Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trog t/kì Bắc thuộc ;
- Hai Bà Trưng
- Bà Triệu
- Lý Bí + Triệu Quang Phục
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng
* Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta
Hồ Văn Nhật Minh
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
1) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
2)Tình hình kinh tế nước ta tứ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
3)Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).
1. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội). Nghĩa Quân làm chủ Mê Linh tiến đến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô định hốt hoảng bỏ thành, trốn về Nam Hải. Quân Hán bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
2. - Chính trị :
- Vào thế kỉ 3, nhà Ngô đặc tên nước Âu Lạc cũ là Giao Châu, gồm 3 quận:
+ Giao Chỉ
+ Cửu Chân
+ Nhật Nam
- Đưa người Hán sang thay thế người Việt trực tiếp cai quản các huyện.
- Kinh tế:
- Nhân dân Giao Châu phải chịu nhiều thứ thuế ( nhất là thuế muối và thuế sắt)
- Lao dịch và cống nộp nặng nề
- Văn hóa:
- Tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
=> Nhằm đồng hóa dân ta
3. * Nguyên nhân:
- Không cam chịu áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi.
* Diễn biến:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hóa )
- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
- Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
bai1:Câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10a, câu 11c, câu 12d, câu 13b, câu 14c, câu 15c, câu 16a, câu 17b, câu 18b, câu 19c, câu 20 tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
bai 2
cau 1:
Muốn xác định thời gian của nó, chúng ta phải căn cứ vào:
- Thời gian ra đời của tư liệu hiện vật được ghi lại trong sử sách hoặc trên tư liệu hiện vật đó.
- Trang phục hoặc kiến trúc xây dựng,... của những tư liệu, hiện vật đó.
cau2:
- Chúng ta cần thiết biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó vì không phải các Tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu.
- Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi lại thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử
cau 3
- Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm và từ đó nghĩ cách tính thời gian.
- Con người sáng tạo ra cách tính thời gian bằng cách dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như sáng rồi tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh.... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Cơ sở xác định thời gian được bắt đầu từ đấy.
cau4
- Bảng ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian là: Ngày, tháng, năm và có hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch
- Ngày 2-1 Mậu Tuất (tính theo Âm lịch), tức là ngày 7-2-1418 (tính theo Dương lịch) đã diễn ra sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn
cau 5
- Người phương Đông đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Âm lịch.
- Người phương Tây đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Dương lịch.
cau 6
Thời xưa, thế giới chưa có chung một thứ lịch. Các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,.... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách tính riêng. Trung Quốc thì thêm tháng nhuận, Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm. Người phương Tây, đặc biệt người Rô-ma cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày (tháng 2 thêm 1 ngày)
cau 7
Thế giới rất cần một thứ lịch chung thống nhất vì xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra và đó là Công lịch.
* Công lịch:
- Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)
cau 8
- Một ngày có 24 giờ
- Một tháng có 30 hoặc 31 ngày
- Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận có thêm 1 ngày (có 366) ngày.
- 100 năm là một thế kỉ
- 1000 năm là một thiên niên kỉ
cau 9
Năm hiện tại là năm 2013 thuộc thế kỉ XXI, vậy khoảng cách thời gian so với sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK là:
- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II (TCN), Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay là 2.192 năm
- Năm 111 (TCN), nhà Hán chiếm Âu Lạc, cách ngày nay là 2.124 năm
- Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách ngày nay là 1.973 năm
- Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu, cách ngày nay là 1.765 năm
- Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí, cách ngày nay là 1.471 năm
cau10
Trả lời:
Năm 1000 TCN cách ngày nay 3013 năm, ta lấy năm 1000TCN cộng với năm Công nguyên 1000 + 2013 = 3013 năm
Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:
cau 11
- Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN + 1995 = 2995 năm
- Hiện vật đó đã nằm dưới đất: 2995 năm
Sơ đồ thời gian của hiện vật đó:
cau 12
- Người ta đã phát hiện nó vào năm: 3877 - 1885 = 1992
Hiện vật đó được phát hiện vào năm 1992
cau 13
Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ... chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.
đường lâm sơn tây là đất của hai vua đó là :
- Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc.
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc.
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc.
Nhận xét :
- Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết, tinh thần đoàn kết của nhân dân đã giúp khởi nghĩa Lý Bí thành công, mở ra một thời kì độc lập, tự chủ cho nhân dân
+ Lực lượng khởi nghĩa và hưởng ứng rất đông đảo, đặc biệt phụ nữ đóng vai trò quan trọng
- Khép lại thời kì đô hộ tàn nhẫn của quân Lương
Nhớ ủng hộ tick Đúng !
-Nhận xét :
-Về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa : kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập của dân tộc...
-Nhiều anh hùng hào kiệt khắp nơi ủng hộ lực lượng mạnh.
-Khởi nghĩa Lý Bí thành công có sự chuẩn bị chu đáo cho các cuộc khởi nghĩa và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh.
1. Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại : thiên văn, lịch, chữ viết và chữ số, kiến trúc,...
2. Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
3. Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.
4. Lí do nước Văn Lang ra đời
- Hình thành các bộ lạc lớn
- Sản xuất phát triển
- Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo bắt đầu nảy sinh
-
- Sự chuyển biến về kinh tế : Từ đầu thiên niên kỉ I đến thê kỉ I, ờ nền văn hoá Đông Sơn công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
- Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đông Sơn, mức độ phân hoá giàu - nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
- Sự chuyển biến về kinh tế — xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm... đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang
5.
Vì nhân dân luôn một lòng nhớ công ơn của các vị anh hùng đã chiến đấu oanh liệt vì tổ quốc thân yêu, vì hòa bình dân tộc mà đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
van hai
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc.
Tên cuộc khởi nghĩa
Năm
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
40
Trưng Trắc, Trưng Nhị
Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Châu Giao.
Khởi nghĩa Bả Triệu
248
Triệu Thị Trinh
Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa), rồi lan ra khắp Giao Châu.
Khởi nghĩa Lý Bí
542
Lý Bí
Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân chiếm hết các quận huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đật tên nước là Vạn Xuân.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
722
Mai Thúc Loan
Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp giao Châu và champa
Khởi nghĩa Phùng Hưng
776
Phùng Hưng,Phùng Hải
Khởi nghĩa bùng nổ ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ 15 năm
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
905
Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo
Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội) giành quyền tự chủ
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
931
Dương Đình Nghệ
Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nam Hán
Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân, cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, mai phục hai bên bờ sông. Quân địch bị tiêu diệt.
=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Ý nghĩa mà bạn