngoài (ví dụ như nước, gió, hoạt động của con người), hoặc rất sâu, đến vài mét; ví dụ, nơi chúng xảy ra ở những nơi được bảo vệ hoặc ổn định. Các loại đất bao gồm các lớp, hoặc chân trời đất, mỗi loại có những đặc điểm riêng. Vật liệu đất bao gồm một hỗn hợp biến đổi và thường phức tạp của các chất hữu cơ, cát, bùn và các hạt đất sét, hoặc bao gồm các m
2. Khái niệm về đất
Đất là 1 lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã bị phong hóa kết hợp với thành phần hữu cơ. Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố căn bản đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất là thành phần tối quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với kích thước Trái đất, song đất lại là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực thực phẩm cho hầu hết các sinh vật. Vật liệu đất bao gồm một hỗn hợp biến đổi và thường phức tạp của các chất hữu cơ, cát, bùn và các hạt đất sét, hoặc bao gồm các mảnh vụn hữu cơ chiếm ưu thế.
Đất được tạo thành do sự phong hóa đá mẹ, đây là một quá trình tự nhiên bao gồm các quá trình địa chất, thủy văn và sinh học kết hợp lại. Đất được phân thành các tầng theo độ sâu. Sự phân tầng này là sản phẩm của quá trình chuyển hóa hóa học trong đất, quá trình sinh học - bao gồm sự tạo thành và phân hủy sinh khối sinh vật. Đất là thực thể tự nhiên được tạo thành từ sự kết hợp của sáu yếu tố là đá mẹ, sinh vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất,dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian dài, dần dần bị phá vỡ, vụn ra thành đất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi có loài người, thì con người là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành và thái hóa của đất.
Đất là một hệ mở hệ này thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, có thể xem đất là một cơ thể sống vì trong nó có nhiều sinh vật khác như: vi khuẩn nấm, tảo, thực vật, động vật. Do đó, đất cũng tuân thủ các quy luật sống: phát sinh, phát triển, thái hóa, già cỗi.
3. Bản chất và thành phần của đất
Đất là hỗn hợp các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Trong đất chứa không khí nước và chất rắn. chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, chiếm gần 100 % khối lượng đất và chia làm hai loại:chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.
Đất canh tác khô thường chứa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ. Một số loại đất như đất than bùn có thể chứa tới 90% chất hữu cơ. Một số loại đất khác như đất xám có tầng loang lỗ, đất xám glay hay đất xói mòn tro sỏi đá chỉ chứa đến khoảng 1% chất hữu cơ.
Tầng đất trên cùng dày khoảng vài đến vài chục centimet, được gọi là tầng A, hay còn gọi là đất mặt. Đây là lớp đất chứa nhiều chất hữu cơ nhất và cũng là vùng có vi sinh vật hoạt động mạnh nhất. Ion kim loại và các hạt sét trong tầng A rất dễ bị cuốn theo nước. Tầng đất tiếp theo được gọi là tầng B hay tầng đất cái. Tầng này tiếp nhận chất hữu cơ, các loại muối, hạt sét từ tầng mặt. Tầng C được tạo thành từ đá gốc đã phong hóa. Loại đá gốc từ đó quyết định thành phần và tính chất chính của đất tạo thành.
1. hạt có nguồn gốc từ noãn bào sau khi được thụ tinh phát triển thành.
2 quả có nguồn gốc từ bầu nhụy phát triển thành sau khi phôi được tạo ra
bạn **** cho mk nha
Khi phôi cây đước thành thục sẽ rời ra khỏi cây mẹ và rơi xuống bùn, khoảng vài giờ sau mọc rễ và thành cây non, cách sinh sản này gọi là "thực vật thai sinh" (cây sinh con)
cái này bạn sử dụng y tài khoản này và đăng ở học 24 sẽ đc giải đáp nhanh hơn nhé Nguyễn Ngọc Mai!
Câu 1 :
Tham khảo tại Câu hỏi của nhok lạnh lùng ~ - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến
Link : https://h.vn/hoi-dap/question/408126.html
Câu 1. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết ? Cho ví dụ.
Trả lời: - Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.
- Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.
Câu 2. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gi ?
Trả lời:
- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
Câu 3. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó ?
Trả lời:
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).
Điều chính mà mình muốn hỏi là tại sao khí áp cao ở vĩ độ 30° di chuyển sang khí áp thấp ở xích đạo mà không di chuyển sang khí áp thấp ở vùng vĩ độ 60°?
do xích đạo quanh năm nóng, không khí nở ra, bốc lên cao, sinh ra vành đai áp thấp
chúc bạn thành công!