Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3:* Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất:
-Hiệp ước gồm 12 điều khoản, có nội dung chính như sau:
+Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì( Gia Đinh, Định Tường , Biên Hòa)và đảo Côn Lôn.
+bồi thường 20 triệu quan( ước tính 280 vạn lạng bạc)
+triều đình phải mở 3 cửa biển : đà nẵng, ba lạt , quảng yên cho thương nhân Pháp và Tây Ba Nha vào tự do buôn bán và truyền đạo
+Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông.
câu 3:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Thành phần lãnh đạo |
KN Ba Đình | 1886-1887 | Phạm Bành, Đinh Công Tráng |
KN Bãi Sậy | 1883-1892 | Nguyễn Thiện Thuật |
KN Hương Khê | 1885 - 1898 | Phan Đình Phùng, Cao Thắng |
Câu 2: Mục đích của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.
-Diến biến:
- Diễn biến
+ 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng chống Pháp
+ gd1(1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì
+ gd2(1889-1896): quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
- Kết quả
+ (11/1888): Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri
+ (1889-1896): Có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Câu 2:
Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh
* Giai đoạn 1 (1884->1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893-> 1892
-Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
-Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại
- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân
- Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
* Diễn biến:
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán cho toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Liền theo đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh.
Với mục tiêu xây dựng chế độ quân chủ lập hiến (tương tự như Nhật và Anh), Lương-Khang đã lôi kéo được vua Quang Tự tham gia vào kế hoạch lần này. Vua Quang Tự, một mặt thấy được ích lợi từ việc cải cách của Nhật, một mặt muốn nhờ tay Khang-Lương để lấy lại quyèn lực từ tay thái hậu Từ Hy, nên đã đồng ý tham gia và ủng hộ để 2 vị tiến hành cuộc cách mạng này.
Về bản chất và ý nghĩa, đây là một cuộc cách mạng không triệt để của các lực lượng tư sản TQ, mở đường cho TQ tiến lên thành một nước quân chủ lập hiến, làm tiền đề để phát triển cũng như tìm cách chống lại các thế lực ngoại xâm. Tuy thất bại nhưng cuộc cách mạng cũng cho thấy rằng các lực lượng tư sản trong nước đã có bước lớn mạnh, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cách mạng tư sản lớn sau này.
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới vì
A. Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn.
B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Mĩ có tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn.
Câu 2: Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do Mĩ tận dụng vốn đầu tư từ bên ngoài.
B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
C. Do Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
Câu 3: Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu của chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh.
D. Làm bá chủ thế giới.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Quân sự.
C. Khoa học – kĩ thuật.
D. Giáo dục.
Câu 5: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng hợp tác với các nước.
C. hợp tác với Liên Xô.
D. liên minh với Cộng hòa Liên Bang Đức.
4. D
5. A
6. A
4D
5A
6A