K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới đây:

Khi mây giông ù ù và mưa hè rào rào đổ xuống.

Gió đông thổi tới lững thững trên giải đất hoang trỗi kèn trong rặng tre.
Khi ấy, từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nẩy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ.

Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.

Lớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.

Mùa mưa tới là kỳ nghỉ hè của chúng.

Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạc trong gió dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng toát.

Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.

Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con có vậy.

                               (Ta-go, Phạm Hồng Dung– Phạm Bích Thùy dịch trong Tuyển tập tác phẩm      R.Ta-go, NXB Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 639-640)

1. Nhan đề Trường hoa gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

2. Đọc bài thơ, ta như đang được nghe những lời trò chuyện. Theo em, trong bài thơ, ai nói với ai và nói về chuyện gì?

3. Theo lí giải của em bé, vì sao hoa lại hăm hở về trời?
4. Theo em, có phải em bé chỉ định kể với mẹ câu chuyện của hoa không? Vì sao em nhận xét như vậy?
5. Hãy tìm những dòng thơ kể về hoa trong bài thơ. Trong những dòng thơ đó nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.
6. Hãy viết thành đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Trường hoa, về tình cảm nhà thơ Ta-go dành cho trẻ em được thể hiện trong bài thơ đó. .

 

5
10 tháng 11 2021

1. Nhan đề Trường hoa có thể gợi lên nhiều liên tưởng:

-  Trường học có nhiều hoa rất đẹp.

- Ngôi trường của các loài hoa.

- Ngôi trường của các em bé đẹp như hoa.

- Ngôi trường đẹp như hoa.

2. - Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa.

- Em bé kể lại câu chuyện tưởng tượng về một ngôi trường trong lòng đất của các loài hoa. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều, hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà.

3. Theo lí giải của em bé, hoa hăm hở về trời vì nơi đó là nhà của chúng. Chúng biết mẹ đang nóng lòng chờ mình trở về sau mỗi buổi học. Chúng vội về nhà vì yêu mẹ, không muốn mẹ lo lắng; muốn được sà vào vòng tay mẹ yêu thương.

4. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng.

5. - Những dòng thơ kể về hoa:

+ Khi ấy, từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ.

+ Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.

+ ớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.

+ Mùa mưa tới là kì nghỉ hè của chúng.

+ Cảnh chen nhau trong rừng, ló xòo xạc trong giỏ đại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra  với áo hồng, vàng hay trắng toát.

+ Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.

+ Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời biết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

+ Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con có vậy.

- Trong những dòng thơ đó, nhà thơ đã dùng biện pháp tụ từ nhân hoá, khiến người đọc liên tưởng những bóng hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bóng hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa? "hoa niên”... Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cảnh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hoá nhấn mạnh về đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé,

6. Nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Ông thấu hiểu trẻ và đã khắc hoạ trong thơ mình một thế giới trẻ thơ vô cùngvdễ thương. Qua cái nhìn tiu mến của nhà thơ, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.

10 tháng 11 2021

Câu 1

Nhan đề Trường hoa gợi cho em liên tưởng tới điều gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Trường hoa có thể gợi lên nhiều liên tưởng:

- Trường học có nhiều hoa rất đẹp.

- Ngôi trường của các loài hoa.

- Ngôi trường của các em bé đẹp như hoa.

- Ngôi trường đẹp như hoa.

Câu 2

Đọc bài thơ, ta như đang được nghe những lời trò chuyện. Theo em, trong bài thơ, ai nói với ai và nói về chuyện gì?

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra đối tượng và nội dung của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa.

- Em bé kể lại câu chuyện tưởng tượng về một ngôi trường trong lòng đất của các loài hoa. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều, hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà.

Câu 3

Theo lí giải của em bé, vì sao hoa lại hăm hở về trời?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Theo lí giải của em bé, hoa hăm hở về trời vì nơi đó là nhà của chúng. Chúng biết mẹ đang nóng lòng chờ mình trở về sau mỗi buổi học. Chúng vội về nhà vì yêu mẹ, không muốn mẹ lo lắng; muốn được sà vào vòng tay mẹ yêu thương.

Câu 4

Theo em, có phải em bé chỉ định kể với mẹ câu chuyện của hoa không? Vì sao em nhận xét như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng.

Câu 5

Hãy tìm những dòng thơ kể về hoa trong bài thơ. Trong những dòng thơ đó, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Tìm và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

- Những dòng thơ kể về hoa:

+ Khi ấy, từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ.

+ Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.

+ Lớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.

+ Mùa mưa tới là kì nghỉ hè của chúng.

+ Cảnh chen nhau trong rừng, ló xòo xạc trong giỏ đại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra  với áo hồng, vàng hay trắng toát.

+ Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.

+ Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời biết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

+ Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con có vậy.

- Trong những dòng thơ đó, nhà thơ đã dùng biện pháp tụ từ nhân hoá, khiến người đọc liên tưởng những bóng hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bóng hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa? "hoa niên”... Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cảnh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hoá nhấn mạnh về đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé

Câu 6

Qua hai bài thơ Mây và sóng và Trường hoa, em cảm nhận tình cảm nhà thơ Ta-go dành cho trẻ em như thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Ông thấu hiểu trẻ và đã khắc hoạ trong thơ mình một thế giới trẻ thơ vô cùngvdễ thương. Qua cái nhìn tiu mến của nhà thơ, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-tap-4-trang-1314-vo-bai-tap-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-a92926.html#ixzz7BnVSVZ00

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0

Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?

Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với những đứa con.


Câu 2. Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ. Những dòng thơ này giúp em cảm nhận như thế nào về “nhà”?

- Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ:

+ Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.

+ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.

+ Suối trong con tắm mình thuở bé

- Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn.



 

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

29 tháng 10 2021

các bạn làm nhanh giúp mình nhé

mình đang cần gấp