Câu 7: Những đáp nào trả lời đúng câu hỏi: Viết đoạn văn cảm nhận v...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? 2.Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải...
Đọc tiếp

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

2.Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây?

4.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

 

 

4
25 tháng 4 2017

1.

Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.

- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.

- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

2.

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:

- Không gian trong trẻo, sáng sủa.

- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.

- Nước biển lam biếc, đậm đà.

- Cát lại vàng giòn.

- Lưới càng thêm nặng mẻ.

Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.

3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.

- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.

Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.



25 tháng 4 2017
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
4 tháng 5 2017

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

4 tháng 5 2017

yeu

12 tháng 10 2021

Em thấy biện pháp ẩn dụ giống với biện pháp so sánh.

@Cỏ

#Forever

12 tháng 10 2021

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

31 tháng 8 2021

C nha bạn

31 tháng 8 2021

C. Miêu tả sinh động hình ảnh chú dế mèn hay ăn, háu đói và đặc biệt sức mạnh dũng mãnh của chú được thể hiện ở cặp răng.

-HT-

1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan” 2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? 3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự...
Đọc tiếp

1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”

2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào?Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?(Để trả lời câu hỏi này, em hãy liệt kê đầy đủ các chi tiết được miêu tả, các từ ngữ được dùng để nói về vẻ đẹp của động Phong Nha).

4. Hãy đọc lời phát biểu của ông trưởng đoạn thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia Anh và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Nhà thám  hiểm đó nhận xét và đánh giá động Phong Nha như thế nào?

b/ Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

5. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? (Đặc biệt là về phương diện kinh tế du lịch).

 

 

2
25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu ià ba thì h chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước

Phong Nha có một tương lại đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hoá.

25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước

ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

I. Đọc – hiểu văn bảnĐọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Chim họa mi hót   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chim họa mi hót

   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

   Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

   Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                                                                                                                   Theo Ngọc Giao

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nhân vật nào?

Câu 2: Tìm những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim hoạ mi” trong đoạn trích trên?

Câu 3: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm”?

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau: “Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.”

Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng gì?

Câu 6: Em hãy tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 7: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy...nhưng…”.

II. Tập làm văn

Hãy kể về một kỉ niệm của em đối với người bạn em yêu quý nhất. (Em có thể vẽ bức tranh về người bạn thân của em hoặc một bức tranh về kỉ niệm giữa hai người).

0
Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rựcDưới những làn mây xốp đồng quê Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra điVành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộnVà con bò đứng nhìn theo tha thẩnVe vẩy đuôi trên...
Đọc tiếp

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

 In nội dung

0