K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

a) Khi hút hết không khí trong hộp sữa ra ngoài thì áp suất trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp, do đó hộp bị móp méo.

b) Như trên, khi không có lỗ này và nắp ấm quá kín, khi rót trà, áp suất của cột nước trong ấm trà nhỏ hơn áp suất khí quyển làm cho nước không thể chảy ra đc. Còn khi có lỗ nhỏ đó, tổng áp suất của ( cột nước + áp suất khí quyển tác dụng lên cột nước thông qua lỗ nhỏ ) sẽ lớn hơn áp suất khí quyển. Từ đó , nước có thể chảy ra dễ dàng.

c) Y như ví dụ trên luôn, ngón tay bị đầu ống tương tự như nắp ấm trà quá kín

22 tháng 12 2016

ok

26 tháng 1 2018

Khi đổ nước vào trong ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống khi đó áp suất do cột nước trong ống gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su bị cong xuống phía dưới.

29 tháng 6 2019

Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống thì áp suất của nước ngoài chậu lớn hơn nên màng cao su bị lõm vào trong ống.

11 tháng 3 2019

Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng với mực nước ở ngoài, khi đó áp suất của nước trong ống và ngoài ống cân bằng nhau nên màng cao su có dạng phẳng.

6 tháng 5 2021

a, Có vì nước dẫn nhiệt kém nên mặc dù nước ở miệng ống sôi nhưng ở đáy chai nước vẫn mát và cá có thể bơi ở đáy ống. Tuy nhiên không nên tiến hành thí nghiệm trong thời gian dài vì nước sẽ tản nhiệt xuống đáy ống và cá sẽ biến thành cá luộc.

b, Không vì thanh kim loại dẫn nhiệt tốt, khi nước ở đầu ống nghiệm sôi, thanh kim loại cũng nóng lên theo, dẫn nhiệt xuống dưới làm cá mau chết

 
6 tháng 5 2021

cảm ơn

 

16 tháng 4 2017

Tóm tắt:

h1 = 40cm = 0,4m ; t1 ; c1 = 2000J/kg.K ; D1 = 900kg/m3

h2 = 10cm = 0,1m ; t2 = 4oC ; c2 = 4200J/kg.K ; D2 = 1000kg/m3

\(\Delta h=0,2cm=0,002m\); \(\lambda\) = 3,4.105J/kg

________________________________________________________

t1 = ?

Giải

Do khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng nên khi đổ nước lỏng vào nước đá mà độ cao mực nước khi cân bằng nhiệt cao hơn lúc mới đổ thì có nghĩa là một phần nước lỏng đã bị động đặc lại vì khối lượng nước vẫn giữ nguyên mà khối lượng riêng của nước giảm thì thể tích nước tăng.

Gọi tiết diện ống 1 là S, chiều cao phần nước lỏng sẽ bị đông đặc là h, sau khi đông đặc thì phần nước này chuyển thành nước đá và có chiều cao \(h+\Delta h\)

Do khối lượng phần nước đá sau khi đông đặc bằng với khối lượng phần nước lỏng trước khi đông đặc nên:

\(S\left(h+\Delta h\right).D_1=S.h.D_2\\ \Rightarrow\left(h+\Delta h\right).D_1=h.D_2\\ \Rightarrow h=\dfrac{D_1.\Delta h}{D_2-D_1}=\dfrac{900.0,002}{1000-900}=0,018\left(m\right)\)

Do khi đổ nước lỏng vào ống 1, một phần nước lỏng đã bị đông đặc và nước lỏng chưa bị đông đặc hết nên nhiệt độ cân bằng của hai nước là 0oC.

Nhiệt lượng nước lỏng cần tỏa ra để hạ nhiệt độ xuống 0oC là:

\(Q_1=S.h_2.D_2.c_2.\left(t_2-0\right)\)

Lúc này nước lỏng đã ở 0oC và có một phần nước đông thành đá, nhiệt lượng phần nước lỏng cao h cần tỏa ra để đông đặc thành nước đá ở 0oC là:

\(Q_2=S.D_2.h.\lambda\)

Nhiệt lượng nước đá trong ống cần thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên 0oC là:

\(Q_3=S.h_1.D_1.c_1\left(0-t_1\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước lỏng tỏa ra để hạ nhiệt độ xuống 0oC và đông đặc bằng nhiệt lượng nước đá thu vào.

\(\Rightarrow Q_1+Q_2=Q_3\\ \Rightarrow S.h_2.D_2.c_2\left(t_2-0\right)+S.h.D_2.\lambda=S.h_1.D_2.c_1\left(0-t_1\right)\\ \Rightarrow h_2.D_2.c_2.\left(t_2-0\right)+h.D_2.\lambda=h_1.D_1.c_1.\left(0-t_1\right)\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{h_2.D_2.c_2\left(t_2-0\right)+h.D_2.\lambda}{-h_1.D_1.c_1}\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{0,1.1000.4200.\left(4-0\right)+0,018.1000.3,4.10^5}{-0,4.900.2000}\approx-10,833\left(^oC\right)\)

Vậy nhiệt độ ban đầu của nước đá là -10,833oC

17 tháng 4 2017

Em làm rất tốt!

30 tháng 3 2022

Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn.

Vì đốt ở đáy ống thì nước nước ở đáy nóng hơn ở phía trên và nhẹ hơn phân tử nước lạnh (khi nóng thì giãn ra, thể tích tăng dẫn đến trọng lượng riêng giảm) sẽ tạo nên dòng đối lưu, dẫn đến các phân tử nước nóng ở đáy ống sẽ chuyển động thành dòng đi lên phía trên còn các phân tử nước lạnh nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy theo dòng, cứ như vậy thì nhiệt độ của tất cả nước trong ống sẽ tăng nhanh gần như cùng lúc, làm cho nước nhanh sôi hơn.

30 tháng 3 2022

cảm ơn