Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
minhf vừa vào câu hỏi của bạn xong cũng có đấy ở trên đỉnh đầu ú
1. Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,...
2. Tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du.
CÂU 1:
KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN
KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG
KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG
KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO
1
Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:
- Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).
2
-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.
3
* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:
Kinh tế
* Nông nghiệp:
- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…
* Thủ công nghiệp:
- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
* Thương nghiệp:
- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.
- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.
Văn hóa
* Tôn giáo:
- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
* Chữ viết:
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
* Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.
- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
* Điểm mới:
- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...
1. Một số tác phẩm và tác giả văn học tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX là:
-Văn bản bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan,...
2. Những hiểu biết về nghệ thuật dân gian:
-Phát triển phong phú và đa dạng
+ Văn nghệ dân gian: tuồng, chèo, làn điệu quan họ,...
+ Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước: tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, tranh đông hồ Bắc Ninh
+Kiến trúc nghệ thuật độc đáo đặc sấc, tôn vinh, cao quý vô cùng tinh tế.
+ Xuất hiện thêm nhiều nghệ thuật tạc tượng tài hoa.
3. Một số thành tựu về khoa học kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX:
* Về khoa học :
-Nhiều nhà bác học và những tác giả tiêu biểu như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú , Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác,... cùng với các tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, Phủ Biên Tạp Lục, Đại Việt Sử kí tiền biên, Hải thượng y tông tâm lĩnh,...
* Về kĩ thuật:
-Từ thế kỉ XVIII,một số kĩ thuật ở phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.
-Thợ thủ công nước ta đã chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
1. Ở hình 4, mọi người đang mua vải - 1 loại nguyên liệu quý ở thế kỉ XV. Theo em, hình ảnh co mối quan hệ với các cuộc phát kiến địa lí là các cuộc phát kiến địa lí mục đích là để tìm các nguyên liệu và thị trường mới.
2. +Nguyên nhân: do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
+Điều kiện: khoa học-kĩ thuật phát triển
3.Các tiến bộ khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV và tác dụng mà em biết là
+Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.
+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng giữa đại dương bao la
+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
- những người buôn bán đủ các loại mặt hàng .
-Nguyên nhân : do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc , nguyên liệu và thị trường mới .
-Điều kiện : tiến bộ khoa học kĩ thuật
-Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật : các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương , định dạng đc
* Về văn học : những tác phẩm nổi tiếng ở cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX: Chinh phụ ngâm khúc , Cung oán ngâm khúc , thơ Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan , Cao Bá Quát , Nguyễn Văn Siêu ,...
* Sự phát triển rực rỡ của chữ Nôm cuối thế kỉ XIX đã nói lên :
- Văn học dân gian của nước ta càng phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú .
- Những tác phẩm nổi tiếng nói lên những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến .
- Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư tình cảm và nguyện vọng của con người việt nam
3.Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v... Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ... Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Có thể kể thêm một số công trình khác như Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định...Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định
("Gia Định tam gia") và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.
Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông), là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
4.
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.
Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.
Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.
Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.