TOÁN
Câu 1:
a,\(\frac{5}{7}\frac{x}{x}\frac{7}{8}\frac{x}{x}\frac{8}{9}\frac{x}{x}\frac{9}{10}\frac{x}{x}\frac{10}{11}\) b,\(\frac{3}{6}\frac{x}{x}\frac{145}{215}\frac{+}{+}\frac{3}{6}\frac{x}{x}\frac{55}{85}\)
Câu 2: Viết các phân số: \(\frac{7}{24};\frac{3}{40};\frac{1}{30}\)và \(\frac{11}{60}\)thành các phân số có mẫu số là 120.
Câu 3: Phân số \(\frac{90}{126}\)được rút gọn thành phân số tối giản là:
A. \(\frac{45}{63}\) B. \(\frac{35}{49}\) C. \(\frac{10}{14}\) D. \(\frac{5}{7}\)
Câu 4: Mẫu số chung nhỏ nhất của phân số \(\frac{3}{5},\frac{3}{8},\frac{3}{10},\)và \(\frac{3}{20}\)là:
A. 80 B. 60 C. 40 D.20
Câu 5: Sắp xếp các phân số: \(\frac{1}{3};\frac{3}{5};\frac{4}{5};\frac{5}{7};\frac{5}{8};\frac{7}{9}\)theo thứ tự từ bé đến lớn.
Câu 6: Trong các phân số \(\frac{3}{4};\frac{5}{6};\frac{7}{9};\frac{9}{11};\frac{11}{14}\)phân số lớn nhất là:
A. \(\frac{11}{14}\) B. \(\frac{9}{11}\) C. \(\frac{7}{9}\) D. \(\frac{5}{6}\)
Câu 7: Rút gọn các phân số: \(\frac{45}{135};\frac{117}{234};\frac{1515}{2727};\frac{232323}{494949}\)
Câu 8: Rút gọn rồi so sánh hai phân số
a) \(\frac{90}{126}\)và \(\frac{6}{7}\) b) \(\frac{90}{126}\)và \(\frac{35}{49}\)
Câu 9: Cho các phân số \(\frac{8}{9};\frac{19}{20};\frac{10}{11};\frac{21}{22}\)tìm phân số lớn nhất trong các phân số trên
TIẾNG VIỆT
Đề 1
HOA NGŨ SẮC
Những bông hoa bé như cúc áo màu tim tím mọc hoang ngoài vệ đường lại có sức hút kỳ lạ. Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường, giữa cái nắng đã gay gắt ngay những ngày đầu hè, màu tím của hoa ngũ sắc dịu dàng đến lạ…
Ở một số địa phương, cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị, cỏ hôi và thậm chí có cả cái tên không được đẹp cho lắm: hoa cứt lợn. Cây ngũ sắc là cây thân thảo, thuộc họ cúc. Ngũ sắc thường mọc hoang ngoài bở ruộng, những bãi đất hoang, vệ đường. Thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao từ 25-30 cm. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6 cm, rộng 1-3 cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn.
Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng. Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em.
Mùa hoa ngũ sắc nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt. Cây ngũ sắc thường mọc tập trung thành từng bãi. Đến mùa hoa nở, cả bãi đất ngập trong màu tím phơn phớt của hoa.
Câu 1. Bài viết có nội dung gì?
a. Những ghi chép có tính khái quát và khoa học về một loài thảo mộc – hoa ngũ sắc.
b. Tả lại vẻ đẹp của hoa ngũ sắc.
c. Kể về công dụng của hoa ngũ sắc.
Câu 2. Hoa ngũ sắc còn có những tên gọi nào?
a. Hoa ngũ vị, cỏ hôi
b. Hoa cứt lợn
c. Cả hai ý trên
Câu 3. Cây hoa ngũ sắc có đặc điểm gì?
a. Mọc hoang, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu tím nhạt.
b. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt.
c. Mọc hoang, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu tím nhạt. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt.
Câu 4. Cây hoa ngũ sắc có công dụng gì?
a. Chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng.
b. Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em.
c. Cả hai ý trên.
Câu 5. Hoa ngũ sắc nở rộ vào thời gian nào?
a. Đầu mùa hè.
b. Từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
c. Quanh năm, bốn mùa.
Câu 6. Câu nào sau đây không thuộc kiểu câu kể Ai – là gì?
a. Ở một số địa phương, cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị…
b. Cây ngũ sắc là cây thân thảo, thuộc họ cúc.
c. Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.
Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn 1 của bài viết trên.
…………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau.
Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường, giữa cái nắng gay gắt ngay những ngày đầu hè, màu tím của hoa ngũ sắc dịu dàng đến lạ…
Đề 2
. A. Đọc đoạn văn sau:
(1)Những trái quất chín nhìn mọng nước với màu đỏ hồng vô cùng bắt mắt.(2)Rồi thì quả quất sai trĩu trịt từ cành to tới cành nhỏ, từ thân cho tới đầu ngọn đều quả là quả.
(3)Chính vì thế, quất như là biểu tượng cho năm mới bội thu nhiều tài lộc. (4)Nhưng ít ai biết được rằng, nghề trồng quất nom vậy mà lại cực nhọc vô cùng. (5)Mà chẳng riêng gì trồng quất, nghề nào mang cái đẹp, cái tinh túy cho cuộc đời thường vất vả, truân chuyên.
(6)Càng về áp Tết, thành quả và công sức của ba mẹ tôi càng hiển hiện rõ hơn trên những quả quất chín mọng căng phồng in hằn cả những múi cong cong. (7)Đó cũng là lúc ba mẹ vất vả hơn. (8)Ba cho quất lên xe đẩy vào thành phố bán. (9)Trời se se lạnh, ba chỉ mặc một chiếc áo và cái khăn lau mồ hôi. (10)Mẹ nhìn ba rưng rưng và thầm mong cho những chậu quất bán hết.
B. Dựa vào đoạn văn trên, hãy cho biết:
a. Câu kể Ai – là gì? Là câu số ………………………..
b. Câu kể Ai – làm gì? Là câu số ……………………..
c. Câu kể Ai – thế nào? Là câu số ……………………
d. Các từ láy trong đoạn văn là: …………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Gạch bỏ từ không cùng nhóm trong các chuỗi từ sau:
a. Tài năng, tài nghệ, tài đức, tài sản, tài cán, tài tình, tài ba.
b. Vạm vỡ, lực lưỡng, cường tráng, cao to, hùng cường, khỏe mạnh.
c. Gan dạ, gan góc, anh dũng, dũng cảm, can đảm, đảm đang, gan lì.
Câu 3. Cho câu kể sau
Hoa nở.
Hãy chuyển câu trên thành:
a. Câu hỏi: ……………………………………………………………………………
b. Cầu khiến: ………………………………………………………………………….
Câu 4. Đặt câu hỏi để hỏi cho mỗi bộ phận gạch chân trong câu sau:
Hôm qua, trên đường đến trường, Lan gặp một người bạn cũ từ thuở mẫu giáo.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Xác định từ loại của các từ gạch chân trong đoạn văn sau:
Miền đất rất giàu mà đời người lại rất nghèo. Cái giàu, cái nghèo cứ đeo đẳng triền miên cùng năm tháng.
Câu 6. Ghi lại cấu tạo của bài văn tả cây cối.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Đề 3
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
LŨY LÀNG
Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy làng.
Lũy ngoài cùng trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng mà những ai bén mảng vào men lũy làng, vô ý dẫm phải khêu cũng khá phiền.
Lũy tre ngoài cùng này không đốn. Tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút, chít… chằng chéo bằng ngọn, bằng tán. Bằng cách ấy, con sẻ bay qua cũng không lọt… Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành mầu mốc, khép kín vào nhau tạo nên bức tường thành bằng tre. Thế là với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!
Lũy giữa cũng toàn tre, loại tre thẳng. Lũy trong cùng, tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dầy và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn, đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng – tre lũy làng thay lá!
Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống rồi chợt tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây trắng xốp. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng chồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong, lần ngoài cho đứa con non nớt.
Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...
Theo Ngô Văn Phú
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào ccâu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Câu 1. Lũy làng được làm bẳng gi? Có tác dụng gì?
a. Lũy làng được làm nên bởi những khóm tre gai để chống sói mòn và ngăn lũ lụt.
b. Lũy làng được làm nên bởi ba lớp tre tạo nên ba vòng thành để ngăn bước quân thù.
c. Lũy làng được làm nên bởi những bức tường đất cao, trồng đủ loại tre để bảo vệ xóm làng.
Câu 2. Tre gai có đặc điểm gì?
a. Thẳng tắp, óng chuốt, không dày và rậm.
b. Gốc và thân to, ngoằn ngoèo, cành rậm đan chéo nhau.
c. Gốc to, thân to ngoằn ngoèo, cành rậm, mỗi nhánh có gai nhọn hoắt và rất cứng.
Câu 3. Lá mới của tre òa nở khi nào?
a. Mùa đông
b. Mùa thu
c. Cuối mùa xuân
Câu 4. Câu “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” là kiểu câu nào?
a. Câu cảm
b. Câu hỏi để hỏi điều chưa biết
c. Câu hỏi nhằm mục đích khác
Câu 5. Trong bài có mấy câu kể Ai – là gì?
a. 3 câu
b. 2 câu
c. 1 câu
Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Dươi gốc tre, tua tủa những mầm măng” là:
a. Dưới gốc tre
b. Những mầm măng
c. Gốc tre, mầm măng
Câu 7. Câu nào sau đây là câu kể Ai – làm gì?
a. Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng
b. Mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời dầy mây trắng xốp.
c. Lũy làng có ba vòng bao quanh làng.
Câu 8. Bài văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
Câu 9. Tìm những từ láy trong bài đọc trên
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………….....................................
Đề 4
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
HOA LOA KÈN
Không rõ tự lúc nào, loài hoa trắng muốt có hương dịu dàng ấy đã trở thành nỗi nhớ mong cho tháng Tư Hà Nội. Sau mùa hoa sưa tưng bừng trên những tầng cao thành phố, giờ là lúc những gánh hoa loa kèn chuẩn bị xuống phố, tô điểm cho Hà Nội những ngày giao mùa.
Mưa xuân nhẹ nhàng giăng mắc trên những con phố, đáp nhẹ trên những cánh hoa. Lộc non mơn mởn tràn căng sức sống. Giờ này trên những con phố nhỏ, hương bưởi đã man mác trên những gánh rong kĩu kịt và chỉ khoảng một tuần nữa thôi, những gánh hoa loa kèn lại lũ lượt len lỏi khắp các con phố, trên những chiếc xe đạp đơn sơ nhưng ngập một màu xanh dìu dịu của hoa, trong vòng tay ôm của người thiếu nữ, sau chiếc đuôi xe lắc lư của một nhân viên văn phòng, trong làn đi chợ của cụ bà ngoại ngũ tuần, trên bệ cửa của một cửa hàng thời trang, trên bàn uống nước của một phòng khách giản dị.
Mùa hoa loa lèn chỉ chóng vánh trong hai tuần lễ ngắn ngủi. Đến thật nhanh và đi cũng thật nhanh. Có khi người ta chưa kịp nhận ra mùa hoa về thì cánh hoa loa kèn đã úa tàn. Đó là điều khác biệt hẳn của hoa loa kèn với các loài hoa khác. Hoa nở, một màu trắng tinh khiết, hương thơm ngọt ngào, lắng đọng. Mùa hoa đi qua, người ta lại ngẩn ngơ vì chưa kịp có được vài bông hoa cắm lọ cho ngôi nhà ấm cúng. Trong những chiếc lọ bằng men sứ thông thường, bình đất nung hay trong những bình pha lê đắt tiền, loa kèn vẫn bình dị, khiêm nhường và cao quý.
Hoa loa kèn – loài hoa giao mùa của thiên nhiên – đã nở rộ. Tháng Tư đã về tự bao giờ.
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Câu 1. Loa kèn nở rộ vào thời gian nào?
a. Tháng tư
b. Giao mùa đông – xuân
c. Cả hai ý trên.
Câu 2. Hoa loa kèn có nét gì đặc biệt hẳn so với các loài hoa khác?
a. Màu trắng tinh khiết, hương thơm ngạt ngào.
b. Mùa hoa nở chóng vánh, chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi khiến nhiều người chưa kịp nhận ra mùa hoa.
c. Thường được cắm trong các lọ men sứ hoặc bình đất nung.
Câu 3. Từ ngữ nào sau đây nêu nhận định về hoa loa kèn?
a. Đơn sơ, man mác.
b. Bình dị, khiêm nhường, cáo quý
c. Kiêu sa, sang trọng.
Câu 4. Dâu gạch ngang trong đoạn cuối bài có tác dụng gì?
a. Đánh dấu các ý trong một đoạn kiệt kê.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
c. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 5. Viết lại các từ láy trong đoạn 3 của bài văn trên.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
câu 6. Chủ ngữ trong câu “Không rõ tự lúc nào, loài hoa trắng muốt có hương thơm dịu dàng ấy đã trở thành nỗi nhớ mong cho tháng Tư Hà Nội” là
a. Loài hoa trắng muốt
b. Loài hoa trắng muốt có hương thơm dịu dàng ấy
c. Không rõ tự lúc nào, loài hoa trắng muốt
Câu 7. Tìm 2 từ đồng nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ đã cho trong bảng sau.
Từ đã cho | Từ trái nghĩa | Từ đồng nghĩa |
Đơn sơ
| ……………………………. ……………………………. | ……………………………. ……………………………. |
Câu 8. Đặt 1 câu kể theo mẫu Ai – là gì? Nêu nhận định của em về hoa loa kèn.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Đề 5
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU
SÔNG TRÀ YÊU DẤU
Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà – quê hương yêu dấu của tôi.
Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây xanh mát soi bóng xuống dòng sông.
Buổi sáng khi những tia nắng sớm chiếu xuống dòng sông, tôi thấy nó ấm áp, hiền hòa làm sao. Khi những chiếc thuyền rời bến đi đánh lưới hay chở khách đi, những làn sóng đạp nhẹ vào mạn thuyền như bàn tay người mẹ vỗ về con trước lúc đi xa. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn sót lại rọi lên mặt sông tạo nên một bắc tranh lung linh tuyệt đẹp. Lúc này, trên dòng sông vẫn còn lại vài chiếc thuyền cập bến sau một ngày đi đánh lưới mệt ,ỏi. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh cắt ngang đầu ngọn tre, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt sông xanh thẳm, hiền hòa, yên ả. Vào cuối thu và đầu mùa đông, sau những trận mưa lớn thì nước sông đầy ăm ắp, đục ngầu, tạo nên những trận lụt dữ dội. Nhưng khi sự “giận dữ” qua đi thì vẫn còn lại một lượng phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, huwaxshenj một mùa bội thu. Sông còn là nguồn lợi lớn của quê tôi vì sông cho ngư dân nhiều cá tôm. Dòng sông đã gắn bó biết bao kỉ niệm tuổi thơ với tôi. Bởi thế nó như một người bạn thân thiết của tôi.
Sau này dù có đi đâu thì tôi vẫn thiết tha yêu dòng sông Trà quê mình bằng một tình yêu muôn thuở – tình quê hương.
Theo Cao Thị Thanh Mai
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Câu 1. Dòng sông trà bắt nguồn từ đâu
a. Từ làng Sung Tích
b. Từ hạ lưu sông Trà
c. Từ một ngọn núi mà tác giả không rõ tên.
Câu 2. Theo em hình ảnh “ban tay mẹ vỗ về con trước lúc đi xa” nhằm chỉ sự vật nào?
a. Những chiếc thuyền rời bến
b. Những làn sóng đập vào mạn thuyền
c. Nhưng tia nắng sớm
Câu 3. Theo tác giả, sông hiền hoa vào những thời gian nào?
Câu 4. Trong bài, chuồn chuồn kim được so sánh với gì?
a. Cây kim biết bay
b. Chiếc trực thăng bé xíu
c. Cả hai ý trên.
Câu 5. Dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Xác định từ loại của các từ gạch chân trong câu sau:
Nó như chiếc trực thăng bé xíu, bay tiến thì đã đành, nó còn biết bay lùi hay đứng yên tại chỗ. Với cách bay như vậy, chuồn kim dễ dàng luồn lách trong không gian hẹp dưới các kẽ lá phù hợp trong môi trường sống cùng các loại cây cỏ.
Câu 8. Đặt một câu khiến để nói với chuồn chuồn kim.
…………………………………………………………………………………………….
Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau.
a. Chuồn chuồn kim là một sản vật của tự nhiên trong đấu tranh chọn lọc
b. Chuồn chuồn kim đã hoàn thiện một kiểu dáng, cách sống độc đáo mà con người cũng phải thán phục.
a, tính từ
b, danh từ
c, động từ,động từ,danh từ
d, danh từ, tính từ
e, danh từ,động từ
f, danh từ,động từ,tính từ
g,danh từ,tính từ
h, danh từ,động từ
-HT-
Câu 1. Xác định từ loại của những từ gạch dưới trong các câu sau:
a. Cuộc sống của những người miền núi rất khó khăn. (........Tính từ...............)
b. Cô ấy đã vượt qua nhiều khó khăn (…………Danh từ……….) trong cuộc sống.
c. Ánh sáng chiếu (……Động từ……..) qua cửa sổ, chiếu (………Động từ……) khắp mặt chiếu (……Danh từ……).
d. Đến với xứ Huế (……Danh từ….), bạn sẽ được thưởng thức những món ăn rất Huế (……Tính từ……).
e. Bác tôi vừa vác cày (……Danh từ……….) đi cày (……Động từ…….) ruộng.
f. Cái cân (…Danh từ………) này cân (…Động từ……….) không chính xác vì đặt không cân (……Tính từ…..).
g. Cô Lan là người gốc Hà Nội (……Danh từ…..). Cô luôn giữ cho mình một lối sống rất Hà Nội (…Tính từ…….).
h. Trong phòng (…Danh từ……..), mọi người đang bàn cách để phòng (……Động từ….) bệnh.