K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy...
Đọc tiếp

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy hay lấy bài kt cho tôi, hỏi điểm số tôi, còn động viên tôi khi tôi điểm kém đôi khi còn tỏ ra hơi lo lắng. Đó là một điều hết sức bình thường giữa những người bạn học với nhau, nhưng với một thằng con trai như tôi, đó là lần đầu tôi được một cô gái đối xử tốt như thế. Rồi không biết tôi thích cô ấy từ lúc nào, biết là không thể nên tôi chẳng dám nói ra, khoảng cách nó lớn quá, với lại cô ấy chỉ thích mấy bạn đẹp trai, đầu nấm nè, dễ thương nữa ( cô ấy rất thích trai Hàn ). Sau này tôi bị đổi chổ ngồi đi nơi khác, và cũng không còn ai đối xử như thế với một thằng như tôi cả, cô ấy cũng thích ai đó, không còn nói chuyện với tôi như trước. Vài chuyện xảy ra, tôi đã gián tiếp phủ nhận tình cảm của mình, không lâu sao thì cô ấy quen người khác ( tốt hơn tôi nhiều ). Ngày đó tôi buồn lắm, hụt hẫng, chẳng biết phải làm sao nữa, hàng ngày nhìn cô ấy và người khác vui vẻ tôi đau lắm, nhưng bản thân mình có là gì của họ đâu. Nhưng không lâu sau thì họ chia tay vì không hợp, tôi cũng chẳng có fb hay zalo của cô ấy nên chẳng biết cô ấy có thật sự buồn không, chỉ thấy cô ấy luôn bình thường, hình như cô ấy là người chủ động chia tay thì phải. Những năm 12, cô ấy vẫn nói chuyện và cười với tôi, nụ cười cô ấy đẹp lắm, tôi luôn không kìm được cảm xúc khi cô ấy cười. Tôi luôn chọn đứng phía sau lưng cô ấy, luôn ra về sau lưng cô ấy, luôn nhìn cô ấy từ phía sau, phải chỉ phía sau thôi, vì tôi biết tôi không thể, dù sao thì khoảng cách vẫn quá lớn, nó dễ dàng nhận ra được ngay từ vẻ bên ngoài. Chỉ cần cô ấy nói với tôi một câu, cười với tôi một lần, có lẽ nó là hạnh phúc và đủ lắm rồi, tôi không dám hy vọng điều gì khác đâu. Chỉ còn vài tháng nữa là hết năm học 12 rồi, có lẽ khoảng thời gian tươi đẹp ấy cũng sẽ kết thúc với tôi. Hy vọng sau này nếu có duyên khi gặp lại, tôi sẽ tốt hơn bây giờ ( tôi sẽ luôn cố gắng mà ) và cô ấy cũng thế, chúc cô ấy thành công với ước mơ của mình và tìm được người người thật sự yêu thương và tốt với cô ấy. TAO BIẾT MÀY SẼ KHÔNG THẤY NHỮNG DÒNG NÀY NHƯNG TAO CẢM ƠN MÀY NHIỀU LẮM, CẢM ƠN VÌ MÀY ĐÃ TỐT VỚI MỘT THẰNG NHƯ TAO, VÀ XIN LỖI, XIN LỖI VÌ ĐÃ THÍCH MÀY KHI TAO KHÔNG CÓ GÌ CẢ

 

4
10 tháng 4 2021

thật là buồn 

10 tháng 4 2021

Chia buồn nhưng thặc xúc đồng:") Gớt nước mắt

3 tháng 3 2019

- Ý nói về chất của phong trào cách mạng: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

- Ý nói về lượng: Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

1 tháng 4 2017

- Ý nói về chất của phong trào cách mạng: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

- Ý nói về lượng: Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Có một vị học giả, khi nghỉ lại bước đường từng trải của mình đã nói: khi tôi học năm thứ 5 tiểu học, tôi thi đỗ đầu. Thầy giáo tặng tôi một bản đồ thế giới. Tôi phấn khởi lắm và chạy về nhà giở tấm bản đồ ra xem. Không may, hôm đó đến phiên tôi phải đun nước tắm cho cả nhà, tôi vừa đun nước vừa xem bản đồ. Giở đến tờ bản đồ Ai – Cập tôi nghĩ Ai – Cập...
Đọc tiếp

Có một vị học giả, khi nghỉ lại bước đường từng trải của mình đã nói: khi tôi học năm thứ 5 tiểu học, tôi thi đỗ đầu. Thầy giáo tặng tôi một bản đồ thế giới. Tôi phấn khởi lắm và chạy về nhà giở tấm bản đồ ra xem. Không may, hôm đó đến phiên tôi phải đun nước tắm cho cả nhà, tôi vừa đun nước vừa xem bản đồ. Giở đến tờ bản đồ Ai – Cập tôi nghĩ Ai – Cập rất đẹp, có Kim tự tháp, có sông Nin, có mộ nữ hoàng, có vua Fa – ra – on và còn nhiều điều thần bí khác. Tôi nghĩ bụng lớn lên nếu có cơ hội phải đi thăm Ai – Cập một chuyến. Khi đang xem say sưa, bỗng một người từ trong nhà tắm bước ra, khổ người to béo, bụng quấn cái khăn bông, nói với tôi bằng một giọng gay gắt: mày đang làm gì? Tôi ngẩng đầu lên nhìn, người ấy là bố tôi. Tôi nói: Con đang xem bản đồ. Bố tôi rất bực tức: Lửa tắt hết rồi, còn xem bản đồ gì?. Tôi nói: con đang xem bản đồ Ai – Cập. Bố tôi chạy tới giang tay tát và đá tôi một cái văng đến gần lò lửa rồi nói: đi nhóm lửa mau, xem bản đồ Ai – Cập làm gì? Đánh xong ông nói với giọng rất nghiêm túc: Tao bảo đảm với mày, cả đời mày sẽ không bao giờ đến được nơi xa xôi hẻo lánh ấy! Mau đi nhóm lửa! Lúc đó tôi đứng ngây người nhìn cách hành xử của bố tôi, tôi nghĩ: sao bố tôi lại khẳng định với tôi sự việc lạ lùng ấy! Đúng thực như thế ư? Cả cuộc đời tôi sẽ không bao giờ được đi Ai – Cập ? 20 năm sau, lần đầu tiên được ra nước ngoài là tôi đến ngay Ai – Cập, bạn tôi hỏi: Câu đến Ai – Cập làm gì? Tôi nói: vì tôi không muốn sinh mệnh của mình bị người khác sắp đặt, và tôi đã đi du lịch Ai – Cập. Một hôm, tôi ngồi trên bậc thềm trước cửa Kim tự tháp, mua một bưu thiếp gửi cho bố tôi. Tôi viết: “ Ba thân mến! Con đang ngồi viết thư trước Kim tự tháp để gởi cho ba. Con nhớ khi con còn nhỏ, ba đánh con hai cái bạt tai, đá con một cái và ba nói bảo đảm rằng con không thể đến nơi xa xôi này được, bây giờ con ngồi đây viết thư cho ba”. Khi viết, tôi có cảm xúc sâu sắc, lúc ba tôi nhận được bư thiếp ông nói với mẹ tôi: Này, đó là lần đánh thứ mấy nhỉ? Làm sao lại có hiệu quả thế, đá một cái là bay ngay đến Ai – Cập. Câu hỏi: 1. Dựa vào triết học duy vật biện chứng, anh (chị) rút ra triết lý gì từ tình huống nầy? 2. Nêu rõ triết lý của người bố ông học giả và triết lý của chính ông học giả?

2
31 tháng 10 2021

Lớp của bạn giải ra được câu này chưa ạ. Nếu rồi, có thể cho mình xin đáp án với được không huhu

 

1 tháng 11 2021

Cho mình xin đáp án với ạ

 

Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác...
Đọc tiếp

Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn. 

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

1
29 tháng 9 2017

a. Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất vả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.

Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác...
Đọc tiếp

Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

1
1 tháng 4 2017

a. Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất vả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.

7 tháng 12 2017

hay lắm

3 tháng 1 2018

Đáp án: C

Xử lí tình huống:  a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao? b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố. Nếu là bạn của Thanh, em...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống: 

a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

2
3 tháng 1 2019

a. Hùng nên nói chuyện với ba mẹ và phân tích cho ba mẹ hiểu là làm như thế không đúng, trái với Luật Nghĩa vụ quân sự. Hùng và anh trai phải thuyết phục bố mẹ, rằng đi bộ đội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân khi đến tuổi trưởng thành. Vào quân ngũ anh trai Hùng còn được đào tạo và rèn luyện để trở thành người sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có ích. Việc đi nhập ngũ là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, dân tộc và đó cũng là cách trang bị kiến thức và sức khỏe phòng khi đất nước gặp chiến tranh sẽ có thể góp sức bảo vệ tổ quốc.

b. Em có thể khuyên Thanh trở về làm việc ở quê hương, làm tròn trách nhiệm đối với quê hương vì địa phương cấp kinh phí cho Thanh đi học là để sau này trở về phục vụ quê hương. Điều đó rất cần thiết với tất cả mọi vùng quê trên khắp Việt Nam. Nếu Thanh cố tình ở lại thành phố thì sẽ là không thực hiện nghĩa vụ của mình với quê hương, làm mất thiện cảm và niềm tin mọi người mong đợi.

c. Tiến hãy làm theo mong muốn của mình vì mỗi người có 1 chí hướng khác nhau, nếu cố gắng Tiến sẽ thành công và có thể thành công hơn những người bạn của mình. Con người cần có ước mơ và phải biết bảo vệ mơ ước của mình để biến nó thành sự thật. Không phân biệt nghề truyền thống hay hiện đại, miễn bạn có khả năng, yêu thích và quyết tâm thực hiện để xây dựng nền kinh tế của bản than và gia đình là điều đáng quý. Hơn thế nữa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là một điều vô cùng đáng quý và được khuyến khích trong đời sống nhân dân ta hiện nay.

6 tháng 12 2022

a. Hùng nên nói chuyện với ba mẹ và phân tích cho ba mẹ hiểu là làm như thế không đúng, trái với Luật Nghĩa vụ quân sự. Hùng và anh trai phải thuyết phục bố mẹ, rằng đi bộ đội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân khi đến tuổi trưởng thành. Vào quân ngũ anh trai Hùng còn được đào tạo và rèn luyện để trở thành người sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có ích. Việc đi nhập ngũ là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, dân tộc và đó cũng là cách trang bị kiến thức và sức khỏe phòng khi đất nước gặp chiến tranh sẽ có thể góp sức bảo vệ tổ quốc.

b. Em có thể khuyên Thanh trở về làm việc ở quê hương, làm tròn trách nhiệm đối với quê hương vì địa phương cấp kinh phí cho Thanh đi học là để sau này trở về phục vụ quê hương. Điều đó rất cần thiết với tất cả mọi vùng quê trên khắp Việt Nam. Nếu Thanh cố tình ở lại thành phố thì sẽ là không thực hiện nghĩa vụ của mình với quê hương, làm mất thiện cảm và niềm tin mọi người mong đợi.

c. Tiến hãy làm theo mong muốn của mình vì mỗi người có 1 chí hướng khác nhau, nếu cố gắng Tiến sẽ thành công và có thể thành công hơn những người bạn của mình. Con người cần có ước mơ và phải biết bảo vệ mơ ước của mình để biến nó thành sự thật. Không phân biệt nghề truyền thống hay hiện đại, miễn bạn có khả năng, yêu thích và quyết tâm thực hiện để xây dựng nền kinh tế của bản than và gia đình là điều đáng quý. Hơn thế nữa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là một điều vô cùng đáng quý và được khuyến khích trong đời sống nhân dân ta hiện nay.