K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN

- Thời gian thi xong vòng 1 đã kết thúc. Chúc mừng các bạn đã vượt qua vòng 1 !

Nhận xét chung: Bài viết của các bạn khá tốt. Nhưng tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn có 2 bài giống y chang nhau nên mình ko xét điểm.

ĐÂY LÀ DANH SÁCH 25 BẠN ( do điểm quá thấp nên mình k thể lấy 50 người như dự định ban đầu ) SẼ VÀO VÒNG2.

  • 1. Nguyễn Thị Huyền Trang 18.75
  • 2. Minh Thương 17.75
  • 3. Lê Quỳnh Trang 17.75
  • 4. Võ Thu Uyên 17.25
  • 5. Vũ Hạ Linh 16.75
  • 6. Như Khương Nguyễn 16.75
  • 7. Nguyễn Phương Trâm 16.5
  • 8. Thân Thị Phương Trang 16.5
  • 9. Dương Nguyễn 16
  • 10. Hà Linh 16
  • 11. Tiểu Thư họ Nguyễn 15.75
  • 12. Dạ Nguyệt 15.5
  • 13. Đoàn Đức Hiếu 15.25
  • 14. Nguyễn Mai Trang b 15.25
  • 15. Rain Tờ Rym Te 15.25
  • 16. Phạm Thu Hằng 15
  • 17. Nguyễn Huy Tú 15
  • 18. Ngô Lê Dung 15
  • 19. Nguyễn Hải Dương 15
  • 20. Sky Sơn Tùng 15
  • 21. Ngọc Nguyễn Minh 15
  • 22. Mỹ Duyên 15
  • 23. Phạm Ngân Hà 14.75
  • 24. Truy kích 14.75
  • 25. Trần Hương Thoan 14.75

CHÚ Ý: - Điểm được lấy từ 14,75 vào vòng 2. Những bạn 14,75 làm tròn lên 15 điểm. Còn lại không làm lại nhé!

- VÀO SÁNG 7/7 ( NGÀY MAI ) SẼ MỞ VÒNG THI THỨ 2. VÒNG NÀY KO NHƯ CÁC VÒNG 1 VÌ VẬY BẮT BUỘC 25 BẠN PHẢI THAM GIA ĐẦY ĐỦ VÒNG THI NÀY.

27
6 tháng 7 2017

Chúc mừng các bạn đã được vào vòng 2!

6 tháng 7 2017

Linh Phương lấy 5 người chấm cho nó nhanh chị à

KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN - Nhận xét chung: Lần này các bạn làm bài khá tốt, chủ yếu các bạn mắc ở câu 2 nên điểm còn thấp hơn so với vòng 1 ( vòng này chấm chặt nhé! ) - Chúc mừng 2 bạn đứng thức 1 và thứ 2 nha! - Vòng 3 lấy 7 bạn 15 điểm. ( Những bạn nào 0,5 và 0,75 làm tròn điểm ) DANH SÁCH CÁC BẠN VÀO VÒNG 3: 1. Như Khương Nguyễn 17 2. Nguyễn Thị Huyền Trang 16 3....
Đọc tiếp

KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN

- Nhận xét chung: Lần này các bạn làm bài khá tốt, chủ yếu các bạn mắc ở câu 2 nên điểm còn thấp hơn so với vòng 1 ( vòng này chấm chặt nhé! )

- Chúc mừng 2 bạn đứng thức 1 và thứ 2 nha!

- Vòng 3 lấy 7 bạn 15 điểm. ( Những bạn nào 0,5 và 0,75 làm tròn điểm )

  • DANH SÁCH CÁC BẠN VÀO VÒNG 3:
  • 1. Như Khương Nguyễn 17
  • 2. Nguyễn Thị Huyền Trang 16
  • 3. Nguyễn Phương Trâm 15.75
  • 4. Rain Tờ Rym Te 14.75
  • 5. Trần Hương Thoan 14.75
  • 6. Sky Sơn Tùng 14.75
  • 7. Võ Thu Uyên 14.5

LƯU Ý: - Vòng 3 mở vào sáng ngày 13/7 ( tức là sang mai ) Hạn làm là 5 ngày ( ngày 18/7 hết ) Mai mình sẽ thông báo chi tiết nhé!

Các bạn k được vào vòng 3 đừng buồn nhé! Thực sự là ở vòng này các bạn đã làm bài rất tốt cũng có thể do công việc nên các bạn không đạt được kết quả cao. Hi vọng ở các cuộc thi sau, các bạn sẽ cố gắng hơn nữa nhé!

19
12 tháng 7 2017

Cmt đầu.... Tạch cmnr ; bt v nhờ mẹ lm cho khỏe

12 tháng 7 2017

Chúc mừng mí a, mí cj, cj fiend, dc zô zòng 3

chúc mừng riêng pâp Như Khương Nguyễn, pâp đi thái nhanh zề mua qà cho con

21 tháng 10 2019

Đề 2:Hãy kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.

Bài Làm

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh em mắc lá»i vá»i thầy cô

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ

21 tháng 10 2019

Đề 1

Kham khảo:

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Kết quả hình ảnh cho ảnh vẽ em và chó

(Mô hình tưởng tượng ^^)

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.

Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuổi tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, không phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.

HỌC TỐT NHÉ

13 tháng 9 2016

Bài 1:(Mk chọn từ'' một mùi hương lạ...tôi đi học'' nha)

_Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm

_Xác định vấn đề, đối tượng: Cảm giác tò mò về mọi thứ xung quanh, thèm được tự do như khi còn nhỏ nhưng lại quay trở lại với hiện tại, đánh dấu cho bước ngoặt lớn của cuộc đời

_ Được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Bài 2:

_Yếu tố miêu tả:

+Một mùi hương lạ xông lên lớp. 

+Trông hình gì tôi cx thấy...hay hay

+.....

_Yếu tố biểu cảm:

+Tôi đưa mắt thèm thuồng ....trong trí tôi.

+...

Bài 3:(đều là tả mẹ nha)

C1: ''Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con''

Đó là lời bài thơ, bài hát ru mà chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát. Có lẽ, với mỗi chúng ta, mẹ chiếm một vị trí quan trọng, ko thể thiếu được.Và với tôi cx vậy.

 

 

14 tháng 9 2016

còn bài 4 nữa mak vs lại bn viết dấu 3 chấm khó hiểu quábucminhlolang

4 tháng 2 2017

xin lỗi nà Nguyễn Thị Trúc Anhok

5 tháng 2 2017

myworldyeuyeu

Câu 1: Câu thơ sau đây thể hiện tâm trạng gì của con hổ lúc ở vườn bách thú? Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ. B. Thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi một quá khứ vàng son đã mất. C. Thể hiện niềm khao khát tự do đến cháy bỏng. D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng. Câu 2:...
Đọc tiếp

Câu 1: Câu thơ sau đây thể hiện tâm trạng gì của con hổ lúc ở vườn bách thú?

Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.

B. Thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi một quá khứ vàng son đã mất.

C. Thể hiện niềm khao khát tự do đến cháy bỏng.

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng.

Câu 2: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để làm rõ tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.

A (TÂM TRẠNG)

B (CHI TIẾT)

  1. âm ỉ nỗi căm hờn, uất ức trong lòng
  1. nay sa cơ, chịu nhục nhằn, tù hãm
  1. dù sa cơ vẫn kiêu hãnh
  1. cặp báo chuồng bên vô tư lự

3) nhục nhã vì biến thành trò lạ mắt, đồ chơi

  1. khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
  1. coi thường những kẻ có cùng cảnh ngộ như mình nhưng lại tỏ ra cam chịu

d) gậm một khối căm hờn

  1. nằm dài trông ngày tháng dần qua

Đáp án: 1…….., 2…….., 3…….., 4……..

Câu 3: Dòng thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

Câu 4: Hai câu thơ “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đây bây giờ?” có hàm ý gì ?

A. Gọi hồn những người đã khuất.

B. Nhớ tiếc một phong tục đẹp đã không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã từng thích mang một câu đối Tết về nhà vào dịp năm mới.

D. Nhớ những người muôn năm cũ (mà ông đồ là một trong số những người như thế).

Câu 5: Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn ?

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không ? Ông cho thì bỏ bố !

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

- Mừng à ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !

A. Một câu. B. Hai câu

C. Ba câu. D. Bốn câu

Câu 6: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào đưa ra một giả thiết đã có tính khẳng định ít nhiều?

  1. Bức tranh này bạn vẽ đúng không ?
  2. Bạn thích vẽ tranh hay nặn tượng ?
  3. Bạn có thích vẽ tranh không ?
  4. Bạn thích làm thơ lắm à?

Help ME !!!

1
24 tháng 2 2020

Trả lời

1B

2 . 1 D

2 C

3 A

4 B

3 C

4 C

6 A

Cảm nhận về số phận người dân thuộc địa trong bài "Thuế máu" bằng 1 đoạn văn ngắn. Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành bằng 1 đoạn văn ngắn Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em trong đoạn thơ ( bài quê hương) "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng...
Đọc tiếp
  • Cảm nhận về số phận người dân thuộc địa trong bài "Thuế máu" bằng 1 đoạn văn ngắn.

  • Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành bằng 1 đoạn văn ngắn

  • Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em trong đoạn thơ ( bài quê hương)
    "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

  • Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận đoạn thơ trong bài nhớ rừng "Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
    Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc."

    Làm được câu nào thì làm nha. Giúp mình với.

3
10 tháng 4 2018

Thuế máu là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, hình ảnh và số phận của người dân thuộc địa được hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người bao nỗi thương cảm xót xa. Chưa bao giờ mạng sống của người dân thuộc địa bị coi rẻ như vậy. Những cái chết đầy thảm thương của những người lính thuộc địa trên các chiến trường Châu Âu. Rồi những đứa con anh dũng đã đưa thân cho người ta tàn sát dã man... Có biết bao nhiêu dòng máu tươi đã đổ xuống sông, xuống biển? Chiến trah đã kết thúc mà thảm cảnh vẫn tiếp diễn. Cả một thế hệ dân tộc đều bị đầu độc bởi chính quyền cai trị thực dân Pháp. Thật quá tàn nhẫn và bất công! Ta thương thay, đồng cảm cho những số phận bất hạnh, bi thương, xót xa cho sự ra đi của những người đã đổ máu trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

10 tháng 4 2018

Câu 3)

Nhiều bồi hồi nhớ thương. Điệp ngữ nhớ làm cho giọng thơ thiết tha, bồi hồi, sâu lắng. Xa quê nên tưởng nhớ khôn nguôi. Nhớ màu nước xanh của sông, biển làng chài. Nhwos các bạc, nhớ chiếc buồm vôi... Thấp thoáng trong hoài niệm là hình ảnh của con thuyền rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa quê nên mới thấy nhớ hương vị biển, hương vị làng chài thương yêu có cái mùi nồng mặn quá! Có thể thấy rằng những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt, khắc sâu mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng làm sống dậy cảm xúc. Tình cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải của hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc đằm thắm mênh mang. Những câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối cới quê hương.

P/S: Rảnh rỗi thì làm tiếp cho.

2 tháng 2 2017

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u