Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến nay đã không ngừng tác động vào môi trường, làm biến đổi môi trường sống.
- Thời kì nguyên thuỷ: con người sống hòa đồng với tự nhiên bằng hình thức săn bắt hái lượm, nên nguồn tài nguyên không hề suy giảm. Chỉ khi con người biết dùng lửa mới gây hậu quả nghiêm trọng tới rừng làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ở Trung Âu, Đông Phi, Đông Nam Á bị đốt cháy.
- Xã hội nông nghiệp: con người chặt phá, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn nuôi làm diện tích rừng bị thu hẹp, thay đổi tầng nước mặt, đất trở nên khô cằn, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.
- Xã hội công nghiệp: máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Việc cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nền công nghiệp cũng làm cải tạo môi trường, ngành hóa chất giúp tăng sản lượng lương thực và khống chế nhiều dịch bệnh, nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.
Do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
-Khí thải công nghiệp do các nhà máy -> Hiệu ứng nhà kính, Suy giảm tầng ô Zôn(áo giáp bảo vệ trái đất). Trái đất nóng lên -> băng tan diện tích đất lục địa giảm do nước biển dâng...
- Phá rừng bừa bãi, cháy rừng giảm. "lá phổi" trái đất thu hẹp. Hiện tượng lũ lụt, xói mòn rửa trôi đất. diện tích đất canh tác thu hẹp. đất thái hoá...
- xử lý chất thải (công -nông nghiệp và sinh hoạt) không hợp lý làm ô nhiểm môi trường
- Sử dụng phân bón., thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý cũng làm ô nhiểm môi trường
- Sử dụng nước không hợp lý, lảng phí và cũng làm môi trường suy thoái(thếu nước sinh hoạt, nướ tưới tiêu
-Khai thác tài nguyên (nước, khoáng sản, vật liệu xây dựng, năng lượng) không hợp lý cũng làm cho môi trường sống của con người và sinh vật sống bị huỷ hoại.
-Khai thác, sử ụng các nguồn gien Đ.T vật không hợp lý làm mất cân bằng sinh thái -> Ảh đến MT
Do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
Do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
Câu hỏi: Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ,ô nhiễm Môi Trường ,khắc phục ô nhiễm Môi Trường của luật bảo vệ Môi Trường Việt Nam.
- Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II): Quy định về phòng chòng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố mỏi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III): Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bổi thường và khắc phục hậu quá về mặt môi trường.
Câu hỏi: Liệt kê những hành động làm suy thoái Môi trường mà em biết trong thực tế ,đề suất cách khắc phục.
Hành động làm suy thoái môi trường | Cách khắc phục |
- Khai thác rừng bừa bãi | - Trồng cây gây rừng, khai thác rừng hợp lí |
- Săn bắn động vật hoang dã | - Xây dựng các khu rừng quốc gia để bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã, lưu giữ những nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Cấm săn bắt động vật hoang dã |
- Sử dụng đất không hợp lí | - Có quy hoạch sử dụng đất, có kê hoạch cải tạo đất |
Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì trong quá trình tiến hóa của nhân loại, tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người (chặt phá rừng, săn bắt các động vật quý hiếm, khai thác các tài nguyên thiên nhiên quá mức, sản xuất công nghiệp, đô thị hóa…) đã tác động và biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Kết quả của các hoạt động đó làm biến đổi môi trường nghiêm trọng → ô nhiễm môi trường
- Những biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
+ Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, Mặt Trời).
+ Tạo bể lắng và lọc nước thải.
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác.
+ Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng, hạn chế khai thác các rừng nguyên sinh
+ Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng...
+ Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
+ Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
+ Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
+ Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
Tham khảo
– Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm môi trường do nguyên nhân từ hoạt động cùa tự nhiên rất ít như: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển…. Còn rất nhiều nguyên nhản gây ô nhiễm khác đều do hoạt động của con người gây ra.
– Những biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
+ Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, Mặt Trời).
+ Tạo bể lắng và lọc nước thải.
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác.
+ Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Xây dựng thâm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
+ Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
+ Giáo dạc để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
+ Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
+ Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học. m) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
Hai nội dung của Luật Bảo vệ môi trường:
- Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:
+ Liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.
+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:
+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp.
+ Những tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
Phun thuốc trừ sâu hóa học làm suy thoái môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân:-sự thiếu ý thức
-sự quản lí của pháp luật, nhà nước ko chặt chẽ
Hoạt động gây suy thoái:- vứt rác bừa bãi
- đổ chất thải ra môi trường biển
- thải khí độc từ sinh hoạt, phương tiện và công nghiệp làm thủng tầng ozon, ô nhiễm không khí
-...
Biện pháp:- tuyên truyền, giáo dục để nag6 cao ý thức của người dân
- xử lí chất thải nhà máy một cách hiểu quả
- hạn chế thải khí độc từ nhà, dời các các nhà máy ra các nơi hoang mạc để không gây ảnh hưởng đế môi trường xanh, nên sử dụng phương tiện ít gây ô nhiễm như xe buýt,...
- nâng cao sự quản lí của nhà nước về vệ sinh môi trường chung