K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2019

Câu 2 : Với phong cách trang nhã , bài thơ Qua đèo ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

16 tháng 6 2019

Câu 1 : Đói lòng ăn trái ổi non Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1,0 điểm)Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan? (1,0 điểm)Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:a) Từ có yếu tố chính đứng...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan? (1,0 điểm)

Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1,0 điểm)

Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1,0 điểm)

Chân cứng đá ... Chạy sấp chạy ...
Mắt nhắm mắt ... Gần nhà ... ngõ

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ...) (6,0 điểm) 

tick cho 2 ban

 

1
17 tháng 6 2021

câu 1 Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

câu 2 

  • Miêu tả bức tranh thiên nhiê và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn 
  • Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

câu 3  Từ ghép Hán Việt có hai loại : - Từ ghép đẳng lập, - Từ ghép chính phụ

  • Từ ghép có yếu tố chính đứng trước - phụ đứng sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
  • Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước – chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

câu 4  chân cứng đá mềm, chạy sấp chạy ngửa, mắt nhắm mắt mở, gần nhà xa ngõ

câu 5 

Cảm nghĩ về người thân: ông nội

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt:

- Cầu tiến

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu… à Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến triển, tiến lên, bước tiến… à chỉ sự phát triển, tăng tiến.

Như vậy: Cầu tiến có nghĩa là cầu mong sự tiến bộ.

- Vị thế:

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị à Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế à hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

Như vậy: Vị thế có nghĩa là địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

- Viện dẫn:

+ Viện: Viện cớ, viện sức, viện trợ à nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn, dẫn đường à nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

Như vậy: Viện dẫn là dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó.

11 tháng 3 2023

Từ có các yếu tố Hán Việt

Giải thích ý nghĩa

dân gian

ở trong dân

trí tuệ

sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng

sứ giả

người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân

bình dân

con người bình thường

bất công

không công bằng

hoàn mĩ

đẹp đẽ hoàn toàn

triết lí

nguyên lí, đạo lí về vũ trujv và nhân sinh

bất hạnh

không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ

nguy kịch

hết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn

hạnh phúc

một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Theo em hiểu tín có nghĩa là uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng là tôn kính, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:

 

+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.

+ Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…

+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

5 tháng 10 2016

1)-Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ đường luật nhà thơ không sử dụng từ hán việt

-Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ những câu hát than thân,châm biếm

2)Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
3)- Nó gầy nhưng khỏe - > chú ý sự khỏe của nó - > Ý khen 

- Nó khỏe nhưng gầy - > chú ý sự gầy của nó - > Ý chê.
 
5 tháng 10 2016

Câu 1:

Không sử dụng từ Hán Việt giống với loại thơ Than Thân

Caau2:

của, còn , với, như và cho

Câu 3:

Nó Gầy những khỏe ==> khỏe ==> ý khen

Nó khỏe những gầy ==> yếu ==> ý chê

 

9 tháng 11 2018

bạn vao link này đi : https://sex.com/phim-danh-cho-18-cho-len-c117a16302.html#ixzz5WM624OC4

9 tháng 11 2018

bn ơi bn viết tách từng câu 1 ra dc ko

vt này bọn mk khó hiểu lắm

bn vt lại đi

rồi mk lm cho

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
25 tháng 9 2016

Lịch sử Việt Nam có hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình đô hộ dân tộc ta, người Hán đã bắt nhân dân ta sử dụng tiếng Hán.Vì vậy tiếng Việt đó tiếp thu một lượng lớn các từ ngữ của tiếng Hán. Cha ông ta đã dựa vào tiếng Hán để sáng tạo, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt qua lớp từ Hán Việt. Do có nguồn gốc xuất xứ như vậy nên từ Hán Việt rất trừu tượng, hiểu và vận dụng nó thuần thục phù hợp với ngữ cảnh cụ thể là rất khó.Trong quá trình giảng dạy cũng như trong thực tế tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên, tôi nhận thấy đang còn một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn chưa nắm vững về từ Hán Việt nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Trong môn Tiếng Việt nhất là trong phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, giáo viên khó định hướng cho học sinh hình dung được loại từ này. Chính vì vậy ở bài viết này tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ nhằm giúp giáo viên có thể hiểu và phân biệt được từ Hán Việt .

Từ Hán Việt đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học rất nhiều, nó có ở tất cả các phân môn của Tiếng Việt và đặc biệt tập trung nhiều ở phân môn tập đọc và Luyện từ và câu. Nhưng chương trình lại không có một bài nào nhắc đến khái niệm hay tên của từ này. Chính vì vậy nên càng phải yêu cầu giáo viên nắm vững từ Hán Việt và nghĩa của nó để trong quá trình dạy học giáo viên có thể mang nghĩa của các từ Hán Việt đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, thích thú, lắng đọng. Để làm được điều này trước hết giáo viên phải nắm được :Từ Hán Việt là gì? Từ Hán Việt có Những đặc điểm gì? Nghĩa của nó ra sao? Và đặc biệt giáo viên cần phải phân biệt được từ Hán Việt với từ thuần Việt.

Khỏi niệm        :Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.

a. Đơn vị để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

        Yếu  tố Hán Việt là đơn vị một âm tiết, mỗi yếu tố tương ứng với mỗi chữ Hán .

Trong yếu tố Hán Việt có yếu tố được dùng độc lập để tạo câu như một từ, nhưng phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như một từ để tạo câu mà chủ yếu dùng để cấu tạo từ.

Ví dụ: 

        Các yếu tố Hán Việt : “nam, quốc, sơn, hà, đế, vương” Thì yếu tố “nam” có thể dùng độc lập như một từ trong câu nên có thể nói :

Cô ấy là người miền Nam.

Ngôi nhà quay mặt về hướng Nam.

        Những yếu tố “quốc, sơn, hà, đế, vương” không dùng độc lập như một từ trong câu nên không thể nói :

Cụ ấy là nhà nho yêu quốc

Cá đang bơi dưới .

Anh ta đang leo sơn

Ông ta là vương nước Nam

Ông ta là đế phương Bắc

Mà phải nói :

Cụ ấy là nhà nho yêu nước.

Cá đang bơi dưới sông.

Anh ta đang leo núi.

Ông ta là vua nước Nam.

Ông ta là vua phương Bắc.

   b.Yếu  tố Hán Việt có hiện tượng đồng âm.

Ví dụ:

*“Thiên” có nghĩa như sau:

+Trời : thiên thư, thiên chúa, thiên địa, thiên đàng…

+Nghìn : thiên niên kỉ, thiên lí, thiên cổ,..

+Dời: thiên cư, thiên đô…

*“Phi” có nghĩa như sau:

+Bay: phi công, phi đội…

+Vợ của vua: cung phi, vương phi,…

+Trái với lẽ thường, đạo lí : phi pháp, phi nghĩa, phi lí,…

*“Gia” có các nghĩa sau:

+Nhà : gia chủ, gia nhân, quốc gia,..

Thêm vào,tăng thêm: gia vị, gia tăng,…

c.Phân loại từ Hán Việt:

 Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt:Yếu tố chính đúng trước, phụ đứng sau.

Ví dụ: ái quốc, chiến thắng, thủ môn, thủ thư, phát thanh, bảo mật, phònghoả, ngư ông(Yếu tố chính: ái, chiến, thủ, phát, bảo, phòng, ngư)

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép Hán Việt: yếu tố chính đứng sau,phụ đứng trước,

Ví dụ:tái phạm, tân binh, thạch , thi nhân, tân gia, quốc , cường quốc, quốc ca, đội ca, dân ca, quân ca,  …(yếu tố chính đứng sau:phạm, binh, mã, nhân gia, kì, quốc, ca,)

d.Sắc thái của từ Hán Việt:

* Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát, mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động.

Ví dụ: Thảo mộc , viêm, hi sinh, thi hài, kháng chiến,độc lập, tự do.

*Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng tao nhã.

Ví dụ:phu quân, phu nhân, tạ thế, phụ nữ,hoả hoạn, nông dân, từ trần, hậu môn, thương vong.

*Từ Hán Việt có phong cách gọt giũa,thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính.

Ví dụ : sơn hà, thiên thu, bằng hữu, kháng chiến, quân sự, sứ quân, dân quyền, nhân quyền.

Dựa vào sắc thái của từ Hán Việt mà khi sử dụng cần phải lựa chọn phù hợp với với hoàn cảnh , tình huống:

Ví dụ :

 a.Thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (mẹ)

b.Cụ là nhà cách mạng lão thành.Sau khi từ trần, nhân dân địa phương đãmai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).

c.Anh ta bị thổ huyết (nôn ra máu)

d.Thưa bệ hạ!Thần có sớ muốn tâu bệ hạ.

Câu a, b sử dụng từ Hán Việt nhằm tạo sắc thái trang trọng, tôn kính; câu c nhằm tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ; câu d tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí của xã hội xưa.

  Tuy nhiên  cũng không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .

Ví dụ : a. Con chim sắp lâm chung (chết)

            b. Con cái cần nghe lời giáo huấn (dạy bảo) của cha mẹ

e.Phân biệt từ Hán Việt và từ Thuần Việt

-Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa khái quát và trừu tượng nên mang tính chất tĩnh tại(đứng yên), không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động miêu tả sinh động

Ví dụ: Thảo mộc (chỉ cây cối),tiến cử (giới thiệu và đề nghị sử dụng người được đánh giá là có khả năng .),kháng chiến (chống cự bằng những phương tiện chiến tranh nhân dân để đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại được độc lập), kháng cự ( là chống lại),độc lập(ở ngoài sự rang buộc, phụ thuộc),độc nhất (chỉ có một)

Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩa cụ thể, mang tính chất sinh độnggợi hình .(Vì vậy đến đây ta chắc chắn rằng :những từ láylà những từ thuần việt):

Lung linh ,long lanh, rì rào ,rì rầm, khúc khích, leo teo,leo lẻo,thoăn thoắt,kềnh càng, lớp tớp,nhan nhản, xanh xao,  ...

Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọngtao nhã . Ví dụ : phu nhân(vợ), hi sinh( từ bỏ mọi quyền lợi riêng vì một mục đích cao cả ; chết vì nghĩa lớn), tạ thế(chết), phụ nữ(đàn bà), nông dân(dân cày), sinh(đẻ), phế(bỏ), phúng(đưa đồ đến tham gia lễ nghi mai táng), tặng(cho), hỏa hoạn(cháy ),hỏa táng (an táng bằng phương pháp thiêu), thương vong,((bị thương và chết)

Từ thuần Việt mang sắc thái thân mật trung hòa ,khiếm nhã .

Ví dụ : vợ, chồng, chết, mất, đẻ, mắt, mũi,

xơi, nhậu, đớp, đấm, đánh, cút, chột,

Từ Hán Việt mang màu sắc gọt giũa, dùng vào các phong cách:khoa học , chính luận,hành chính

Ví dụ : Sơn Hà(núi sông), thiên thu(mãi mãi ), huynh đệ(anh em), bằng hữu(bạn bè), từ trần .

Từ thuần Việt nhìn chung có đa phong cách, một số thích hợp với tất cả các phong cách ,một số khác chỉ phù hợp với phong cách sinh hoạt

Ví dụ : núi, sông,anh em, mãi mãi, nói

 

Từ Hán Việt được xây dựng trên 2 phương thức ghép theo trật tự:

-Yếu tố chính đứng tước, yếu tố phụ đứng sau: ái quốc, chiến thắng, thủ môn, thủ thư, phát thanh, bảo mật, phòng hoả,

 -yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đúng trước.Ví dụ :Đoàn ca, đội ca, quốc ca, phụ nữ, nông dân, quốc ca, quốc kì, tổ quốc.

Từ thuần việt được xây dựng trên phương thức ghép theo trật tự yếu tố chính đứng trước ,yếu tố phụ đứng sau( với những từ có các yếu tố chính phụ )Ví dụ : Kiến càng ,kiến đen, kiến cánh,; Tôm hùm, tôm he, tôm bạc tôm moi; chuối tiến, chuối và ,chuối hột, chuối mốc; ốc sên, ốc bươu, ốc sắt, ốc xoắn; dưa chuột, dưa gang, dưa leo, dưa hấu, ...

 

Qua khảo sát cho thấy từ Hán Việt chiếm gần 60% từ tiếng Việt.Với số liệu đó đủ thấy từ Hán Việt có vai trò quan trọng như thế nào đối với từ ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy để giúp các em học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước  hiểu và yêu thêm tiếng Việt thì ngay từ bây giờ phải giúp các em hiểu đúng về từ Hán Việt.

Tuy nhiên để làm được điều đó  thì trước hết người giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức thật vững chắc về từ Hán Việt bằng cách học hỏi, tìm tòi qua sách vở, báo chí … để rồi dần dần tích luỹ cho mình vốn kiến thức vững chắc về từ Hán Việt nói riêng và về tiếng Việt nói chung.

Trong quá trình dạy học, khi dạy các tiết học có liên quan đến từ Hán Việt, giáo viên phải xác định đúng trọng tâm nội dung bài, nội dung từ Hán Việt trong bài này nằm ở đâu? có cần thiết phải phân tích quá sâu cho học sinh biết không? hay chỉ cần đưa đến nội dung một cách nhẹ nhàng?...Tôi nghĩ giáo viên có làm được như vậy thì học sinh mới nhận được những gì mình cần.

25 tháng 9 2016

bn ơi mink ns cái này nhé dai quá đi ak

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0