K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

làm j đã thi đâu mà có.đến tháng 1 thàng 2 ms thi cơ

18 tháng 12 2016

de thi lop 7 nam truoc ay

 

20 tháng 4 2018

1.Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết:
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên ?

Câu 2. (6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Câu 3 (12 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

20 tháng 4 2018

Câu 1: (3 điểm)
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2: (7 điểm)
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

14 tháng 2 2019

Cậu tham khảo

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình

Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?

- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.

- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho hai câu thơ sau:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.

Câu 3. (4,0 điểm)

Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.

Câu 4. 

Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7

Câu 1 (2.0 điểm) Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:

  • Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng. (0,5đ)
  • Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: (1,5đ)
    • Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.
    • Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa.
    • Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn.

(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận)

Câu 2 (4.0 điểm)

  • Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà. (1,0đ)
  • Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ: (3,0đ)
    • Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. (1,0đ)
    • Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. (0,5đ)
    • Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. (0,5đ)
    • Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. (1,0đ)

Câu 3 (4.0 điểm)

  • Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn. (0,5đ)
  • Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau:
    • Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ. (0,5đ)
    • Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một thế giới khác, thế giới mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi con khám phá và chinh phục: (2,0đ)
      • Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách,...
      • Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi học trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui khi được điểm cao, và cả những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp,...
      • Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè,...
    • Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác, nhiều điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ. Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con đường của những khát khao và ước mơ. Bước qua cánh cổng trường là con đang bước đến một tương lai tươi sáng. Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con. (1,0đ)

Câu 4 

1. Yêu cầu chung:

Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
  • Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó kết hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác.
  • Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất phong phú nhưng tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
  • Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc.

b. Thân bài: (8,0đ)

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

  • Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: (2,0đ)
    • Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú.
    • Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
  • Bài thơ Sông núi nước Nam: (3,0đ)
    • Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được "sách trời" định sẵn:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    • Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:

Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.

  • Bài thơ Phò giá về kinh: (3,0đ)
    • Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông - Nguyên xâm lược:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.

    • Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:

Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.

=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước.

c. Kết bài: (1,0đ)

Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói chung và hai bài thơ nói riêng.

6 tháng 5 2018

mon dia ly la mon hoc bai (hoc thuoc long het di )can gi phai xin de 

PHÒNG GD & ĐT…….
TRƯỜNG THCS ………

 

 

 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN : ĐỊA LÍ 7

Thời gian : 60 phút

 

 

I. Trắc nghiệm

 Đọc kĩ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi

Câu 1 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Âu ?

A. Rất thấp                           C. Nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm

C. Chưa tới 0,1 %                 D. Cả A, B, C đều đúng   

Câu 2 : Quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh do :

A. Sự phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn     C. Cả A, B đều đúng

B. Sự phát triển, mở rộng đô thị                                            D. Cả A, B đều sai

Câu 3 : Đặc điểm kinh tế châu Âu ?

A. Nền nông nghiệp tiên tiến được chuyên môn hoá, hiệu quả cao

B. Nền công nghiệp phát triển sớm, cơ cấu cân đối, hiện đại

C. Dịch vụ phát triển đa dạng, rộng khắp            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4 : Ngành kinh tế quan trọng của các nước khu vực Bắc Âu ?

A. Khai thác rừng                           C. Công nghiệp khai thác dầu khí

B. Kinh tế biển                                D. Cả A, B, C đều đúng

II - Tự luận (8 điểm)

Câu 5 : Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ văn hóa và tôn giáo ở châu Âu ?

Câu 6 : So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải?

Câu 7 : Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lan với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương ?

5 tháng 4 2018

trường mik chưa ra đề là phòng giáo dục ra và cả sở nx nên k bt đc

mik nghĩ bn nên hc hết để đề phòng

9 tháng 4 2018

năm ngoái cũng được

19 tháng 12 2018

cho cau tho 

                           Thân em vừa trắng lại vừa tròn

a, Chép chính xác những câu thơ tiếp thơ để hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

b, Tìm thành ngữ trong bài thơ trên . Giải thích nghĩa của thành ngữ đó

c, Nếu giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ em vừa chép

15 tháng 10 2019

nguyen thi huyen trang tham khảo ạ

đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn văn - VnDoc.com

Đề khảo sát giữa học kì I môn Ngữ văn 7 - Có đáp án - Tài liệu

15 tháng 10 2019

cảm ơn bạn