Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.
Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.
Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:
- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.
Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:
- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.
Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:
- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.
Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.
Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.
Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.
Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.
Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.
Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập
Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.
Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.
Bạn tham khảo nhé !!
Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?
- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!
Bướm vẫn lải nhải:
- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.
- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
Bướm cố bào chữa:
- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:
- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.
Đề bài: Bướm và ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lai cuộc gặp gỡ đó theo trí tương tượng của em.
Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?
– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.
Bướm vẫn lải nhải:
– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:
– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:
– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.
Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời còn cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Tôi lại cùng các bạn sánh bước tới trường. Gió nhè nhẹ thổi cho tôi một cảm giác thật dễ chịu. Hít một hơi thật dài rồi thong thả bước đi. Chắc hẳn một ngày học của tôi có nhiều thú vị.
Lúc này vạn vật đang đắm mình trong làn sương sớm. Chỉ có chiếc cổng trường là nổi bật dòng chữ: " Trường trung học cơ sở Kiều Phú". Cánh cửa sơn xanh luôn dang rộng vòng tay đón tôi vào trường. Sân trường vắng lặng. Hai hàng cây đứng im lìm như anh lính gác. Lác đác các bạn học sinh đến sớm làm trực nhật. Cửa phòng được mở, đèn điện được bật sáng làm nổi bật hai hàng ghế đều tăm tắp..............
Mình bận quá, mình viết nốt sau nhé
Bạn lên google đi: Soạn Văn 6 ( Full Đầy Đủ )
Khi làm một việc gì ta phải suy nghĩ hậu quả của nó, không được hành động dại dột.
Em có thể tìm hiểu trên trang Hoctotnguvan.net
-Không nên xem thường người khác.
-Phải bt suy nghĩ trước khi làm 1 việc nào đó.
-Phải bt giúp đỡ người khác khi họ gặp phải khó khăn hoạn nạn.
-Không nên kiêu căng, ngạo mạn, xốc nổi.
NẾU BN THẤY THIẾU NX THÌ THÊM ZÀO GIÙM MJK NHA!!!
1) Nhân hóa
2) Tác dụng :Tăng thêm cảm giác gần gũi , thân thuộc của tre đối với người ; lời văn dễ nghe , dễ nhớ . Bộc lộ cảm xúc tha thiết của người viết đối với tre
3)Mọc thẳng , mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp , dẻo dai , vững chắc , thanh cao , giản dị , chí khí
4)Tính từ
lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất : yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cai phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh
Bài làm
- Câu trên có là câu liệt kê tăng tiến