K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 1:

Nếu chị nhớ không nhầm thì phải là \(\left[\begin{matrix} \frac{1}{2}\leq x< 2\\ 0< x<\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

Tức là $x$ nhận các khoảng giá trị sau:

\(0< x< \frac{1}{2}\)\(x=\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{2}< x< 2\)

Vậy có nghĩa $0< x< 2$ (rất dễ hiểu mà????)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 2:

Ngoặc nhọn dùng khi muốn biểu thị hai/ nhiều phương trình/ bất phương trình đồng thời xảy ra cùng một lúc

Ngoặc vuông dùng khi muốn biểu thị cái này hoặc cái kia xảy ra.

Bài trên phải dùng ngoặc vuông là sao em? Ngoặc nhọn thường xuất hiện trong bài toán giải hệ phương trình, bất phương trình. Còn ngoặc vuông thì thường dùng kết luận nghiệm của pt/ bpt.

Kết hợp điều kiện thì dùng ngoặc nhọn. Ví dụ $\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}$ thì việc $x+1\geq 0$ và $2-x\geq 0$ phải đồng thời xảy ra cùng lúc.

 

 

 

30 tháng 7 2021

"và" là dấu ngoặc nhọn nên không gộp lại được nha, "hoặc" là dấu ngoặc vuông mới gộp được, nhưng nếu BPT của bạn là dấu ngoặc vuông thì BPT này vô nghiệm

Chúc bn học tốt!

30 tháng 7 2021

bạn ơi và mới gôp lại được chứ hoặc có nghĩa là cái này hoặc cái kia mà không phải cả hai 

NV
29 tháng 7 2021

Khi thay số âm vào mũ chẵn (2;4;6...) thì luôn luôn phải đóng mở ngoặc, nếu ko sẽ dẫn tới kết quả sai ngay lập tức:

Ví dụ: \(x^2-1\) với \(x=-2\)

Nếu đóng mở ngoặc: \(\left(-2\right)^2-1=3\) (đúng)

Không đóng mở ngoặc: \(-2^2-1=-5\) (sai)

Trong trường hợp mũ lẻ (mũ 1; 3; 5...) có thể không cần ngoặc nếu thấy đủ tự tin về khả năng toán của bản thân.

29 tháng 7 2021

nếu thay -2 vào thì phải đóng mở ngoặc nghe bạn

\(\left(-2\right)^2-1\ne0\)

còn nói chung cứ số âm là đóng mở ngoặc cho chắc

AH
Akai Haruma
Giáo viên
30 tháng 7 2021

Nếu em thay $x=9,10,...$ không ra kết quả thì có nghĩa bài toán không có nghiệm $x=9,10,...$ thôi. 

Em xét 3 TH:

$x\geq 7$

$3\leq x< 7$

$x< 3$

Để phá trị tuyệt đối

Còn không có chuyện phải thay $x\leq 7$

30 tháng 7 2021

 Akai Haruma  Chị ơi khi mà kết hợp điều kiện thì phải dùng dấu ngoặc nhọn hay ngoặc vuông ạ ví dụ như 3 TH ở trên ạ 

12 tháng 7 2019

Em thử nha,sai thì thôi ạ.

2/ ĐK: \(-2\le x\le2\)

PT \(\Leftrightarrow\sqrt{2x+4}-\sqrt{8-4x}=\frac{6x-4}{\sqrt{x^2+4}}\)

Nhân liên hợp zô: với chú ý rằng \(\sqrt{2x+4}+\sqrt{8-4x}>0\) với mọi x thỏa mãn đk

PT \(\Leftrightarrow\frac{6x-4}{\sqrt{2x+4}+\sqrt{8-4x}}-\frac{6x-4}{\sqrt{x^2+4}}=0\)

\(\Leftrightarrow\left(6x-4\right)\left(\frac{1}{\sqrt{2x+4}+\sqrt{8-4x}}-\frac{1}{\sqrt{x^2+4}}\right)=0\)

Tới đây thì em chịu chỗ xử lí cái ngoặc to rồi..

13 tháng 7 2019

1.\(\left(\sqrt{x+3}-\sqrt{x+1}\right)\left(x^2+\sqrt{x^2+4x+3}\right)=2x\)

ĐK \(x\ge-1\)

Nhân liên hợp ta có

\(\left(x+3-x-1\right)\left(x^2+\sqrt{x^2+4x+3}\right)=2x\left(\sqrt{x+3}+\sqrt{x+1}\right)\)

<=>\(x^2+\sqrt{\left(x+1\right)\left(x+3\right)}=x\left(\sqrt{x+3}+\sqrt{x+1}\right)\)

<=> \(\left(x^2-x\sqrt{x+3}\right)+\left(\sqrt{\left(x+1\right)\left(x+3\right)}-x\sqrt{x+1}\right)=0\)

<=> \(\left(x-\sqrt{x+3}\right)\left(x-\sqrt{x+1}\right)=0\)

<=> \(\orbr{\begin{cases}x=\sqrt{x+3}\\x=\sqrt{x+1}\end{cases}}\)

=> \(x\in\left\{\frac{1+\sqrt{13}}{2};\frac{1+\sqrt{5}}{2}\right\}\)

Vậy \(x\in\left\{\frac{1+\sqrt{13}}{2};\frac{1+\sqrt{5}}{2}\right\}\)

1 tháng 1 2018

ĐKXĐ: \(x\ne-1\)
\(\frac{1}{\sqrt{x^2+3}}+\frac{1}{\sqrt{1+3x^2}}=\frac{2}{x+1}\)
\(\Leftrightarrow\frac{x+1}{\sqrt{x^2+3}}-1+\frac{x+1}{\sqrt{3x^2+1}}-1=0\)
\(\Leftrightarrow\frac{x+1-\sqrt{x^2+3}}{\sqrt{x^2+3}}+\frac{x+1-\sqrt{3x^2+1}}{\sqrt{3x^2+1}}=0\)
\(\Leftrightarrow\frac{x^2+2x+1-x^2-3}{\sqrt{x^2+3}\left(x+1+\sqrt{x^2+3}\right)}+\frac{x^2+2x+1-3x^2-1}{\sqrt{3x^2+1}\left(x+1+\sqrt{3x^2+1}\right)}=0\)
\(\Leftrightarrow\frac{2\left(x-1\right)}{\sqrt{x^2+3}\left(x+1+\sqrt{x^2+3}\right)}+\frac{-2x\left(x-1\right)}{\sqrt{3x^2+1}\left(x+1+\sqrt{3x^2+1}\right)}=0\)
\(\Leftrightarrow2\left(x-1\right)\left(\frac{1}{\sqrt{x^2+3}\left(x+1+\sqrt{x^2+3}\right)}-\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{x^2}+3}\left(\frac{1}{x}+1+\sqrt{\frac{1}{x^2}+3}\right)}\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x-1=0\\\sqrt{x^2+3}\left(x+1+\sqrt{x^2+3}\right)=\sqrt{\frac{1}{x^2}+3}\left(\frac{1}{x}+1+\sqrt{\frac{1}{x^2}+3}\right)\end{cases}}\)
\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=1\\x^2=\frac{1}{x^2}\end{cases}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=1\left(tmđkxđ\right)\\x=-1\left(ktmđkxđ\right)\end{cases}\Rightarrow}x=1}\)
Vậy nghiệm của pt trên là x=1

1 tháng 1 2018

Xét tử:
\(2\sqrt{1-3x}+\sqrt[3]{x+9}-2=2\left(\sqrt{1-3x}+\frac{3x-5}{4}\right)+\left(\sqrt[3]{x+9}-\frac{-3x+1}{2}\right)\)
\(=2.\frac{1-3x-\frac{9x+25-30x}{16}}{\sqrt{1-3x}-\frac{3x-5}{4}}+\frac{x+9-\left(\frac{-3x+1}{2}\right)^3}{\sqrt[3]{\left(x+9\right)^2}+\sqrt[3]{x+9}.\frac{-3x+1}{2}+\left(\frac{-3x+1}{2}\right)^2}\)
\(=\frac{-18\left(x+1\right)^2}{\sqrt{1-3x}-\frac{3x-5}{4}}+\frac{\frac{\left(x+1\right)\left(27x^2-54x+71\right)}{8}}{\sqrt[3]{\left(x+9\right)^2}+\sqrt[3]{x+9}.\frac{-3x+1}{2}+\left(\frac{-3x+1}{2}\right)^2}\)
Xét mẫu : x2-2x-3=(x+1)(x-3)
\(\Rightarrow A=\frac{\frac{-18\left(x+1\right)}{\sqrt{1-3x}-\frac{3x-5}{4}}+\frac{\frac{27x^2-54x+71}{8}}{\sqrt[3]{\left(x+9\right)^2}+\sqrt[3]{\left(x+9\right)}.\frac{-3x+1}{2}+\left(\frac{-3x+1}{2}\right)^2}}{x-3}\)
\(lim_{x\rightarrow-1}A=\frac{19}{48}\)
Gõ nhờ tý nhé, ko phải đáp án đâu
 

Các bạn chỉ mình ! Bài này là bài Có biểu thứcvà đây là phần c ) Tìm x để \(P< -\dfrac{1}{2}\), mình giải ra rồi P = \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}< -\dfrac{1}{2}\). Mình nghĩ ra mấy cách như thế này nhưng không biết nó cứ như nào ấy Cách 1 : Chuyển vế \(-\dfrac{1}{2}\) sang thì sẽ ra \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{1}{2}< 0\) , giải ra cũng ra kết quả là x<9* Nhưng cho mình hỏi về cách này : Mình nghĩ...
Đọc tiếp

Các bạn chỉ mình ! 

Bài này là bài Có biểu thức

và đây là phần c ) Tìm x để \(P< -\dfrac{1}{2}\), mình giải ra rồi P = \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}< -\dfrac{1}{2}\). Mình nghĩ ra mấy cách như thế này nhưng không biết nó cứ như nào ấy 

Cách 1 : Chuyển vế \(-\dfrac{1}{2}\) sang thì sẽ ra \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{1}{2}< 0\) , giải ra cũng ra kết quả là x<9

* Nhưng cho mình hỏi về cách này : Mình nghĩ là \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}\) đang nhỏ hơn \(-\dfrac{1}{2}\left(-0,5\right)\) , nó đang nhỏ hơn -0,5 mà nếu chuyển vế sang thì \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{1}{2}< 0\) ( mình nghĩ nếu nhỏ hơn 0 thì không thể nhỏ hơn -0,5 được ) , nhưng tại sao nó vẫn ra kết quả vậy ạ . Giair thích cho mình chỗ mà mình đang bị nhầm lẫn và sửa giúp mình nhá ! 

Cách 2 : Vẫn đê nguyên như cũ \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}< -\dfrac{1}{2}\) ( vì \(\sqrt{x}+3>0\) , 2>0 ) nên là mình nhân chéo . Mình lấy 1 công thức tổng quát : \(-\dfrac{a}{b}< -\dfrac{c}{d}\) 

* Nếu mà mình nhân theo kiểu \(-a.d< -c.b\)  và 1 kiểu khác \(b.\left(-c\right)< \left(-a\right).d\) hai kiểu này nó lại khác nhau mà làm theo kiểu thứ nhất thì nó lại đúng vẫn ra x<9 . Các bạn cũng chỉ mình chỗ sai nhé ạ và giúp mình sửa ạ 

Chị  Akai Haruma  , chị giúp em với ạ ! 

 

 

3
NV
25 tháng 7 2021

Tại sao em lại nghĩ nhỏ hơn 0 thì không nhỏ hơn -0.5 được?

\(-3< 0\) nhưng \(-3< -0.5\) vẫn đúng đó thôi, 2 điều này đâu liên quan đâu nhỉ?

Khi nhân chéo 1 BPT thì: nếu mẫu số luôn dương BPT sẽ giữ nguyên chiều, nếu mẫu số luôn âm BPT sẽ đảo chiều.

Với a;b;c;d dương:

Khi em để dạng \(-\dfrac{a}{b}< -\dfrac{c}{d}\) và nhân chéo: \(-ad< -bc\) (nghĩa là nhân b, d lên, 2 đại lượng này dương nên BPT giữ nguyên chiều, đúng)

Còn "kiểu khác" kia của em \(b.\left(-c\right)< \left(-a\right).d\) nó từ bước nào ra được nhỉ?

25 tháng 7 2021

thì vì cái P đó nó nhỏ hơn -0,5 nên bạn chuyển vế qua thành P+0,5<0 vẫn là 1 cách làm đúng (mình còn hay dùng cách này nữa mà)

còn khúc bạn lập luận vì nhỏ hơn 0 nên vẫn chưa chắc nhỏ hơn -0,5 có lẽ là bạn quên cái khúc mà nhỏ hơn 0 là bạn đã + 0,5 vào rồi nên nó ko phải là P nữa

và bài toán này có nhiều cách giải,bạn có thể làm như cách 1 và 2 cũng được,theo mình thì cách 2 mình ít khi làm vì phải cẩn thận ngồi xem dấu,cả 2 vế cùng dấu mới làm vậy được nên cũng hơi khó khăn,đó là theo mình thôi,còn bạn làm cách nào cũng được