K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

Nguồn: Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc (truyencotich.vn)

Câu 1. Hãy trình bày bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm (giới hạn số câu).

Câu 2. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở...

Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

1/ Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

2/ Tìm ít nhất 5 từ ghép & từ láy có trong văn bản trên ?

3/ Chi tiết “Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua” giúp em hiểu điều gì về chú chim nhỏ ?

4/ Bài học mà văn bản muốn gửi gắm ?

1
25 tháng 9 2021

1. PTBĐ: Miêu tả.

2. 

- 5 từ ghép: khu rừng, vũng nước, đàn kiến, tổ chim, bất chấp.

- 5 từ láy: tua tủa, che chở, len lỏi, hốt hoảng, gai góc.

3. Chú chim nhỏ là một chú chim có lòng nhân ái, vị tha, biết giúp đỡ người khác vào những lúc khó khăn, hoạn nạn.

4. Bài học: sống ở đời là phải biết giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, gian nan, thử thách có như thế cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.

25 tháng 9 2021

thanks

Đề 3PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠNTrong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ....
Đọc tiếp

Đề 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

Nguồn: Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Ngụ ngôn Chọn Lọc

1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

            A. Ngôi thứ nhất, số ít.    B. Ngôi thứ nhất, số nhiều.  C. Ngôi thứ hai   D. Ngôi thứ ba.

Câu 2. Trong đoạn văn thứ nhất, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào?

            A. Gặp mèo rừng xám.                                             B. Sa vào vũng nước.

            C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt.              D. Gặp quạ to xác.

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ?

A.  Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ.

B.  Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt.

C.  Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

D.  Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim.

Câu 4. Vì sao chú chim lại chọn cây sơn trà để xây tổ?

            A. Vì cành cây sơn trà tua tủa rất nhiều gai nhọn hoắt có thể làm vũ khí chống kẻ thù.

            B. Vì cây sơn trà có quả rất ngon và chú chim này rất thích chúng

            C. Vì gần cây sơn trà có vườn rau xanh với nhiều chú sâu béo tốt

            D. Vì xung quanh cây sơn trà không có con mèo đáng ghét nào cả

Câu 5. Khi thấy đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim đã nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Điều đó thể hiện phẩm chất gì của chú chim?

            A. Biết quan tâm, chia sẻ.    B. Biết giúp đỡ người khác.

            C. Biết bảo vệ môi trường.  D. Biết ơn với người đã giúp đỡ mình.

Câu 6. Giải thích nghĩa của từ len lỏi  trong câu văn sau: “Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim”.

            A. Len lỏi là chậm rãi, từng bước một.

            B. Len lỏi là tìm mọi cách chui vào.

            C. Len lỏi là khéo léo qua những chật hẹp, khó khăn.

            D. Len lỏi là len, lách một cách rất vất vả.

Câu 7: Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong truyện?

            A. Một đàn kiến sa vào vũng nước.

            B. Chú chim bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

            C. Mèo, quạ to xác nên dễ dàng đến được gần tổ chim.

            D. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy.

Câu 8. Chủ đề của câu chuyện trên là gì?

            A. Lòng biết ơn.    B. Lòng nhân ái.  C. Lòng dũng cảm.  D. Lòng vị tha.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Hãy rút ra  những bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

Câu 10. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

II. VIẾT:         

            Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

1
3 tháng 3 2024

Câu 1. D

 

Câu 2. B

 

Câu 3. A

 

Câu 4. A

 

Câu 5. B

 

Câu 6. D

 

Câu 7. C

 

Câu 8. A

 

Câu 9.

 

Bài học sau khi đọc tác phẩm trên là: Luôn biết ơn và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

 

Câu 10.

 

Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Khi chú chim gặp nạn, đàn kiến chưa chắc đã giúp đỡ chú chim vì: lúc đàn kiến gặp khó khăn, chim không giúp đỡ thì đến lúc chim ặp khó khăn kiến cũng sẽ không giúp. Vì vậy, chungs ta phải luôn giúp đỡ người khác khi học gặp khó khăn thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh đó mới có người giúp đỡ.

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có haicon đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưtsđứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểuxem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.Có ai đó...
Đọc tiếp

Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.
Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có hai
con đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưts
đứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểu
xem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.
Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.
Có ai đó sột soạt đâu đây, rồiặng. Lại sột soạt rồi lại lặng. Bim đứng sát
vào chân chủ, ý hỏi: "Cái gì thế? Ai đấy nhỉ? Ta đi xem tí chăng?".
- Thỏ, - chủ nói gần như không thành tiếng. - Tốt lắm, Bim ạ. Tốt. Thỏ.
Để cho nó chạy.
Được rồi, ông ấy bảo "tốt", vậy có nghĩa là mọi việc ổn cả. "Thỏ" thì cũng
hiểu thôi: nhiều lần rồi, khi Bim chạm trán với một vết chân thú, nó đã
nghe nhắc đến tiếng ấy. Và một lần nó đã trông thấy chính cái con thỏ
ấy nữa, nó đã cố đuổi bắt, nhưng lại xơi một cú cảnh cáo nghiêm khắc
và bị phạt. Không được mà!
Vậy là ngay gần đây thôi, một chú thỏ đang sột soạt. Rồi sau đó thì thế
nào?
Bỗng trên cao, có ai đó, không trông thấy và chưa từng thấy, cất tiếng
kêu: "Kho-kho!... Kho-kho!... Kho-kho!...". Đây là lần đầu tiên Bim nghe
thấy như vậy, và nó giật thót mình. Chủ nó cũng vậy. Cả hai đưa mắt
nhìn lên cao, chú mục lên cao thôi... Bất thình lình, trên nền trời hoàng
hôn đỏ tím, một bóng chim hiện ra bay dọc theo con đường rừng. Nó
bay thẳng về phía hai thầy trò, thỉnh thoảng lại kêu lên, nghe như
không phải là chim, mà là một con thú rừng, vừa bay vừa kêu. Nhưng
dù sao đó vẫn là một con chim. Nó nom to, cánh vỗ im re (không phải
chim cút, gà gô hay vịt giời). Tóm lại là cái con chưa từng biết kia đang
bay trên cao. Ivan Ivanưts giương súng lên. Bim, như theo lệnh, nằm
bẹp xuống, mắt không rời bóng chim... Trong rừng tiếng nổ nghe to và
vang dội như Bim chưa bao giờ từng thây. Tiếng vang lan đi qua rừng
và lịm dần mãi tít xa xa.
Con chim rơi xuống bụi rậm, nhưng hai thầy trò chả mấy chốc đã tìm ra.
Ivan Ivanưts đặt nó xuống trước mặt Bim, nói:
- Làm quen đi, chú mình: Dẽ giunà nhắc lại lần nữa: Dẽ giun.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 21
Bim ngửi ngửi, đưa chân chạm vào cái mỏ dài, mình khẽ rùng rùng và
hai chân trước nghí ngoáy, ra ý ngạc nhiên. Chắc hắn nó đang nghĩ
bụng thế này: "Cái kiểu mũi thế kia, mình chư-ư-ưa từng thấy. Nhưng
đúng là cái mu-u-ũi thật mà!".
Rừng khẽ xào xạc, và lặng dần, lặng dần.
Rồi ắng hẳn, dường như tức thì, tưởng đâu có kẻ vô hình nào đó đã xõa
đôi cánh mênh mông lên cây rừng để kết thúc: thôi, không lào xào nữa.
Cành lá im phăng phắc, cây cối như ngủ thiếp đi, chỉ thỉnh thoảng khẽ
rùng mình trong bóng xâm xẩm.
Ba con dẽ giun nữa bay qua, nhưng Ivan Ivanưts không bắn. Tuy con
cuối cùng thì không trông thấy nữa trong đêm tối mà chỉ nghe thấy
tiếng nó thôi, nhưng Bim vẫn thắc mắc: thế những con còn trông thấy
rõ, sao ông bạn nó lại không bắn? Chuyện ấy làm Bim áy náy không
yên. Còn lvan Ivanưts thì hoặc là chỉ ngước nhìn lên cao, hoặc cúi đầu
lắng nghe cái tịch mịch. Cả hai đều lặng thinh.
Đây chính là lúc không nên hé răng nói một lời, - người đã thế và chó lại
càng phải thế! Chỉ đến phút cuối cùng, trước khi ra về, Ivan Ivanưts mới
cất tiếng:
- Tốt lắm, Bim ơi! Cuộc sống lại bắt đầu. Xuân.
Nghe giọng, Bim hiểu rằng ông bạn nó trong lòng đang khoan khoái. Và
nó rúc mõm vào đầu gối ông, ngoe nguẩy đuôi: "Đúng là tốt rồi, khỏi
nói!".
Lần thứ hai hai thầy trò tới đây vào một buổi sáng muồn muộn, nhưng
lần này không mang súng.
chồi bạch dương tròn mọng thơm phức, hương vị đậm nồng của rễ cây,
những tia ngan ngát toát ra từ những mầm cỏ mới nhú, tất cả những cái
đó đều mới mẻ và xúc động lạ thường.
Ánh dương xuyên suốt rừng trừ đám rừng thông ra, và ngay cả đám
này nữa đây đó cũng bị các tia nắng vàng xuyên cắt và tĩnh mịch. Điều
quan trọng nhất là tĩnh mịch. Cái tĩnh mịch của buổi sớm mùa xuân
trong rừng sao mà dễ chịu!
Lần này Bim đã bạo hơn: mọi vật trông rõ mồn một (chứ không như lần
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 22
nào lần mò trong bóng tối). Và nó chạy lăng xăng trong rừng thỏa thích,
tuy vẫn không để mất hút chủ. Mọi cái đều tuyệt diệu.
Cuối cùng Bim bắt gặp được một thoáng mùi dẽ giun. Nó kéo căng ra.
Và đứng khựng lại một cách cổ điển. Ivan lvanuts giục nó “Tiến lên!”
nhưng bắn thì trong tay ông có gì để bắn đâu. Ông lại còn lệnh cho nó
nằm xuống nữa, đúng phép như mỗi lần chim bay vù lên. Không còn
hiểu ra thế nào nữa: chủ nó có trông thấy hay không? Bim liếc mắt nhìn
ông cho đến lúc nó khẳng định được: ông ấy có thấy.
Tới con dẽ giun thứ hai mọi sự lại diễn ra y như thế. Lần này Bim không
đừng được biểu lộ một vẻ na ná như bất mãn: một cái nhìn lo ngại, kiểu
chạy lảng sang bên, thậm chí một ý đồ bất tuân thượng lệnh, - tóm lại là
sự bất mãn của nó đã cao độ và tìm một chỗ xì ra. Chính vì thế mà Bim
đã chạy đuổi theo con dẽ giun vừa bay vù đi, đây đã là con thứ ba, hệt
như một chú chó nhà bình thường vậy. Nhưng đuổi theo dẽ giun thì
chẳng được mấy nả: nó thấp thoáng trong cành lá, rồi mất tăm. Bim
quay trở lại trong lòng hậm hực, đã thế lại còn bị phạt nữa. Thế thì thôi,
nó nằm lánh sang bên, và thở dài sườn sượt (giống chó làm cái trò ấy thì
thạo l
Tất cả những cái đó còn có thế chịu đựng được, nếu như không tiếp
thêm một sự xúc phạm khác. Lần này Bim đã phát hiện thấy thêm một
khuyết tật mới nữa của chủ: cái mũi đánh hơi sai, chưa kể cái mũi điếc,
thế cơ chứ... Đầu đuôi là thế này.
Ivan Ivanưts dừng lại và nhìn, nhìn ngang nhìn ngửa, và hít hít đánh
hơi (đánh hơi cái gì). Rồi ông đi tới một gốc cây, ngồi xuống và đưa một
ngón tay khẽ khàng vuốt vuốt một bông hoa nhỏ, nhỏ tí xíu (đối với
Ivan Ivanưts bông hoa ấy hầu như không có mùi gì, nhưng đối vơi Bim
thì nó thối không chịu được). Bông hoa ấy đối với nó nghĩa lý quái gì?
Nhưng chủ nó lại cứ ngồi đó, mỉm cười. Bim tất nhiên làm ra vẻ nó
cũng thấy hay hay, nhưng đó chẳng qua chỉ thuần tuy là vì tôn trọng cá
tính thôi, chứ thực ra thì nó khá ngạc nhiên.
- Nom này, nom đây này, Bim! - Ivan Ivanưts thốt lên và ghé mũi con
chó vào bông hoa nhỏ.
Thế này thì Bim không chịu nổi nữa, - nó ngoảnh đi. Rồi nó lảng luôn,
đi ra nằm ở đống rừng thưa, tất cả bộ dạng nói lên một ý: “Hoa của ông,
ông cứ việc ngửi!”. Sự bất đồng đòi hỏi phải được biện giải với nhau
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 23
không chậm trễ, nhưng chủ lại cười vào mũi Bim một cái cười sung
sướng. Và cái đó đến là khó chịu. “Cười cả mình nữa!".
Và ông lại quay sang nói với bông hoa:
- Chào bông hoa đầu mùa!
Bim hiểu không sai: "chào" đây không phải là nói với nó.
Lòng ghen tuông đã len lỏi vào trong tâm hồn con chó, nếu như có thể
nói như vậy, kết quả là thế đó. Mặc dù về đến nhà hai bên dường như
đã làm lành với nhau, nhưng cái ngày hôm ấy xảy đến với Bim thật là
đen đủi: có mồi, lại không bắn, nó phải đích thân đuổi theo chim, lại
trừng phạt nó, đã thế lại cái bông hoa ranh kia nữa. Phải, thì ra đã là chó
thì chẳng thoát nổi cái cuộc sống kiểu chó, bởi vì nó phải sống trong sự
trói buộc của ba “điều lệnh”:..Không được", “Lùi lại", "Tốt".
Có điều là cả Bim, cả Ivan Ivanưts, đều không hiểu rằng sẽ có lúc, nếu
như họ nhớ lại, họ sẽ cảm thấy rằng cái ngày hôm nay thật là một ngày
vô cùng hạnh phúc.
Nhật ký của chủ
Trong cánh rừng mệt mỏi sau một mùa đông ác nghiệt, khi các mầm
non bừng dậy còn chưa xòe rộ, khi những cái gốc đau khổ của những
cây bị chặt trong dịp mùa đông còn chưa đâm chồi nhưng đã ứa nhựa,
khi lá rụng nâu nâu đang nằm xếp lên thành tầng thành lớp, khi những
cành trụi còn chưa rì rào mà chỉ khẽ đụng vào nhau thì bỗng thoảng đến
một mùi hương hoa điểm tuyết! Chỉ hơi thoang thoảng thôi, nhưng đó
là mùi của cuộc sống đã hồi tỉnh, và chính vì thế mà nó rạo rực tươi vui,
mặc dầu khó cảm thấy nó. Tôi nhìn quanh, - té ra là nó ngay bên cạnh.
Dưới đất có một bông hoa điểm tuyết, một giọt trời xanh nhỏ xíu, vị sứ
giả vô cùng giản dị và cởi mở của niềm vui và hạnh phúc cho những ai
đứng với nó và với tới nó. Nhưng lúc này đây thì đối với ai cũng vậy, kể
cả người hạnh phúc lẫn kẻ bất hạnh, nó là cái trang điểm cho cuộc sống.
Thì ngay trong chúng ta đây, những con người, cũng là như vậy: có
những người khốn nhũn nhặn có trái tim trong sáng, những con người
“tầm thường" và“nhỏ bé" nhưng lại có tâm hồn cao cả. Chính họ cũng tô
điểm cho cuộc sống, đem nhập vào mình tất cả những cái gì tốt đẹp
nhất có trong nhân loại: lòng tốt, sự giản dị, niềm tin yêu. Chính vì vậy
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 24
mà bông hoa điểm tuyết nom như một giọt trời xanh trên mặt đất... Và
vài hôm sau (tức là hôm qua) tôi và Bim lại đến đúng cái chỗ ấy. Giờ
đây trời đã rắc xuống khu rừng hàng ngàn giọt xanh biếc. Tôi tìm
quanh: nó đâu rồi nhỉ, cái bông hoa nở sớm nhất, cái bông hoa quả cảm
nhất kia? Hình như nó đây rồi. Có phải không nhỉ? Chẳng rõ. Hoa
nhiều quá nên bây giờ thì chẳng thấy được nó, chẳng tìm ra nó: nó đã
chìm giữa những bông hoa nở sau nó, hòa lẫn với nó. Vậy là nó bé nhỏ
như thế nhưng anh hùng, thầm lặng như thế nhưng thật là kiên gan cho
nên hình như cơn gió cuối cùng chính là đã sợ nó, đầu hàng nó khi vào
một buổi sớm tinh mơ, đem quảng lá cờ trắng trận sương muối cuối
cùng xuống bìa rừng.
Cuộc sống cứ đi lên.
... Nhưng Bim đâu có khả năng hiểu được tí gì về những điều ấy. Thậm
chí lần thứ nhất nó đã tự ái, đã ghen. Vả lại khi hoa đã nhiều rồi, nó
cũng đâu có buồn để ý đến hoa. Tập săn mà như nó thế thì xoàng:
không có súng nó đã bối rối. Tôi và nó ở hai trình độ phát triển khác
nhau nhưng lại rất, rất gần nhau. Tạo hóa tạo ra vạn vật theo một quy
luật vững bền: sự cần thiết của cái này đối với cái kia; bắt đầu ở những
sự vật đơn giản nhất và kết thúc ở sự sống đã phát triển cao, đâu đâu
cũng là quy luật ấy cả...
Liệu tôi có chịu đựng nồi cảnh cô đơn đến là ghê gớm này không nếu
như không có Bim?
Cô ấy cần thiết cho tôi biết đến chừng nào! Cô ấy cũng thích hoa điểm
tuyết. Quá khứ như một giấc mơ...Thế cái hiện tại, nó không phải một
giấc mơ hay sao? Không phải giấc mơ sao, cái khu rừng xuân ngày hôm
qua với chấm xanh lam trên mặt đất? Chứ còn gì nữa: những giấc mơ
xanh là một phương thuốc tiên, dù chỉ có tính chất tạm thời. Tất nhiên là
tạm thời thôi. Bởi vì nếu như cả các nhà văn nữa cũng lại chỉ tuyên
truyền cho những giấc mơ xanh và lánh xa màu xám thì nhân loại sẽ
thôi không lo lắng cho t
ương lai nữa, tưởng rằng hiện tại là vĩnh cửu, là
tương lai. Sự không thoát khỏi thời gian, cái mệnh trời ấy chính là thể
hiện ở chỗ hiện tại phải trở thành quá khứ mà thôi. Con người đâu có
quyền ra lệnh: "Mặt trời kia, đứng lại!". Thời gian không dừng lại,
không cản nổi và không thương xót. Mọi vật tồn tại trong thời gian và
trong sự vận động. Và kẻ nào chỉ đi tìm sự yên tĩnh bất di bất dịch màu
xanh, kẻ đó đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, dù cho anh ta trẻ mãi không
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki

 

3
8 tháng 10 2016

ko thick

8 tháng 10 2016

cái này là j z nhỉ ?

hum

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bênvà cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì cóvẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ...
Đọc tiếp

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,
nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bên
và cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì có
vẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,
nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,
rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ cầm cái que đưa lướt trên tờ giấy trắng, và tờ
giấy này sẽ thì thào khe khẽ. Trò ấy sẽ lâu đấy, vì vậy cho nên cả ta nữa,
ta cũng sẽ ngồi xuống bên ông ấy". Sau đó dúi dúi mũi vào lòng bàn tay
ấm áp của chủ. Và chủ nói:
- Nào, bé Bim, ta làm việc thôi. - Và đúng vậy, ông ngồi xuống.
Và Bim cuộn tròn nằm dưới chân ông, hoặc nếu ông bảo "Về chỗ" thì nó
sẽ đi về ổ đặt trong góc phòng và sẽ đợi. Nó đợi một cái nhìn, một lời
nói, một cử chỉ. Tuy vậy một lát sau cũng có thể rời ổ, hì hục với một
khúc xương tròn, chả gặm được đâu, nhưng là để mài răng cho sắc thôi,
- chỉ có điều là đừng làm
Nhưng khi Ivan Ivanưts đưa tay lên ôm mặt, khuỷu chống lên bàn, thì
Bim tới bên ông và đặt cái mõm có hai tai hai màu lên đầu gối ông. Và
cứ đứng thế. Nó hiểu, nó mơn trớn. Nó hiểu ông bạn nó có điều gì
không vui. Và Ivan Ivanưts cảm ơn nó:
- Cảm ơn mày, cu con ơi, cảm ơn Bim, - và cái que lại thì thào trên mặt
tờ giấy trắng.
Ở nhà thì thế đấy.
Nhưng ở ngoài đồng cỏ thì không phải thế. Ở ngoài ấy cả hai đều quên
hết mọi sự. Ở đó có thể chạy, nhảy nhót, đuổi bướm, lăn lóc trên cỏ, - cái
gì cũng được phép. Nhưng khi Bim đã tròn tám tháng tuổi thì ngay cả ở
đó nữa, mọi cái đều diễn ra nhất nhất theo khẩu lệnh của chủ: "Cho đi!",
thế là có thể đi chơi được, - "Lùi lại", rất dễ hiểu, - "Nằm xuống", quá rõ
rồi, - "Hấp!", là nhảy qua, - "Tìm đi", là đi tìm mẩu pho mát, - "Bên
cạnh", là đi bên cạnh chủ, nhưng chỉ phía bên trái thôi, - "Lại đây!", là
chạy mau về chỗ chủ, và sẽ được một miếng đường. Và đến tuổi một
năm thì Bim đã hiểu nhiều tiếng khác nữa. Đôi bạn, một người một chó,
càng ngày càng hiểu nhau hơn, yêu nhau và sống bình đẳng.
Nhưng đã xảy ra một việc làm đảo lộn cuộc sống của Bim, và chỉ trong
vài ngày nó đã trưởng thành vọt lên. Chuyện đó xảy ra chỉ là vì Bim
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 14
bỗng phát hiện ra một khuyết tật lớn, đáng lạ lùng của chủ.
Sự thể là thế này. Như một con thoi, Bim đang ra sức sục sạo kỹ lưỡng
trên đồng cỏ, cố tìm cho được miếng pho mát chủ ném ra thì chợt, giữa
các mùi khác nhau của cỏ, của hoa, của bản thân đất và dòng sông, sực
lên một luồng không khí khác thường và rạo rực: mùi của một con chim
gì đó, không giống tí nào với mùi những con chim Bim từng biết, - các
chú chim sẻ đủ loại, các chú vành khuyên vui tính, các chú chìa vôi và
các loại linh tinh khác mà đừng có hoài công đuổi bắt làm gì vô ích
(người ta đã thử rồi). Sực lên mùi một con chim gì đó chưa từng biết, nó
làm máu trong người nôn nao. Bim đứng sững lại, đưa mắt nhìn Ivan
Ivanưts, nhưng ông ta lại quay sang phía khác, tuyệt nhiên không nhận
thấy một cái gì cả. Bim lấy làm ngạc nhiên: ông bạn thế ra không đánh
hơi thấy. Vậy đích thị ông bị tật rồi! Và thế là Bim tự quyết định một
mình: nó lặng lẽ nhoài người bước lên, tiến đến gần cái không biết là gì
ấy, chẳng nhìn gì Ivan Ivanưts nữa. Bước chân nó mỗi lúc một dứt khoát
hơn, nó dường như chọn kỹ từng điểm để đặt từng bàn chân xuống,
làm sao cho không sột soạt, không vướng vào cành gai. Cuối cùng, cái
mùi ấy mạnh quá đến nỗi không thể nào tiến lên được nữa. Và Bim
đứng chết lặng tại chỗ, đờ ra như hóa đá, cái cẳng trước vẫn giơ lên,
chưa kịp đặt xuống đất. Đó là bức tượng một con chó, dường như do
một nhà điêu khắc điêu luyện tạo nên. Đó, lần đầu tiên nó đứng khựng
lại rình mồi là đó! Sự thức tỉnh đầu tiên của lòng đam mê săn mồi, ham
mê đến mức quên cả bản thân.
Ồ mà đâu phải, chủ nó khe khẽ bước tới bên nó, vuốt vuốt lên mình Bim
đang rùng rùng xúc động:
- Tốt, tốt, cu con ạ. Tốt lắm. - Rồi nắm lấy cổ dề nó: - Tiến... Tiến lên...
Nhưng Bim chịu chết: đứt hơi rồi.
- Tiến... Tiến lên... - Ivan Ivanưts lôi nó.
Và nó cất chân bước! Rón rén, rón rén. Chỉ còn một tí nữa thôi, - cái
chưa từng biết kia hình như sát đâu đây. Nhưng bỗng một hiệu lệnh gắt
- Tiến lên!!!
Bim lao lên. Một con chim cun cút bay vọt ra ồn ào. Bim xốc tới và...
đuổi theo, cắm đầu cắm cổ, dốc toàn lực.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 15
- Lùi lại-i - Chủ nó hét lên.
Nhưng Bim chẳng nghe thấy gì cả, dường như cũng chẳng có tai để mà
nghe nữa.
- Lùi lại-i! - Một tiếng còi. Lùi lại-i! - Một tiếng còi nữa.
Bim cứ thế phóng thục mạng cho đến lúc mất hút con chim cun cút, sau
đó quay trở về, vui vẻ, tươi hơn hớn. Nhưng thế này là thế nào nhỉ? Chủ
nó mặt sa sầm, nghiêm khắc nhìn nó, chẳng vuốt ve nó. Mọi chuyện thế
là rõ: ông bạn nó không đánh hơi thấy cái gì cả! Ông bạn bất hạnh... Bim
liếm liếm tay ông với một vẻ thận trọng, qua đó nói lên một lòng
thương xót đáng cảm động trước cái khiếm khuyết quá nổi bật có tính
chất di truyền của con người thân cận nhất của nó.
Ông chủ nói:
- Mày thật chả ra thế nào cả, đồ ngốc ạ. - Rồi bằng giọng vui vẻ hơn: -
Nhưng không sao, nào, ta bắt đầu, Bim, một cách thực thụ. - Ông tháo
cái cổ dề ra, thay vào đó một cái khác (vướng víu khó chịu) và móc vào
đó một sợi dây da dài: - Tìm đi.
Bây giờ thì Bim đi tìm một cái mùi chim cun cút, chỉ cái mùi ấy thôi. Và
Ivan Ivanưts dẫn nó đến cái chỗ con chim vừa mới bay chuyền tới. Bim
thật không ngờ là ông bạn mình đã nhìn thấy đại để cái nơi con cun cút
đậu xuống sau cuộc đuổi bắt nhục nhã kia (đánh hơi thì tất nhiên ông
chẳng thấy đâu, nhưng nhìn thì ông ta đã nhìn thấy).
Và cái mùi ấy, chính nó đây rồi! Bim không để ý sợi dây da, lao thẳng
lên, kéo, kéo, ngẩng cao đầu mà kéo căng ra... Một lần nữa nó lại dừng
lại! Nó sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ của ánh nắng trên nền trời chiều, một
vẻ đẹp dễ mấy ai hiểu nổi. Ivan Ivanưts xúc động run lên, nắm lấy đầu
dây da, cuộn chặt vào tay, khẽ ra lệnh:
- Tiến... Tiến lên...
Bim kéo cương bước đi. Và một lần nữa lại đứng khựng lại.
- Tiến lên!!!
Bim lại lao bổ lên, như lầu đầu. Lần này con chim cun cút vỗ cánh
phành phạch bay vọt lên. Bim lại xông lên một cách ngớ ngẩn để đuổi
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 16
bắt con chim, nhưng... sợi dây da giật mạnh bắt nó phải nhảy lùi lại.
- Lùi lại!!!! - Chủ nó quát. - Lùi lại!!!
Bim ngã xuống, quay lơ.
Nó chẳng hiểu là thế nào. Và một lần nữa lại kéo căng dây cương về
phía có con cun cút.
- Nằm xuống.
Bim nằm xuống.
Và một lần nữa mọi sự lặp lại, lần này là với một con chim cun cút khác.
Nhưng bây giờ Bim cảm thấy cái giật của sợi dây cương sớm hơn lần
trước, và nghe thấy lệnh thì nằm bẹp xuống, run lên vì xúc động, vì
hăng say và đồng thời cũng vì buồn, và nản: tất cả những cái đó hiện ra
trong bộ dạng nó, từ mũi đến đuôi. Mà đau thật cơ! Và không phải chỉ
vì sợi dây cương ác nghiệt đáng ghét kia, mà còn vì cái gai bên trong
vòng cổ dề nữa.
- Vậy đấy, Bim ạ. Phải thế, không khác được. - Ivan Ivanưts âu yếm vuốt
lông Bim.
Chính từ ngày ấy Bim đã trở thành con chó săn thực thụ. Cũng từ ngày
hôm ấy nó đã vỡ nhẽ ra rằng chỉ mình nó, chỉ một mình nó thôi là có thể
biết được con chim ở đâu, còn ông chủ nó thì chịu, và cái mũi ông ta có
chẳng qua chỉ là để cho đẹp mắt. Bắt đầu một sự nghiệp thực thụ mà cơ
sở của nó là ba tiếng: không được, lùi lại, tốt.
Rồi sau đó - chao ôi! Sau đó là khẩu súng! Một phát nổ đoàng. Con cun
cút rụng xuống như bị dội nước sôi.
Và té ra là đuổi bắt chim cun cút là một chuyện hoàn toàn không nên,
chỉ tìm nó thôi, xùy cho nó bay lên, rồi nằm xuống. Mọi việc sau đó do
ông bạn nó đảm nhiệm.
Thế là hòa: Chủ không có tài đánh hơi, chó không có súng.
Tình bạn đầm ấm và lòng chung thủy đã biến thành niềm hạnh phúc
như vậy đó, bởi vì bên nọ hiểu bên kia và không đòi hỏi ở bên kia nhiều
hơn cái mà bên kia có thể cho được. Đó là cơ sở, là hương vị của tình
bạn.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 17
Lên hai tuổi Bim đã trở thành một con chó săn xuất sắc, cả tin và ngay
thẳng. Nó đã biết được gần một trăm từ liên quan đến săn bắn và cuộc
sống ở nhà: Ivan Ivanưts nói "Đưa đây" ư, - Xong ngay; nói "Đưa dép
đây", - nó đưa. "Mang bát đến đây", nó ma đến; "Ngồi lên ghế!" - nó
ngồi. Thế đã ăn thua gì! Chỉ nhìn mắt nó là đã hiểu rồi: chủ nhìn người
nào bằng con mắt thân thiện thì đối với Bim cũng từ cái phút ấy người
ấy là người quen; chủ nhìn bằng con mắt ác cảm ư thì Bim có lần thậm
chí đã nổi đóa lên nữa, ngay cả khi nó bắt nhận được trong giọng nói
người kia một cái ý nịnh nọt (nịnh ngọt như mía lùi). Nhưng Bim không
cắn ai bao giờ, dù có bị xéo lên đuôi. Ban đêm, nó sủa lên để báo trước
có người lạ đang tới, xin mạn phép thế thôi chứ cắn thì không, trong bất
kể trường hợp nào. Quả thật là thông minh có nòi.
Về đầu óc thông minh thì Bim đã biết cả đến như thế này: nó đã tự hiểu
ra được, bằng cái trí não của chính bản thân nó mà đi tới được chỗ biết
cào cửa để người ta mở ra cho. Có lần Ivan Ivanưts bị ốm, không đi dạo
với nó được và thả cho nó đi một mình, Bim chạy nhông một tí, giải
quyết những việc cần thiết rồi vội vã trở về. Nó đứng dựng hai chân
sau, cào cào cánh cửa, kẽ kêu ăng ẳng vài tiếng như khẩn cầu, và cánh
cửa đã mở ra. Chủ nặng nề lê bước lệt sệt ra hành lang đón nó, vuốt ve
nó rồi lại lên giường nằm. Đó là những khi ông chủ nó, một người đã
luống tuổi, bị ốm (và càng ngày ông càng hay bị ốm vặt thế, điều mà
Bim không thể không nhận thấy).
Bim nắm được rất chắc; cứ cào vào cửa, thế nào người ta cũng sẽ mở cho
vào; cái cửa sinh ra chính là để cho người ta có thể vào được: khắc yêu
cầu, khắc vào được. Đứng trên quan điểm của một con chó, đó đã là một
niềm tin vững chắc.
Có điều là Bim không biết, nó không biết và không thể biết được rằng
niềm tin ngây thơ ấy về sau này đã đem lại cho nó biết bao sự vỡ mộng
và tai ương, nó không biết và không thể biết rằng có những cánh cửa
không mở ra, dù nó có cào đến
Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện chưa biết, và bây giờ chỉ còn một
điều để nói: Bim, một con chó có tài đánh hơi xuất sắc, dẫu sao cũng vẫn
là đáng ngờ; nó không được cấp giấy chứng chỉ chó nòi. Ivan Ivanưts đã
hai lần đưa nó đi triển lãm: người ta đã đưa nó xuống đài không cần
đánh giá. Nghĩa là nó bị loại.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 18
Nhưng Bim vẫn cứ không phải thuộc một giống nòi vô tích sự, mà là
một con chó thực thụ, tuyệt vời: nó đã bắt đầu công việc săn chim từ lúc
tám tháng tuổi, Và săn ra săn! Những muốn tin rằng trước mắt nó mở ra
một tương lai tốt đẹp.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
CHƯƠNG 2
RỪNG XUÂN
Vào mùa săn thứ hai, tức là năm thứ ba sau khi Bim ra đời, Ivan Ivanưts
cho nó làm quen với rừng. Đó là một chuyện hết sức lý thú đối với cả
chó lẫn chủ.
Trên bãi cỏ và cánh đồng kia mọi cái đều thấy rõ ràng: khoảng rộng,
ngọn cỏ, cây lúa, lúc nào cũng trông thấy bóng chủ, cứ lao như một con
thoi sục sạo ngang dọc, tìm kiếm, phát hiện, khựng lại và đợi lệnh.
Tuyệt! Còn ở trong rừng đây thì lại hoàn toàn khác hẳn.
Đầu mùa xuân.
Khi hai thầy trò đến đây lần đầu, trời chỉới hoàng hôn, nhưng giữa các
hàng cây đã nhọ mặt người mặc dù bóng lá còn chưa hiện. Ở dưới thấp
mọi vật đều sẫm màu: các thân cây, lớp lá màu nâu thuẫn của năm
trước, các ngọn cỏ khô, và ngay cả đến những trái kim anh đỏ thắm của
mùa thu cầm cự được qua mùa đông, giờ đây nom cũng cứ như những
hạt cà phê vậy.
Cành lá khẽ xào xạc gió nhẹ, nghe lơ thơ và trần trụi: chúng như sờ soạng nhau
khi chạm nhau ở đầu cành, khi thì khẽ đụng nhau ở giữa
cành: chúng còn sống không nhỉ? Ngọn cây khe khẽ lắc lư, - dù không
lá, cây có vẻ vẫn còn sống. Muôn vật xào xạc huyền bí và ngào ngạt mùi
hương: cả những cây kia, cả lớp lá dưới chân, mềm mại và quyện hương
xuân của đất rừng, cả các bước chân của Ivan Ivanưts bước đi rón rén và
êm ru. Đôi ủng của ông cũng xào xạc, và vết chân ông ở đây cũng sực
mùi hơn ở ngoài đồng. Sau mỗi gốc cây lại có một cái gì mới lạ, bí hiểm.
Chính vì vậy mà Bim không rời xa Ivan Ivanưts quá hai chục bước: nó
chạy lên trước - tạt trái, tạt phải - rồi chạy trở lại, rồi nhìn mặt chủ, ý hỏi:
"Ta sa vào đây để làm gì thế nhỉ?".
- Không biết để làm gì à? - Ivan Ivanưts đoán hiểu. - Rồi sẽ biết, Bim ạ
rồi sẽ biết. Cứ đợi tí.

nữa này
 

6
7 tháng 10 2016

Hay !

7 tháng 10 2016

còn khá nhìu

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là...
Đọc tiếp

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :

''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

1
31 tháng 1 2019

ai nhanh mình k cho

I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời,...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

79
14 tháng 5 2021

C1: Miêu tả

C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.

C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng

 câu 1:

-PTBĐ: miêu tả, tự sự

 câu 2:

-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết

 câu 3:

-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng

 

Giúp mình nhận xét bài này với nhé. Tuy hơi dài nhuhwng các bãn hãy kiên nhẫn đọc nhé. Cảm ơn rất  nhiều. Tôi yêu hoa giấy...Không phải là sắc thuần đỏ của hoa phượng vĩ mà lại làm hoa giấy ư? Sắc phượng, sắc hoa học trò đến rồi đi cũng nhanh, chỉ chực chia tay chúng ta nên Phượng gần với tuổi thanh xuân. Còn hoa giấy thì quanh năm tím sắc, luôn bên cạnh ta bất kể tháng ngày.Tím trẻ...
Đọc tiếp

Giúp mình nhận xét bài này với nhé. Tuy hơi dài nhuhwng các bãn hãy kiên nhẫn đọc nhé. Cảm ơn rất  nhiều. thanghoa

Tôi yêu hoa giấy...

Không phải là sắc thuần đỏ của hoa phượng vĩ mà lại làm hoa giấy ư? Sắc phượng, sắc hoa học trò đến rồi đi cũng nhanh, chỉ chực chia tay chúng ta nên Phượng gần với tuổi thanh xuân. Còn hoa giấy thì quanh năm tím sắc, luôn bên cạnh ta bất kể tháng ngày.

Tím trẻ trung, tím hợp thời, tím hoài niệm. Sắc tím hồng của hoa giấy đã in đậm dấu ấn tuổi thơ trong lòng tôi. Thời ấu thơ với những đòn roi đau đớn của cha mẹ hốc cây ấm áp luôn là chỗ trú ẩn tuyệt vời cho những tâm hồn bị tổn thương. Nép trong hốc cây mà tưởng mình như một phần cây mẹ. Ngồi dưới gốc cây mà cũng được ngắm trăng thanh, nghe tiếng gió nhè nhẹ, nhâm nhi tách cà phê hiệ Sương Mai buổi sáng đã ươm mầm cho tâm hồn thơ ca, nghệ sĩ thêm giàu những vần thơ câu chữ, để sau này, giờ đây anh ta biết yêu những cái đẹp của loài cây khô cằn, đầy gai góc kia.

Thời ấu thơ với những chiều ngồi bên hiên nhà tách hoa làm đồ hàng, hay náo loạn cả một góc sân nhà mỗi khi những trận đánh giả xảy ra, mà vũ khí trong ta là những cành hoa giấy đầy gai nhọn. Những vết xước, vết sẹo tưởng chừng như thật xấu xí, thế mà đã vun đắp lên biết bao nhiêu tình bạn đẹp đẽ. Tay khoác vai nhau đi trên còn đường rải đầy hoa tím, tôi lặng nghĩ về hoa giấy...

Hoa giấy ơi, đẹp biết bao sắc tím hồng hoài niệm mà em mang lại. Còn đẹp hơn biết bao là sức sống mãnh liệt của em, và cả khát vọng nuôi dưỡng cái đẹp của em cho đời. Em kiêu sa, lộng lẫy. Em cứng cỏi, mạnh mẽ. Em không cho phép những kẻ vụng về, lẩm cẩm chạm vào em. Em tinh tế trong vẻ đẹp nhẹ nhàng mà sắc tím của em mang lại. Em mãnh mẽ vươn những cánh tay sắt đá vào sông trong lòng đất cằn cỗi, vì em biết ở dưới đó có những điều tuyệt đẹp. Tôi tôn trọng em , tôi tôn trọng sự khiêm nhường của em trong việc giữ mình khỏi những thứ nước hoa đắt tiền mà giữ lại hương thơm thuần khiết của em. Em chân thật, mộc mạc. Em kiên trì, cứng cỏi. Em mạnh mẽ, trẻ trung. Em là em, là thời đại.

Em ơi, mấy ai thèm quan tâm đến em, đến vẻ đẹp mộc mạc của em. Có hay chăng họ chỉ biết "yêu" những hoa hồng, hoa lan kia, mà quên mất thứ chân lí đơn giản của cuộc sống, là trái tim mới là sự yêu thương. Tôi khẳng định những người chạy theo những thứ kia mà quên mất bản thân, là những con người thiếu niềm tin vào bản thân mình. Lối hành xử này sẽ dẫn đến việc thiếu đi bản ngã,bản lĩnh, tính sáng tạo. Thật tình, những con người chỉ biết răm rắp tuân theo một khuôn mẫu sẽ sớm biến thế giới tươi đẹp này thành một hành tinh tàn lụi.

Sau những 13 năm chung sống một nhà, tình yêu giữa tôi và hoa giấy ấy, vẫn không hề nhạt phai. Tôi yêu hoa giấy ấy, vì đến ty tỷ lý do. Và mấy ai được tôi yêu biết được đủ ty tỷ cái lý do ấy đâu. Em nhỉ!

3
15 tháng 10 2016

hay bn à! theo mk là z

15 tháng 10 2016

hay, tui thấy rất hay, tui thì học dở văn nhưng tui nhận thấy bn muốn gửi 1 thông điệp rằng những nguoi bình dị vẫn đáng yêu và tiềm ẩn sức mạnh, lý trí phi thuong ma k phai ai cung nhận ra.....