K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2017

ây dà, tràn lan nên chả bt ai giả, ai thật nx

17 tháng 9 2017

ừm cj, nhưng cj đăng vào môn mĩ thuật nhá !

19 tháng 12 2018

Sự lạc quan, yêu đời của những người lính còn thể hiện trong cách họ đối mặt với những khó khăn và tinh thần vượt lên,làm chủ hoàn cảnh của họ.Xe không có kính, những cơn gió làm đôi mắt họ cay xè, bụi bẩn làm trắng xóa mái tóc của họ nhưng không làm lung lay tinh thần chiến đấu của họ.Ngược lại, những người lính còn nhìn những khó khăn ở khía cạnh hài hước, như một thú vui trong cuộc sống khố liệt. Họ nhìn những mái đầu trắng như mái tóc của người già, họ cùng nhau phá ra cười vì cách liên tưởng độc đáo ấy.

15 tháng 7 2017

vẻ đẹp của người lính đó khiến cho người khác phải quý trọng và rất là quý mến.vẻ đẹp đó ko lộ ra hình ảnh bên ngoài mà là vẻ đẹp về ý chí quyết tâm giết giặc khiến cho mn đều phải nể phục

30 tháng 3 2017

1. Giải thích

  • Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
  • Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
  • Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".

2. Bàn luận

a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

  • Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
  • Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

  • Đối với người nhận (...)
  • Đối với người cho (...)
  • Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)

c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
  • Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
  • Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở bài kết bài với cả phần dẫn chứng bạn tự lấy nhé. chúc bạn thi tốt.

31 tháng 3 2017

cảm ơn bạn nha...okok

31 tháng 3 2017

1 đoạn văn hay bài văn bạn

31 tháng 3 2017

Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn đời. Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ "Sang thu" thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người.

Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Nước mùa thu dâng lên theo mùa "dềnh dàng", những cánh chim trời bắt đầu "vội vã" bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn "đám mây mùa hạ" như "vắt" sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.

Từ "vắt" dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất.

Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái Tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh.

Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã thực sự đến rồi và đất trời đã có nhưng chuyển biến khiến con người có thể nhận ra, nhưng tác giả đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cách nhìn nhận của một đời người:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

Mùa thu có nắng, là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa. Thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn. Tiếng sấm không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên lặng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến "hàng cây đứng tuổi". Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả. Ở giai đoạn con người ta "đứng tuổi" mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn. Tác giả đã mượn hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" để nói lên đời người ở tuổi xé chiều, cũng như mùa thu vậy; có chăng mùa thu là mùa của tuổi con người ta không còn trẻ trung nữa. Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm. Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này đáng suy ngẫm.

Hữu Thỉnh với bài thơ "Sang thu" độc đáo và thú vị, cách cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cùng những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm đã khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu. Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta.

bài này mk viết phân tích vả bài thơ nhưng mk cắt phân tích khổ 1 đi nên sẽ có 1 vài chỗ ko hợp lí... có j bạn sửa giùm

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

3 tháng 9 2017

Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đã giúp đất nước chúng ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người là vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình.
Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống.
Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam.
Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi.
Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.

3 tháng 9 2017

mơn cậu nhìu nhé

.

ttt

18 tháng 10 2017

Khái niệm: Từ đơntừ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

19 tháng 10 2017

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

1 tháng 11 2017

Chưa đọc xong cho bà nghe một đoạn Kiều, tôi đã ngủ lúc nào không biết. Tôi thấy mình đang đứng giữa một vùng trời đất bao la rộng lớn trong một buổi sáng mùa xuân.

Cảm giác như hơi thở mùa xuân vương trên vạn vật. Bầu trời trong xanh, từng tia nắng xuân lấp lánh đậu trên những cành cây, sương long lanh treo trên từng ngọn biếc. Khí trời mát mẻ và trong trẻo. Từng đàn chim én ríu rít chao liệng giữa bầu trời như muốn tận hưởng hết sắc xuân. Tôi phóng tầm mắt ra xa và choáng ngợp trước một khung cảnh còn tuyệt diệu hơn. Một tấm thảm óng mượt như nhung được dệt từ muôn ngàn sợi tơ làm từ cỏ non trải rộng khắp mặt đất, hắt lên nền trời một sắc xanh bất tận. Trên cái nền xanh vô tận ấy, một vài bông hoa lê trắng muốt điểm xuyết khoe sắc cùng vạn vật. Có lẽ chỉ có khoảnh khắc này đây, mùa xuân mới đẹp đến thế, tươi tắn và tinh khôi đến thế. Buổi sáng mùa xuân diễm lệ và tươi sáng quá. Bất chợt, hai câu Kiều văng vẳng bên tai tôi :

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".

Tôi mải mê đi, mải mê ngắm cảnh, rồi không biết tự lúc nào chân đã lạc bước vào một khung cảnh lễ hội náo nức. Tiết thanh minh, người người, nhà nhà du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp ; viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Cảnh tượng nhộn nhịp, nô nức, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Nơi gặp lại linh hồn những người đã khuất cũng là nơi hội ngộ của những người đang sống, nơi tụ hội tuổi thanh xuân. Từng đoàn người trẻ tuổi, nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc "ngựa xe như nước, áo quần như nêm" dập dìu gặp gỡ, hẹn hò... Tưởng như một mùa vui đang bao trùm cả nhân gian, trời đất.
Tôi như mê đi cùng với cảnh vật. Lòng mỗi lúc thêm xốn xang. Chân cuốn theo dòng người tảo mộ. Đâu đâu cũng thấy "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Đang bước, tôi bỗng khựng lại. Không thể tin vào mắt mình, dường như..., không, chắc chắn rồi, kia là 3 chị em nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Vương Quan, Thuý Vân và Thuý Kiều. Tôi nhận ra Thuý Vân và Thuý Kiều giữa muôn người qua lại bởi vẻ đẹp mười phân vẹn mười không dễ thấy ở hai nàng. Này đây, rõ ràng là nét "trang trọng khác vời", "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang", phúc hậu của nàng Vân. Còn đây đúng là vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" nghiêng nước nghiêng thành với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" chỉ có ở nàng Kiều. Quả thật, "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười". Họ thướt tha, yêu kiều, e lệ trong những bộ xiêm y lộng lẫy. Họ rực rỡ trong ánh nắng xuân, nổi bật giữa dòng người du xuân trẩy hội đông đúc. Khi họ xuất hiện giữa lễ hội, thiên nhiên dường như càng đẹp hơn, bầu trời như trong xanh hơn, chim én thêm rộn ràng tung cánh và cỏ cây hoa lá cũng như muốn rung rinh, toả hương theo gót hai nàng. Họ đi đến đâu, những ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến đổ dồn theo đến đấy. Tôi bèn ráng hết sức, rẽ đám đông tiến lại gần chị em Thuý Kiều và cất tiếng chào :

- Em chào hai chị, chào anh. Hai chị và anh đi chơi có vui không ạ ?

Ba người nhìn tôi, mỉm cười thân thiện rồi nhẹ nhàng gật đầu :

- Chào em. Vui lắm em ạ... Chúc em đi chơi vui nhé...

Tôi chưa kịp đáp lại, dòng người đã đẩy tôi ra xa. Tôi đành tìm một nơi thoáng đãng đứng dõi mắt theo hai nàng. Mãi ngắm họ, tôi quên mất thời gian trôi qua, trời về chiều từ lúc nào không biết. Mặt trời ngả bóng về phía tây. Khắp không gian đang dần khoác lên mình tấm áo màu hoàng hôn vàng êm dịu. Rồi không khí nhộn nhịp, tưng bừng của buổi du xuân thưa vắng dần. Ngày vui đi qua trả lại sự yên lành và chút lặng lẽ vốn có nơi mộ địa.

May sao trên đường trở về tôi lại gặp chị em Thuý Kiều. Tôi định chạy tới tiếp tục chuyện trò với họ, nhưng có một cái gì đó ngăn tôi lại. Hai nàng Kiều dường như chưa muốn về. Họ bâng khuâng bước, vừa đi vừa tha thẩn ngắm cảnh lúc chiều buông. Hoàng hôn thường gợi trong lòng ta cảm giác buồn thương, tàn tạ. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa náo nức, tưng bừng là thế, giờ đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng hai nàng Kiều chắc không khỏi lưu luyến, hụt hẫng. Dù cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ với "dòng nước uốn quanh", "nhịp cầu nho nhỏ" nhưng có cái gì đó đã mất, đã thiếu vắng. Bước chân thơ thẩn trên dặm đường về của hai nàng, đặc biệt trong cái dáng đăm chiêu thẫn thờ của Thuý Kiều như ẩn chứa nỗi bồi hồi khôn tả. Dường như nàng đang mong ngày vui đừng qua nhanh, những điều tốt lành luôn ở lại. Nhưng số phận Kiều thì tôi đã biết rồi.

Lòng tôi bỗng nao nao thương cảm. Tôi không thể hiểu được vì sao một người con gái tài sắc vẹn toàn bậc nhất như Thuý Kiều lại phải chịu định mệnh cay đắng oan khiên vào loại bậc nhất như vậỵ ? Liệu lúc này đây, nàng đã có linh cảm gì về cuộc đời hoa trôi, bèo dạt tan tác giữa dòng sau này hay chưa ... Không, tôi phải nói cho nàng biết, nhất định tôi phải nói cho nàng biết trước để nàng chống trả lại số phận. "Nàng Kiều ơi ! Nàng Kiều ơi !... ". Tôi cứ gọi, gọi mãi, còn hai nàng Kiều thì cứ đi, xa dần, xa dần rồi nhạt nhoà trong ánh chiều bảng lảng.

Tôi vùng chạy theo, nhưng bị vấp ngã.

- Mẹ cha mày, lại mơ phải không con ? - Bà tôi hỏi khi tôi choàng tỉnh giấc.

- Bà ơi, cháu đã mơ được gặp hai nàng Kiều trong tiết thanh minh. Cháu mơ thấy mùa xuân đẹp lắm, và hai nàng Kiều thì y hệt Nguyễn Du tả, nghiêng nước nghiêng thành! Cháu muốn chạy theo mách trước cho họ những điều tai ương sẽ gặp sau này, nhưng chạy mãi, chạy mãi mà không theo kịp...

Bà tôi an ủi :

- Cháu của bà ! Ở vào thời của Thuý Kiều, những đau khổ oan khiên kia khó có thể tránh được. Còn bây giờ, điều đó là có thể bởi người phụ nữ đã làm chủ được số phận của mình và được thông cảm, chia sẻ nhiều hơn.

28 tháng 10 2017

1.Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc , ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.

– Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.

2. Thân bài

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– > Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa

– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu

+ Dẫn chứng những câu ca dao tục ngữ

– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến

+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha

=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

+Chữ nghĩa. Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía

  • Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được chọn vẹn
  • Mối tình với Thúc Sinh Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
  • Mối tình với Từ Hải một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan

3. Kết bài

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.

28 tháng 10 2017

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.
-Còn lại bạn tìm thêm dẫn chứng và tự suy nghĩ làm nhé, mà nghĩ hè rồi còn làm nộp nữa à, tui nghĩ chắc bạn sắp thi tuyển sinh lớp 10 đúng không, năm nay thì không biết thế nào chứ môn văn năm ngoái tui thi tuyển sinh bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đấy.