Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Phương thức biểu cảm.
Câu 2: Nỗi nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư.
Câu 3: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ:
Hoán dụ: “Nét cười đen nhánh” nhằm chỉ nụ cười của mẹ.
Tác dụng: Hình ảnh người mẹ hiện lên vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp kín đáo.
Câu 4: suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
-Hình thức: một đoạn
-Nội dung cần có những ý sau:
+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.
+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình.
Qua những lời nói mộc mạc người cha đã dạy con bài học: sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cha" không biết nói gìhơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đới thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua, Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quaymặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.
Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình”
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
Cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình” không chỉ giàu ý chí nghị lực mà còn giàu về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khoáng để xây dựng nên quê hương với những phẩm chất tốt đẹp.Người cha tự hào ca ngợi người đồng mình:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con."
Qua lời nói của người cha ta thấy “người đồng mình” tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Hình ảnh “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào của người cha về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ “nhỏ bé” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Những người lao động miền núi cần cù, lam lũ đã từng bước khẳng định mình trong cuộc sống. Họ không tự hạ mình, không chịu khuất phục trước thiên nhiên, cuộc đời. “Người đồng mình” không ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé đươc
Nghe con."
Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Qua bài thơ “Nói với con” cũng chính là những bài học mà người cha muốn dạy cho con ta có thể thấy trong cuộc sống, con người ta dù có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở.nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn nhận được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình, từ chính tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho ta. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.
1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
2.
- Sử dụng thành công nghệ thuật đối
+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống
_ Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau.
->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.
_ Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập
->con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh
-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.
+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:
_ Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.
->Dại mà hóa ra không dại.
_ Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.
->Khôn mà hóa ra không phải khôn.
3.
- Nghệ thuật đối: tác giả dựng lên bức tranh tứ bình xuân hạ thu đông
-> Gợi nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả.
-> Gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái khi tác giả hòa hợp nhịp sống của mình với nhịp điệu chảy trôi của thời gian.
- Điệp từ: lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”
-> Tất cả những nhu cầu tối thiểu của con người đều được đáp ứng một cách thoải mái, tuần tự mùa nào thức ấy.
-> Thức ăn ở đây là sẵn có, do con người tự làm ra, là thành quả lao động của con người. Đây đều là những sản vật dân dã, là cây nhà lá vườn
- Nơi tắm: hồ, ao -> Sẵn có trong tự nhiên, xung quanh mình, không phải cầu kì tìm kiếm.
=> Cuộc sống đạm bạc, thực sự đạm bạc nhất là khi đó là cuộc sống của một bậc đại quan dưới triều nhà Mạc.
Đạm bạc nhưng không hề khắc khổ. Khắc khổ khiến người ta cảm thấy lo lắng, thiếu thốn. Đây là cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.
-> Không phải nhọc công tìm kiếm nên không phải đua chen tranh giành để tìm sự đủ đầy, vinh hoa phú quý.
=>Mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản, thảnh thơi.
=> Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại.
4. Sống nhàn với Nguyễn Bình Khiêm là chan hòa với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao.
4.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:
"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"
Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:
"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"
Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "
Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:
"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"
Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.
Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.
câu 1, thất ngôn bát cú
câu 2, nghệ thuật tương phản: nơi vắng vẻ><chốn lao xao, dại><khôn, ta><người;
cho ta thấy đc triết lí sống thâm trầm: dại chính là khôn, khôn lại là dại.
câu 4, nhàn: ko lánh đời, ko khắc khổ, sống ở trần gian mà ko vướng bụi trần.
nhàn: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
ý kiến cá nhân, mong thông cảm, cảm ơn
Nội dung chính của đoạn thơ: Thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ với những niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ, nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Tiếp theo là những suy ngẫm vẻ lời ru của mẹ, về công ơn trời bể của mẹ. Mẹ ru con, ru “cái lẽ dời", ru cái đạo lí làm con, ru cái đạo lí làm người. Con lớn lên từng ngày từng tháng nhờ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, bằng lời ru thiết tha êm đềm của mẹ. Điệp ngữ “nuôi” trong hai tiểu đối đã nói lên công ơn to lớn của mẹ hiền:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác // hát nuôi phần hồn”
Các thế hệ sẽ nối tiếp sinh ra, rồi lớn lên theo lời ru tiếng hát của mẹ, của bà. Điệu ru của bà, của mẹ sẽ được những thế hệ mai sau nâng niu, giữ gìn. Điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ trong mỗi gia đình Việt Nam là dân ca, là tâm hồn dân tộc sẽ sống mãi đến muôn đời mai sau. Câu hỏi tu từ làm cho vần thơ trở nên thiết tha, lay động hồn người:
"Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con càn nhớ chăng”.
Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:
"Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.
Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.
a)PTBĐC:Biểu Cảm
b)
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. \
c)Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình tưởng tượng được nghe hát quan họ, nhớ mùa vải thiều khi hồi tưởng lại chặng đường lịch sử của dân tộc.
Câu 3. Câu thơ "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" sử dụng biện phép nhân hóa và hoán dụ. "Trời Nam" hay "đất Thăng Long" thực chất là để chỉ những con người sống ở 2 miền của Tổ quốc. Phép nhân hóa qua từ "thương nhớ" đã cho thấy tình cảm đẹp của nhân dân 2 miền.
Câu 4. Tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở: đó là nỗi niềm xa xứ, nỗi niềm của người con đất Việt đang hoài niệm về cả chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là thứ tình cảm gần gũi, sâu sắc, thật đáng trân trọng.
thanks you