Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Trong tư tưởng Người, tất cả là vì “con người”.
Câu thơ gốc đã mượn của "người ta" đây ạ: 十年树木,百年树人 (thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân), hay nó còn được dẫn xuất từ câu nói của Quản Trọng thời Xuân thu chiến quốc: “ 一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人”。(nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân) nghĩa là "kế hoạch 1 năm trồng lúa, kế hoạch 10 năm trồng cây, kế hoạch cuộc đời trồng người).
nếu ta học hành đầy đủ thì lợi ích có thể đến trăm năm nhưng nếu ta bỏ ra thơi gian đó để trồng cây thì lợi ích đó chỉ có thể tốn tại ddcuwoj 10 năm
Cặp từ đồng nghĩa: sạch - thơm, đói - rách,
Cặp từ trái nghĩa: chẳng nên - nên
muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.
Theo tôi, ngụ ý của Bác là: muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.
Chúc bạn học tốt !!!
Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.
Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…
Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.
Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.
Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.
a, Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
==> Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu trượng: Ca ngợi sức mạnh tinh thần, đoàn kết tập thể làm lên mọi chiến thắng.
b, Vì lời ích mười năm trồng
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
==> Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu trượng: Nâng cao vai trò giá trị việc đầu tư yếu tố con người là quan trọng nhất.
c, Áo chàm đưa buổi phận ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
==> Dấu hiệu sự vật gọi tên sự vật : Để diễn tả tâm trạng lưu luyến cảnh chia tay đồng bào Việt Bắc với các anh chiến sĩ khi trở về thủ đô
d,Vì sao Trái Đất ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
==> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng : Tình cảm sâu nặng, nhớ thương của nhân dân với Bác Hồ
e, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đó cũng thành công.
==> Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể : ca ngợi sức mạnh của người lao động, chinh phục thiên nhiên làm nên mọi thành công.
Chúc bạn học tốt!
a. - Một là đơn vị nhỏ nhất, muốn nói về kết hợp, đoàn kết. - Ba đơn vị tạo nên số nhiều, muốn nói về kết hợp, đoàn kết. Đổ máu là việc con người hay động vật bị đâm có thể gây tự thương. Huế đổ máu là muốn nhắc tới những ngày chiến tranh đầy chết chóc, khi tực dân Pháp quay trở lại xâm lược (1947)
.b. Mười năm, trăm năm - > Lấy con số cụ thể để gọi sự vật trừu tượng (ta còn gọi là Cái số).
c. Áo chàm - > Lấy dấu hiệu của sự vật (dấu hiệu y phục của người dân Việt Bắc) để gọi sự vật (là người dân Việt Bắc). d. Trái đất - > Lất vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật được chứa đựng (đông đảo nhân dân bị áp bức trên thế giới).
d. Trái đất - > Lất vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật được chứa đựng (đông đảo nhân dân bị áp bức trên thế giới).
e. - Bàn tay ta là một bộ phận của cả con người. Bàn tay là bộ phận trực tiếp đưa sức người để lao động chân tay có hiệu quả. Nói bàn tay ta là dùng một bộ phận để nhấn mạnh khả năng lao động của con người