Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Con rồng cháu Tiên:
''Đất là nơi dân mình đoàn tụ...
Lạc Long Quân và Âu cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trưng...''
Mỗi lần nhắc đến những câu thơ trên, lòng tôi lại xão xuyến và tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ và thanh cao của mình. Nguồn gốc ấy được thể hiện rõ trong truyền thuyết ''Con rồng cháu Tiên'' mà tôi đã được học trong chương trình ngữ văn 6.
Ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần chình là con trai của thần Long Nữ. Thần có một thân mình rồng, sức khỏe phi thường, có nhiều phép lạ. Thi thoảng, thần lên cạn sống với nhân dân, giúp dân diệt trừ những loài ma quái làm hại đến dân. Nhờ có thần mà nhân dân mới có được cuộc sống bình an. Bấy giờ, vùng đất ấy xuất hiện một tiên nữ vô cùng xinh đẹp. Nàng là con gái út của vị thần Nông, tên là Âu Cơ. Đôi trai tài gái sắc gặp nhau, đem lòng mến nhau rồi trở thành vợ chồng, sống ở trong cung điện Long Trang.
Chẳng mấy lâu, Âu Cơ có mang. Một niềm vui lớn đến với họ. Kì lạ thay, nàng sinh ra một cái bọc trăm trừng. Cái bọc ấy bỗng nở ra một trăm người con da dẻ hồng hào đẹp đẽ. Chúng chẳng cần bú mớm mà tự dần dần lớn nhanh như thổi. Cung điện Long Trang ngày càng vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Ít lâu sau, Lac Long Quân thấy mình không thể ở trên cạn mãi được nữa đành từ biệt đàn con và Âu Cơ về với biển cả. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con trong sự chờ đợi,ngày ngày vò võ ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng ra bờ biển gọi chồng. Hai người gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Âu Cơ than thở:
-Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con?
Long Quân phân giải:
-Ta vốn ở miền nước thẳm, nang ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không tài nào sống với nhau được vì hai giông tương khắc nên đành phải chia hai. Thôi thì ta đưa 50 xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra để mà cai quản các phương. Khi có việc, ta sẽ gặp lại nhau.
Âu Cơ nói với chồng:
-Chúng ta đang sống với nhau nồng nàn tình nghĩa. Nay phải xa cách chàng, thiếp vô cùng đau xót.
Lạc Long Quân khuyên vợ:
-Đôi ta tuy xa nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai mờ. Chỉ cần chúng ta giúp đỡ nhau, đùm bọc nhau là được rồi.
Thế là Lạc Long Quân cùng 50 người con đi về phía biển, 50 người con theo Âu Cơ lên đất Phong Châu. Người con lớn nhât theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đóng đô ở đất Phong Chau, đặt tên nước là Văn lang, xây dựng các triều đại đầu tiên trong lịch sử nước ta. Từ đó, họ sinh con đẻ cái. Ai được nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Ngày nay, người Việt chúng ta đã biết được nguồn gốc của mình. Biết được ai là tổ tiên của loài người. Qua câu truyện trên, người xua muốn giải thích cho ta hiều về nguồn cội của mình, đồng thời thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng gười Việt. Vì vậy, người Viẹt ta vẫn hay bảo nhau:
''Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.''
Em không đồng ý, vì không hẳn câu truyện cổ tích nào cũng đem đến những giấc mơ đẹp. Có những câu chuyện mang những ý nghĩa khác, về xấu xa, không tốt đẹp. Một số câu chuyện còn lại thường là mang những nét đẹp và hình ảnh riêng.
Đề 3 :
Bài làm
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Người Cha già của Nhân Dân Việt Nam - Vì bác là HỒ CHÍ MINH
Chúc bạn học tốt !!!
ĐỀ 4 :
Hướng dẫn lập dàn ý: Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 1 : Ý nghĩa của bài Sự Tích Hồ Gươm là:
- Truyện Sự Tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo vào đầu thế kỉ XV. Truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm và đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 2 : Ý nghĩa hình tượng thanh gươm:
+ Thanh gươm trước hết là vũ khí. Đất nước có giặc ngoại xâm, thanh gươm được trao vào tay của nghĩa quân. Thanh gươm là biểu tượng cho sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa. Nghĩa quân nhận lấy thanh gươm cũng là nhận lấy trách nhiệm nặng nề nhưng mà vinh quang do tổ tiên, đất nước và dân tộc giao phó.
+ Thanh gươm là biểu tượng cho sự đoàn kết, sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc trong sự nghiệp cứu nước.
Theo mình thì :
Truyện dân gian thường kể xuôi
Vì kể xuôi sẽ giúp câu truyện dẫn đến ý chính
+ Dễ nhận được hiểu biết của câu truyện
Chúc bạn học tốt !
Truyện dân gian thường kể xuôi
Vì sẽ làm cho câu văn hay hơn hợp lí
đúng trình tự,làm cho ng đọc dễ đi vào câu chuyện có cảm xúc và tâm trạng khi đọc xong một câu chuyện
Tục truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại kinh đô Phong Châu đã diễn ra một cuộc giao chiến hết sức quyết liệt. Năm đó, vua Hùng mở cuộc kén rể để chọn phò mã. Ông thương yêu con gái hết mực nên muốn tìm cho con một người chồng thật xứng đáng. Tiếng lành đồn xa, các tráng sĩ từ khắp mọi miền đổ xô về kinh thành. Được tin, Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng sắm sửa về thành Phong Châu. Sơn Tinh là thần núi, trú ngụ tại núi Tản Viên sơn, Thủy Tinh là thần biển, sống ở nơi biển cả.
Nổi bật trong số các chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người lại có những tài lạ khác nhau: Sơn Tinh vẫy tay về phía đông thì núi đồi mọc lên trùng điệp, vẫy tay về tây thì ở đó nổi lên cồn bãi; còn Thủy Tinh có tài hô mưa, gọi gió, dâng nước. Thủy Tinh có bộ râu xanh rì, trông có vẻ hung dữề Nhưng Sơn Tinh lại có vẻ oai dũng hơn. Mỗi người mỗi vẻề Vua Hùng đưa ra các câu đố, các thử thách nhưng không ai chịu kém ai. Có vẻ như họ đã say đắm Mị Nương ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhưng trong hai người, biết chọn người nào? Họ đều là những vị thần có nhiều tài lạ, cũng đều là những tráng sĩ văn võ song toàn. Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu, cầm kì thi họa đều giỏi thì chỉ có một, nên gả cho ai đây? Gả cho Sơn Tinh, Thủy Tinh sẽ chẳng để yên, còn gả cho Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng chẳng vừa lòng. Vua Hùng họp các vị đại thần lại. Mỗi người đưa ra một ý kiến nhưng Sơn thần và Thủy thần vẫn ngang sức ngang tài. Cuối cùng, vua phán:
- Thôi được, hai con người nào cũng tài giỏi nhưng Mị Nương của ta chỉ có một. Vậy để cho công bằng, ta sẽ đưa ra các lễ vật: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chúi ngà, gà chúi cựa, ngựa chín hồng mao... Ta nghĩ chúng không khó đối với các con nên sáng mai, ai đem lễ vật đến trước sẽ được lấy Mị Nương.
Hai chàng từ biệt thành Phong Châu và tức tốc đi tìm lễ vật. Họ phải băng đèo lội suối, lặn lội ncri rừng thẳm mới kiếm được lễ vật. Việc tìm kiếm nơi rừng núi đã quá quen thuộc với Son thần, còn với Thủy thần, đây là công việc khá khó khăn. Ngay đêm hôm đó, các lễ vật đã được xếp đầy đủ trong nhà Sơn Tinh. Mới tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước cổng thành và rước Mị Nương về núiề Vua Hùng tỏ vẻ ưng ý với người con rể này.
Ngay sau đó, Thủy Tinh rước kiệu đến. Biết được vua Hùng đã nhận lễ vật của Sơn Tinh, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, kéo sấm chớp về kinh thành làm rung chuyển cả đất trời và đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương. Bầu trời bỗng bị mây đen phủ kín. Nước từ đâu đổ về cuồn cuộn như những con rồng lớn đang lao thẳng vào bờ, cuốn phăng các ngôi nhà. Dân chúng hoảng loạn, chạy vội lên núi. Thấy động, Sơn Tinh hiểu ngay được chuyện gì đang xảy ra và tức thì chống trả. Đất trời lại rung lên lần nữa. Lần này không phải là nước mà là núi. Núi đang nhô dần lên khỏi
mặt nước. Sơn Tinh đã dùng phép lạ đánh thức các ngọn núi. Các ngọn núi choàng tỉnh, vươn vai và bỗng cao dần lên. Nước dâng đến đâu thì núi cao lên đến đó, rồi mưa, sấm sét kéo đến. Nhưng núi không chịu thua. Cả hai bên trổ hết tài năng trong cuộc chiến này. Không ai chịu kém ai. Nước tràn về đồng bằng thì ở đó lập tức xuất hiện đê đập, lũy đất ngăn dòng nước bạo tàn. Sơn Tinh không chỉ dùng phép lạ mà còn dùng chính sức mình dời non lấp bể làm ai ai cũng thán phục. Thành Phong Châu, nhả cửa, ruộng vườn chìm ngập trong biển nước. Đã mấy tuần dân phải sống trong cảnh lụt lội vậy mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Nhưng đến tuần trăng thứ hai thì sức Thủy Tinh đã kiệt, tuy vẫn chưa cướp được vợ. Sức Sơn Tinh vẫn vững vàng nên Thủy thần đành phải bất mãn thu quân về. Bầu trời trở lại trong xanh, nước dần dần rút đi. Sơn Tinh giúp bà con dựng lại nhả cửa và chung sống hạnh phúc với Mị Nương.
Tuy vậy, thần Biển vẫn ôm mối hận cũ, hàng năm cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch là lại kéo quân về, gây chiến với thần Núi. Và lịch sử luôn lặp lại, thần Núi đại thắng còn thần Biển luôn gục thua.
Cái này mình gõ trên Word lâu rồi, bây giờ mình sao chép!
Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái tên gọi Mỵ Nương có nghĩa là '' duyên dáng, xinh đẹp '', yêu quý như thánh nữ. Văn hóa của người Việt thời đại này nói riêng và phong kiến nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh (thậm chí chưa có Nho giáo). Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang ngửa nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.
Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua.
Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh, cướp Mị Nương về. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Thủy Tinh dâng nước ngập các vùng, ngăn cản Sơn Tinh đi, rồi sai đủ loại thủy quái dưới biển xông lên tấn công. Còn Sơn Tinh ném đất đá xuống mép các vùng ngập nước, ngăn nước lại và đưa muông thú trong rừng xông ra chống trả. Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về.
Từ đó, khi phục hồi sức mạnh như cũ, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi buộc Thủy Tinh rút quân về.
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
rút gọn mà dài vậy má