K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2018

Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

^^

.

11 tháng 4 2018

- Đoạn 1 (Từ đầu ... lòng yêu Tổ quốc) : đúc rút chân lí về lòng yêu nước – yêu từ những vật tầm thường nhất.

- Đoạn 2 (còn lại) : Sức mạnh lòng yêu nước.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

I-li-a Ê-ren-bua (1891-1967) là nhà văn ưu tú, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô, sinh tại thành phố Ki-ép, trong một gia đình Do Thái, cha là viên chức. Ông từng học tại Trường trung học số 1 ở Mát-xcơ-va. Thời kì cách mạng 1905-1907, cậu học sinh I.Ê-ren-bua tham gia tổ chức bí mật của Đảng bôn-sê-vích. 1908, bị bắt, bị chính quyền Nga hoàng kết án và buộc phải sang nước Pháp sống cuộc đời lưu vong. 1910, cho xuất bản tại Pa-ri một số tuyển tập thơ...; từ đó đến 1916 tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ. Thơ thời kì này vang lên âm hưởng phê phán xã hội châu Âu, phê phán chiến tranh đế quốc, chờ mong sự sụp đổ của thế giới cũ. Từ 1915 đến 1917, làm phóng viên và viết kí sự về chiến tranh cho hai tờ báo Nga ở Mát-xcơ-va và Pê-tơ-rô-grát. 1917, trở về nước Nga, nhưng lúc đầu ông không nhận thức được chân lí của Cách mạng tháng Mười... Mùa xuân 1921, I.Ê-ren-bua đi ra nước ngoài và viết tiểu thuyết châm biếm - triết lí Những cuộc hành trình kì lạ của Khu-li-ô Khu-ren-nhi-tô và những học trò của ông (1922) tỏ rõ thái độ phê phán và phủ định đối với xã hội châu Âu và chiến tranh đế quốc, đã được Lê-nin đánh giá tốt. Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 20 và đầu những năm 30 (thế kỉ XX) mới là thời kì chuyển biến của nhà văn về quan điểm triết học và nghệ thuật. Đó cũng là kết quả của việc ông tích cực thâm nhập vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết. Trong thời gian cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, I.Ê-ren-bua nổi tiếng với hàng nghìn bài báo và chính luận ngợi ca chủ nghĩa yêu nước Xô viết, nâng cao lòng căm thù chủ nghĩa phát xít, khẳng định niềm tin đối với tháng lợi của lực lượng chính nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Những năm Đại chiến II, tiểu thuyết Làn sóng thứ chín và truyện vừa Tuyết tan của I.Ê-ren-bua gây nên những cuộc tranh luận gay gắt.

I.Ê-ren-bua đã được nhận: Giải thưởng quốc gia 1942 với tiểu thuyết Pa-ri sụp đổ (1941); Giải thưởng Quốc gia 1948 với tiểu thuyết Bão táp (1946-1947); Giải thưởng Lênin về những cống hiến cho sự nghiệp củng cố hoà bình giữa các dân tộc.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đại ý của bài văn:

Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

2. a) Đoạn văn từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc" là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó:

- Câu mở đầu là:

" Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ".

- Câu kết đoạn là:

"Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

b) Với ý chính là lí giải về lòng yêu nước, tác giả đã thể hiện một trình tự lập luận:

- Mở đầu, tác giả nêu một nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính qui luật: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh";

- Từ nhận định đó, tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc để "mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương", cụ thể là:

Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng;

Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh;

Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt;

Người ở thành Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va, những tượng bằng đồng, phố phường;

Người Mát-xcơ-va: nhớ như thấy lại những phố cũ, phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ...

- Tác giả dùng một câu văn hình ảnh để chuyển ý: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vô-ga đi ra bể".

- Cuối cùng, để kết đoạn, tác giả nêu một câu khái quát: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, ví dụ:

 + Người vùng Bắc (nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng); người xứ U-crai-na (nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh): nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.

+ Người xứ Gru-di-a (ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt); người ở thành Lê-nin-grát (nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử): đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở.

+ Người Mát-xcơ-va (nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ - dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ): nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai...

Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.

4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"; và: không thể sống khi mất nước.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc.  Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình. 

2. Cách đọc

Đọc chậm, rõ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình.

3. Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?

Gợi ýCần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,…

20 tháng 2 2016

.......

- Được thử thách và khẳng định trong cuộc lửa đạn gay go của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

→ Lòng yêu nước là một thứ giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được.

# Hok tốt !

20 tháng 8 2019

Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

24 tháng 4 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu  đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

24 tháng 4 2018

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.

Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.

Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ 

Êm đềm khua nước ven sông… 

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.

Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt 

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?

Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

27 tháng 3 2019

Đây nhé

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ilya Ehrenburg sinh ở Kiev, trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Ehrenburg học ở trường Gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp hoạt động văn học, ông kết bạn với Picasso, Louis Aragon, Alexis Leger (Saint-John Perse).. và in các tập thơ: «Стихи» (1910), «Я живу» (1911), «Будни» (1913). Các năm 1914 – 1917 ông làm phóng viên cho một số tờ báo. Cuối năm 1919 cùng với Osip Mandelstam đi về vùng Cremia, sống ở nhà Maximilia. Bị bắt nhưng nhờ sự can thiệp của Bukharin nên được trả tự do. Từ năm 1921 đến năm 1924 sống ở Berlin, Đức. Thời kỳ Nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939) Ehrenburg làm phóng viên chiến trường của báo Izvestya, sau khi những người cộng hòa thất bại, ông sang Pháp. Năm 1940 ông trở về Liên Xô. Thời kỳ chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên của các tờ báo Sự Thật (Правда), Tin Tức (Известия), Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Từ năm 1942 ông tham gia "Ủy ban Do Thái chống phát xít" rất tích cực và đã thu thập được nhiều tài liệu về cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust).

Trong mục trích các bài thơ của Ehrenburg có bài thơ "Hãy giết" nổi tiếng của ông. Ehrenburg viết bài thơ này trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Vệ quốc. Cũng trong thời kỳ này ông viết bài "Hãy giết người Đức" đăng trên báo Ngôi sao đỏngày 24 tháng 7 năm 1942.

Nguyên cớ của bài báo là cuộc tấn công của quân Đức vào vùng sông Đông, hai tuần trước mệnh lệnh số 227 của Tổng tư lệnh Stalin: "Không lùi một bước!" ra đời, theo lời của tác giả, là những bức thư từ Đức mà người ta tìm thấy trong túi áo của những lính Đức tử trận về ý định của người Đức "biến dân Nga thành những kẻ nô lệ". Ehrenburg viết:

"Chúng ta hiểu rằng: người Đức không phải là những con người. Kể từ nay từ "người Đức" đối với chúng ta là sự nguyền rủa kinh hoàng nhất. Kể từ nay từ "người Đức" tháo đạn. Ta sẽ không nói gì thêm. Ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Ta sẽ giết. Nếu như một ngày mà anh không giết dù chỉ một người Đức thì một ngày của anh đã mất. Nếu anh nghĩ rằng người hàng xóm sẽ giết người Đức thay anh thì anh không hiểu ra mối hiểm họa khôn lường. Nếu anh không giết người Đức, người Đức sẽ giết anh. Người Đức sẽ bắt những người thân của anh và sẽ hành hạ họ ở nước Đức khốn nạn của mình. Nếu anh không thể giết người Đức bằng viên đạn thì hãy giết người Đức bằng lưỡi gươm. Nếu vùng đất của anh lặng yên, nếu anh đang chờ trận đánh thì hãy giết người Đức trước khi trận đánh xảy ra. Nếu anh để cho người Đức sống thì người Đức sẽ treo cổ người Nga và làm nhục phụ nữ Nga. Nếu anh đã giết một người Đức rồi thì hãy giết thêm những người Đức nữa. Với chúng ta, không có niềm vui nào lớn hơn xác người Đức. Anh đừng tính ngày. Đứng đếm dặm vesta. Hãy đếm một điều là: bao nhiêu người Đức mà anh đã giết. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang van vỉ mẹ già. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang năn nỉ con thơ. Hãy giết người Đức! – đấy là điều quê hương đang gào thét kêu la. Đừng bắn trượt. Đừng bỏ qua. Hãy giết!"" (Мы поняли: немцы не люди. Отныне слово «немец» для нас самое страшное проклятье. Отныне слово «немец» разряжает ружьё. Не будем говорить. Не будем возмущаться. Будем убивать. Если ты не убил за день хотя бы одного немца, твой день пропал. Если ты думаешь, что за тебя немца убьёт твой сосед, ты не понял угрозы. Если ты не убьёшь немца, немец убьёт тебя. Он возьмёт твоих и будет мучить их в своей окаянной Германии. Если ты не можешь убить немца пулей, убей немца штыком. Если на твоём участке затишье, если ты ждёшь боя, убей немца до боя. Если ты оставишь немца жить, немец повесит русского человека и опозорит русскую женщину. Если ты убил одного немца, убей другого — нет для нас ничего веселее немецких трупов. Не считай дней. Не считай вёрст. Считай одно: убитых тобою немцев. Убей немца! — это просит старуха-мать. Убей немца! — это молит тебя дитя. Убей немца! — это кричит родная земля. Не промахнись. Не пропусти. Убей!)

Bài viết này sau đó đã bị dư luận nước ngoài chỉ trích và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận. Nhà văn Anh Antony Beevor trong cuốn Berlin sụp đổ (Berlin:The Downfall 1945) cho rằng những khẩu hiệu kiểu như vậy khiêu khích bạo lực của Hồng quân đối với dân thường Đức trong những năm 1944 – 1945. Ilya Ehrenburg đã viết những lời giải thích sau đây:

"Tôi nhớ "cuộc chiến lạ lùng" – lễ chôn cất phi công Đức, tiếng gào của loa phóng thanh… Chiến tranh là kinh hoàng và đáng ghét nhưng không phải chúng ta đã phát động nó mà là kẻ thù rất mạnh và vô cùng tàn ác. Tôi biết rằng nghĩa vụ của tôi là chỉ ra bộ mặt thật của lính phát xít, những kẻ chép vào sổ tay điều vô lý khát máu và dị đoan về sự ưu việt của chủng tộc mình, những thứ trâng tráo, bẩn thỉu và tàn ác có khả năng làm cho kẻ mọi rợ bất kỳ nào cũng phải bối rối. Tôi phải cảnh báo những người lính chúng ta rằng chớ trông chờ một cách vô ích vào sự đoàn kết giai cấp của tầng lớp công nhân Đức, vào điều rằng những người lính Đức sẽ thức tỉnh lương tâm, đây không phải là lúc đi tìm "những người Đức tốt bụng" ở đội quân thù địch đang tấn công mà đem dâng những thành phố, những làng quê của mình cho cái chết. Và tôi đã viết: Hãy giết người Đức!".

Ilya Ehrenburg là đại biểu tối cao Xô Viết tối cao Liên Xô các nhiệm kỳ 3 – 7. Từ năm 1950 là Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình Thế giới. Hai lần ông được tặng Giải thưởng Stalin (1942, 1948). Năm 1952 được tặng Giải thưởng Lenin vì "sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc". Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1967 ở Moskva.

27 tháng 3 2019

Ilya Grigoryevich Ehrenburg (tiếng Nga: Илья́ Григо́рьевич (Ги́ршевич) Эренбу́рг, 27 tháng 1 năm 1891 – 31 tháng 8 năm 1967) – nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội Nga Xô Viết.

I.Tiểu sử

Ilya Ehrenburg sinh ở Kiev, trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Ehrenburg học ở trường Gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp hoạt động văn học, ông kết bạn với Picasso, Louis Aragon, Alexis Leger (Saint-John Perse).. và in các tập thơ: «Стихи» (1910), «Я живу» (1911), «Будни» (1913). Các năm 1914 – 1917 ông làm phóng viên cho một số tờ báo. Cuối năm 1919 cùng với Osip Mandelstam đi về vùng Cremia, sống ở nhà Maximilia. Bị bắt nhưng nhờ sự can thiệp của Bukharin nên được trả tự do. Từ năm 1921 đến năm 1924 sống ở Berlin, Đức. Thời kỳ Nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939) Ehrenburg làm phóng viên chiến trường của báo Izvestya, sau khi những người cộng hòa thất bại, ông sang Pháp. Năm 1940 ông trở về Liên Xô. Thời kỳ chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên của các tờ báo Sự Thật (Правда), Tin Tức (Известия), Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Từ năm 1942 ông tham gia "Ủy ban Do Thái chống phát xít" rất tích cực và đã thu thập được nhiều tài liệu về cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust).

Trong mục trích các bài thơ của Ehrenburg có bài thơ "Hãy giết" nổi tiếng của ông. Ehrenburg viết bài thơ này trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Vệ quốc. Cũng trong thời kỳ này ông viết bài "Hãy giết người Đức" đăng trên báo Ngôi sao đỏ ngày 24 tháng 7 năm 1942.

Nguyên cớ của bài báo là cuộc tấn công của quân Đức vào vùng sông Đông, hai tuần trước mệnh lệnh số 227 của Tổng tư lệnh Stalin: "Không lùi một bước!" ra đời, theo lời của tác giả, là những bức thư từ Đức mà người ta tìm thấy trong túi áo của những lính Đức tử trận về ý định của người Đức "biến dân Nga thành những kẻ nô lệ". Ehrenburg viết:

"Chúng ta hiểu rằng: người Đức không phải là những con người. Kể từ nay từ "người Đức" đối với chúng ta là sự nguyền rủa kinh hoàng nhất. Kể từ nay từ "người Đức" tháo đạn. Ta sẽ không nói gì thêm. Ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Ta sẽ giết. Nếu như một ngày mà anh không giết dù chỉ một người Đức thì một ngày của anh đã mất. Nếu anh nghĩ rằng người hàng xóm sẽ giết người Đức thay anh thì anh không hiểu ra mối hiểm họa khôn lường. Nếu anh không giết người Đức, người Đức sẽ giết anh. Người Đức sẽ bắt những người thân của anh và sẽ hành hạ họ ở nước Đức khốn nạn của mình. Nếu anh không thể giết người Đức bằng viên đạn thì hãy giết người Đức bằng lưỡi gươm. Nếu vùng đất của anh lặng yên, nếu anh đang chờ trận đánh thì hãy giết người Đức trước khi trận đánh xảy ra. Nếu anh để cho người Đức sống thì người Đức sẽ treo cổ người Nga và làm nhục phụ nữ Nga. Nếu anh đã giết một người Đức rồi thì hãy giết thêm những người Đức nữa. Với chúng ta, không có niềm vui nào lớn hơn xác người Đức. Anh đừng tính ngày. Đứng đếm dặm vesta. Hãy đếm một điều là: bao nhiêu người Đức mà anh đã giết. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang van vỉ mẹ già. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang năn nỉ con thơ. Hãy giết người Đức! – đấy là điều quê hương đang gào thét kêu la. Đừng bắn trượt. Đừng bỏ qua. Hãy giết!"" 

Bài viết này sau đó đã bị dư luận nước ngoài chỉ trích và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận. Nhà văn Anh Antony Beevortrong cuốn Berlin sụp đổ (Berlin:The Downfall 1945) cho rằng những khẩu hiệu kiểu như vậy khiêu khích bạo lực của Hồng quân đối với dân thường Đức trong những năm 1944 – 1945. Ilya Ehrenburg đã viết những lời giải thích sau đây:

"Tôi nhớ "cuộc chiến lạ lùng" – lễ chôn cất phi công Đức, tiếng gào của loa phóng thanh… Chiến tranh là kinh hoàng và đáng ghét nhưng không phải chúng ta đã phát động nó mà là kẻ thù rất mạnh và vô cùng tàn ác. Tôi biết rằng nghĩa vụ của tôi là chỉ ra bộ mặt thật của lính phát xít, những kẻ chép vào sổ tay điều vô lý khát máu và dị đoan về sự ưu việt của chủng tộc mình, những thứ trâng tráo, bẩn thỉu và tàn ác có khả năng làm cho kẻ mọi rợ bất kỳ nào cũng phải bối rối. Tôi phải cảnh báo những người lính chúng ta rằng chớ trông chờ một cách vô ích vào sự đoàn kết giai cấp của tầng lớp công nhân Đức, vào điều rằng những người lính Đức sẽ thức tỉnh lương tâm, đây không phải là lúc đi tìm "những người Đức tốt bụng" ở đội quân thù địch đang tấn công mà đem dâng những thành phố, những làng quê của mình cho cái chết. Và tôi đã viết: Hãy giết người Đức!".

Ilya Ehrenburg là đại biểu tối cao Xô Viết tối cao Liên Xô các nhiệm kỳ 3 – 7. Từ năm 1950 là Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình Thế giới. Hai lần ông được tặng Giải thưởng Stalin (1942, 1948). Năm 1952 được tặng Giải thưởng Lenin vì "sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc". Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1967 ở Moskva.

II.Tác phẩm

  • Cầu nguyện cho nước Nga (tiểu thuyết, 1918)
  • Cuộc phiêu lưu khó tin của Julio Jurenito (tiểu thuyết, 1922)
  • Cuộc đời và cái chết của Nikolai Kurbov (tiểu thuyết, 1923)
  • Mối tình của Jeanne Ney (tiểu thuyết, 1924)
  • Mùa hè 1925 (tiểu thuyết, 1926)
  • Paris sụp đổ (tiểu thuyết, 1941)
  • Lòng yêu nước (tùy bút, 1942)
  • Làn sóng thứ chín (tiểu thuyết, 1950)
  • Con người, năm tháng, cuộc đời (hồi ký, 1961 - 1965)
  • Biên niên sử của sự can đảm (tiểu thuyết, 1974)
Câu 1: (2,0 điểm)Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?Câu 2:(3,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)

2
22 tháng 8 2016

1)a)–    Biện pháp tu từ:

 

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.

–    Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2)

–    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

–    Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

–    Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.

–    Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

–    Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.

–    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

22 tháng 8 2016

3)

I

Khái quát:

  –    Trích dẫn câu văn trong tác phẩm Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 

–    Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+  Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

“Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

–    Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

 II

Phân tích:

 1Tình yêu làng của ông Hai:

 aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

  –    Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

 bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

  –    Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

 

–    Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

–    Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

–    Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

–    Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

–    Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

 cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

  – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

 

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

 2

Tình yêu nước của ông Hai:

  – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

 

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

 III

Đánh giá:

  – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

 

–    Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

20 tháng 4 2018

Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
 
Và khi nhà văn so sánh hình ảnh ấy với “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” thì ta bỗng thấy quan niệm về lòng yêu nước của nhà văn chính xác và cụ thể biết bao! Bởi vì biển cả bao la đến đâu, con sông dài rộng như thế nào cũng đều bắt nguồn từ dòng nước nhỏ trên đỉnh núi cao. Lòng yêu nước cũng vậy: Tình yêu nước vĩ đại bao nhiêu cũng đều được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất: lòng yêu nhà. Vậy thì ai mà chẳng có trong mình cái cội nguồn yêu nước đó, bởi vì ai mà chẳng có gia đình, có người ruột thịt để yêu thương và tình yêu thương đó nảy nở từ thuở lọt lòng, rồi nó lớn lên và bất diệt trong mỗi con người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình lại không thể tách rời làng xóm, quê hương. Nói đến làng xóm quê hương là nói đến biết bao hình ảnh thân thuộc gắn bó với ta suốt cuộc đời. Người nông thôn thì yêu đồng ruộng, con trâu, cây đa, bến nước, yêu “chùm khế ngọt”, “con diều biếc”.... Người thành phố thì yêu tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ, yêu mùi thơm từ những cây hoa ven rừng, ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn soi đường ca đêm,... Từ những tình cảm nhớ thương những hình ảnh bình dị ấy lòng yêu Tổ quốc nảy nở, phát triển trong lòng ta như dây leo bám rễ vào đất mà ra lá, trổ hoa.
 
Cám ơn nhà văn đã cho ta nhận ra cái cội nguồn giản dị mà sâu thăm của lòng yêu mrớc. Gia đình, làng xóm, miền quê là cái nôi ấu thơ của mỗi con người, nơi đây có những con người, cảnh vật gắn bó như máu thịt trong ta. Nếu không da diết nhớ thương “canh rau muống”, “cà dầm tương”, không nhớ cảnh “tát nước đầu đình” thì sao tình yêu mênh mông đất nước lại đau đáu trong tim. Nếu không yêu gia đình, bè bạn thì sao có được tình yêu với “trăm nơi”?
 
Ta mới thấm thìa làm sao khi hình ảnh “bến nước, gốc đa” “căn nhà không... gió lung lay”, “tiếng gà trưa” và hình ảnh “tay bà khum soi trứng”.... lại làm nên sức mạnh cho những người chiến sĩ ngoài mật trận. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lũ giặc tàn phá những gì ta hằng yêu thương, ta càng thấy sức mạnh của lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con người! Ta chiến đấu để bảo vệ gia đình, quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người đã hi sinh cuộc đời minh cho đất nước mãi mãi yên bình. Để có được đất nước Việt Nam thoát đói nghèo, vươn lên cùng thế giới đã có bao người hao tốn công sức, trí tuệ, mồ hôi. nước mắt và có khi cả tính mạng nữa.
 
Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,... Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.
 
Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.

16 tháng 9 2016

Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có bốn người, đó là bố mẹ em, em và em của em. Bố em làm công an, mẹ em làm chuyên viên. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho hai chị em từng li lừng tí. Em trai em năm nay 4 tuổi rưỡi, em nó hiếu động lắm mà lại rất đáng yêu. Năm nay em học lớp 6, trường thcs Trường Sơn. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc.