Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Quá trình liên kết khu vực Tây Âu
* Nguyên nhân:
- Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm. |
- Do xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết. |
- Các nước Tây Âu cần phải đoàn kết với nhau để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. |
* Quá trình liên kết: |
- Tháng 4/1951, "Cộng đồng than, thép châu Âu" ra đời gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà lan, Lúc-xăm-bua. |
- Tháng 3/1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC). Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa sáu nước. |
- Tháng 7 năm 1967, ba Cộng đồng trên sát nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC) |
- Tháng 12/1991, các thành viên EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan). Hội nghị thông qua hai quyết định quan trọng: + Xây dựng một liên minh kinh tế, chính trị tiến tới nhà nước chung châu Âu. + Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ ngày 1/1/1999 một đồng tiền chung của Liên minh châu Âu đã đươc phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO. |
+ Số lượng thành viên của EU ngày càng tăng: năm 1999 là 15 nước, đến năm 2004 là 25 nước… |
+ Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. |
b. Mối quan hệ Việt Nam - EU: |
- Việt Nam và EU thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, văn hóa, giáo dục KH-KT... |
- Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU được tăng cường. Hai bên giao lưu trao đổi hàng hoá với nhau. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU là quần áo, dày dép, thủy hải sản... |
- Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư từ EU nhằm xây dựng và phát triển đất nước.... |
rất tiếc
em chỉ được nhận 1 SP vì câu trả lời còn dựa vào mạng
https://dongmai40.violet.vn/present/de-dap-an-hsg-su-9-nghe-an-15-16-11566671.html
* Tham khảo:
- Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á, có lịch sử lâu đời và văn hoá phong phú. Trước năm 1945, Việt Nam là thuộc địa của Pháp và chịu sự cai trị của người Pháp. Sau năm 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập và đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình. Văn hóa Việt Nam bao gồm văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục truyền thống, ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, từ dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp sang mô hình kinh tế hướng xuất khẩu và công nghiệp hóa. Việt Nam đã mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 2: Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
Câu 1 : Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là cuộc binh biến tháng 7-1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18-6-1953.
- Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền.
- Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tựu. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của châu Phi. Nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
- Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cựu tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết xung đột khắc phục các khó khăn về kinh tế nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu…