K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

các bạn giúp mình làm các bài tập này nha mình cần gấp vì đây là đề cương trường mình, thứ 4 kiểm tra rồi nên các bạn ráng giúp mình nha. làm được bài nào thì các bạn cứ giúp, nhiều người giúp thì sẽ hết bài, mình cảm ơn nhiều lắm. Xin chân thành cảm ơn bạn.

Bài 3: Một bạn tiến hành thí nghiệm thấy trên vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 1,5A. Hãy giúp bạn xác định điện trở của đoạn mạch đó?

Bài 4: Một bóng đèn ghi 220V được thắp sáng liên tục với cường độ dòng điện 20A trong 4 giờ. Tính công của dòng điện khi bóng đèn sáng bình thường.

Bài 5: Một đoạn dây bằng đồng có chiều dài 1,2m được mắc vào nguồn điện thì thấy điện trở của đoạn dây đó là 6Ω. Tính tiết diện của đoạn dây đó biết điên trở suất của đồng là 1,7.10-8Ωm.

Bài 6: Một ấm đun nước bằng điện loại(220V-1,1KW), có dung tích1,6lít. Có nhiệt độ ban đầu là t1=200C. Bỏ qua sự mất nhiệt và nhiệt dung của ấm. Hãy tính thời gian cần để đun sôi ấm nước? điện trở dây nung và giá tiền phải trả cho 1lít nước sôi ? biết c=4200J/kg.k; 1kW.h có giá là 1.000đ

Bài 7 : Cho (R1ntR2) // R3. Ampe kế mắc nối tiếp với R3. Biết R1 = R2 = R3 = 3W.

a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện

b. Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

c. Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch khi ampe kế chỉ 1A

Bài 8: Cho mạch điện gồm : R1 nt (R2//R3­).Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch chính.Biết: R1= 4 W, R2=10 W, R3= 15W ,U = 5V.

a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện

b. Điện trở tương đương của mạch.

c. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Bài 9: Cho mạch điện gồm: R nt (R1//R2­).Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua R1, ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua R2. Biết R1= 20W, R = 10W. Ampe kế A1 chỉ 1,5A, Ampe kế A2 chỉ 1,0A. Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể.

a.Tính điện trở R2 và điện trở tương đương của mạch.

b.Tính hiệu điện thế của mạch.

Bài 10: Một bếp điện có ghi: 220V – 600W, được mắc vào hiệu điện thế 220V. Hãy tính:

a. cường độ dòng điện qua dây xoắn (dây điện trở của bếp)

b. Điện trở của dây .

c. Dùng bếp này để đun 1lít nước sau 10 phút thì sôi. Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra. Cho biết cnước= 4200J/kg.K

Bài 11: Cho mạch điện gồm: Rxnt(Đ // R1). Ampe kế mắc nối tiếp với Rx. Biết U = 12V, R1= 6W, RA rất nhỏ. Đèn có ghi: 6V – 3W. Rx là một biến trở con chạy và có giá trị 6W

a.Tính R toàn mạch.

b.Tính số chỉ của ampe kế.

c. Độ sáng của đèn như thế nào?

Bài 12: Ba điện trở R1 = 6W ,R2= 12W R3= 16W mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 24V

a.Tính điện trở tương đương của mạch

b.Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

c.Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 30s.

Bài 13: Một dây dẫn bằng nicôm dài 15m, tiết diện 1,5mm2 được mắc vào hiệu điện thế 28V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn này. Cho điện trở suất của nỉcôm là 1,1.10 -6 Wm.

Bài 14: Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hđt 28V thì dòng điện qua dây có cường độ là 2A.

a. Tính điện trở của đoạn dây dẫn.

b. Biết đoạn dây dẫn dài 11,2m tiết diện 0,4mm2. Hãy tìm điện trở suất của chất làm dây dẫn

Bài 15: Trên một ấm điện có ghi: 220V – 900W.

a. Tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện.

b. Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường.

c. Dùng ấm này để đun sôi nước trong thời gian 20 phút ở hiệu điện thế 220V. Tính điện năng tiêu thụ của ấm.

Bài 16: Một khu dân cư có 45 hộ gia đình trung bình một ngày mỗi hộ sử dụng một công suất điện 150W trong 5h.

a.Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư.

b.Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày.

c.Tính tiền điện của khu dân cư phải trả trong 30 ngày với giá điện 700đ/KWh

Bài 17: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi: 220V – 100W,và trên một bóng đèn dây tóc khác có ghi: 220V – 40W.

a. So sánh điện trở của 2 bóng khi chúng sáng bình thường.

b. Mắc song song hai bóng này vào hiệu điện thế 220V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao? Tính điện năng mà mạch điện này tiêu thụ trong 1h.

Một lần nữa cảm ơn bạn đã giúp mình giải bài tập

1
25 tháng 4 2019

Hỏi đáp Vật lýHỏi đáp Vật lýHỏi đáp Vật lýHỏi đáp Vật lý

7 tháng 11 2016

khi đèn sáng bt thì cường độ dòng điện bằng 0.75.điện trởkhi dò của biến trở là 6 ôm.vị r tương đương của đoạn mạch mạch lúc này là 18 bảng 9 chia 0.5. mà R BẰNG R1 CỘNG R2 TỪ ĐÓ SUY RA CÂU B; TA CO CT ; R=PNHAN L CHIA S. SUY RA; L BẰNG R NHÂN P CHIA S.TƯƠNG ĐƯƠNG ; 30 NHÂN 0.5 CHIA 1NHAN 10MU -6.ĐỔI 1MM BAMG1NHAN 10 MŨ -6 M

16 tháng 8 2016

r=pl/s nhé => R = 2,0967 ôm
cắt cuộn dây làm 2 đoạn mà đoạn 1 bằng 2 lần đoạn 2 => R1=2R2
ta có : R=R1+R2 = R2+2R2 = 3R2 =>R2 = 0,6989 ôm => R1 = 1,3978 ôm
đoạn này mình chưa hiểu lắm nên chia 2 trường hợp
TH1 : R1 nt R2 => I1=I2=U/R=2,8/2,0967 ( A )
TH2 : mắc riêng
=> I1 = U/R1 = 2,8/1,3978 ( A )
=> I2 = U/R2 = 2,8/0,6980 ( A )

15 tháng 2 2017

a) Khi đóng công tắc K, bóng đèn sáng bình thường, có nghĩa là cường độ dòng điện qua bóng đèn đúng bằng cường độ dòng điện định mức, và đó cũng là chỉ số của ampe kế.

Ta có: Iđm = P/Uđm = 4,5/6 = 0,75A

b) Đèn sáng bình thường có nghĩa là hiệu điện thế trên hai đầu bóng đèn đúng bằng hiệu điện thế định mức, do đó hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở được tính là Ubt = U - Uđ = 9 - 6 = 3V

Điện trở của biến trở khi ấy là: Giải bài tập Vật Lý 9 | Để học tốt Vật Lý 9

Công suất tiêu thụ của biến trở là Pbt = Ubt.Ibt = 3.0,75 = 2,25W

c) Công của dòng điện sản ra trên biến trở trong 10 phút là:

Abt = Pbtt = 2,25.10.60 = 1350J

Công của dòng điện sản ra trên toàn đoạn mạch trong 10 phút là:

Ađm = Pmt = UmImt = 9.0,75.10.60 = 4050J

4 tháng 11 2016

a, Nhiệt lượng tỏa ra trên dây tóc bóng đèn trong 1 ngày là: \(Q=I^2Rt=0,45^2.484.4.3600=1411344\left(J\right)\)

b,Ta có: \(1411344\left(J\right)=0,39204\left(kWh\right)\)

Số tiền điện phải trả trong 1 tháng là:\(0,39204.1500.30=17641,8\) (đồng)

c,Số lít nước mà lượng nhiệt năng thắp sáng cho bóng đèn trong 1 ngày đun sôi là:

\(m=\frac{Q}{c.\left(t_2-t_1\right)}=\frac{1411344}{4200.\left(100-25\right)}\approx4,48\left(kg\right)=4,48\left(l\right)\)

4 tháng 1 2022

Bài 1.

a. Khi dòng điện đi qua ấm, điện năng đã biến thành nhiệt năng

Điện trở của dây làm ấm là: \(P=\frac{U^2}{P}=\frac{200^2}{1100}=44\Omega\)

b. Có:

\(V=1,8l\Rightarrow m=1,8kg\)

\(C=4200J/kg.K\)

\(\hept{\begin{cases}t_1=25^oC\\t_2=100^oC\end{cases}}\)

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là: \(Q=m.C.\left(t_2-t_1\right)=1,8.4200.\left(100-25\right)=567000J\)

Thời gian để nước sôi là: \(t=\frac{Q}{P}=\frac{567000}{1100}=515,45\) giây

4 tháng 1 2022

Bài 2.

Nhiệt lượng toả ra để đun sôi nước là: \(Q=m.c.\left(t_1-t\right)=2,5.4200.\left(100-25\right)=787500J\)

Thời gian đun nước là: \(t=\frac{Q}{P_{dm}}=\frac{787500}{900}=875s\)

16 tháng 11 2021

a. \(\left\{{}\begin{matrix}R=U^2:P=220^2:1000=48,4\Omega\\I=P:U=1000:220=\dfrac{50}{11}A\end{matrix}\right.\)

b. \(R=p\dfrac{l}{S}\Rightarrow l=\dfrac{R\cdot S}{p}=\dfrac{48,4\cdot0,1\cdot10^{-6}}{40\cdot10^{-8}}=12,1\left(m\right)\)

c. \(Q_{thu}=mc\Delta t=2\cdot4200\cdot80=672000\left(J\right)\)

\(H=\dfrac{Q_{thu}}{Q_{toa}}100\%\Rightarrow Q_{toa}=\dfrac{Q_{thu}}{H}100\%=\dfrac{672000}{80}100\%=840000\left(J\right)\)

\(Q_{toa}=A=UIt\Rightarrow t=\dfrac{Q_{toa}}{UI}=\dfrac{840000}{220\cdot\dfrac{50}{11}}=840\left(s\right)\)

25 tháng 8 2016

ta có:

\(R=\frac{U}{I}=24\Omega\)

25 tháng 8 2016

của mình câu hỏi cũng tựa như vậy nhưng có thêm là dùng Ôm kế đo được điện trở của một bóng đèn pin là R1=2,4Ôm

Nhận xét giá trị R và R1 như nhau hay khác nhau, giải thích

3 tháng 2 2017

a) sơ đồ mạch điện như sau : Đ1nt Rx

b) Hiệu điện thế của bóng đèn khi sáng bình thường là : U=R*I =3*2=6V . Hiệu điện thế của hai đầu biến trở là : 12-6=6V . Vì hai bóng mắc nối tiếp nên có cùng cường độ dong điện là I=2A . => điện trở R2 phải có giá trị là : R2=U2/I =6/2=3 ôm.

c)Vì hợp chất nikelin có điện trở suất là: 0.4*10^-6 . Nên ta thay vào công thức tính điện trở của dây dẫn ta được : 60=0.4*10^-6 * d/2*10^-6 => d=300m

chắc là vậy , chưa chắc đã đúng đâu!!