K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2017


Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…

Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…

b) Phong hoá hoá học

Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…

Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…

c) Phong hoá sinh học

Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.


2. Quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

a) Xâm thực

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…

Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông…

Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển.

b) Thổi mòn

Tác động xâm thực do gió còn gọi là quá trình thổi mòn, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô khan. Các cơn gió cuốn theo những hạt cát đập mạhh vào bề mặt đá, phá huỷ đá để tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá…

c) Mài mòn

Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà… Quá trình này diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá.

Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển.


3. Quá trình vận chuyển

Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc và động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm.

4. Quá trình bồi tụ

Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích.

Kết quả của quá trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát… . Ở hạ lưu các con sông, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ…

Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng.

Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nhìn chung, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.

22 tháng 1 2017

cám ơn bạn nha

25 tháng 12 2016

Nội lực:

  • Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Là nguyên nhân sinh ra iện tượng động đất, núi lửa.
  • Có tác động gây đứt gãy, uốn nếp các lớp đá, hoặc đẩy vật chất nóng ở dưới lớp đất sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.
  • Nội lực thường làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề.

Ngoại lực:

  • Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

-Ngoại lực gồm 2 quá trình:

+Quá trình phong hoá các loại đá

+Quá trình xâm thực (VD: do nước chảy, do gió, do nhiệt độ)

-Ngoại lực có khuynh hướng san bằng, hạ thấp địa hình.

25 tháng 12 2016

I. Nội lực
-Khái niệm: Là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.
-Nguyên nhân: Do các nguồn năng lượng Trái Đất sinh ra, như các chất phóng xạ, chuyển dịch và sắp xếp các vật chất theo trọng lực, ma sát vật chất…

II. Tác động của nội lực
Tác động địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa…
1. Vận động theo phương thẳng đứng
– Là những vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng. Làm cho khu vực này được nâng lên, mở rộng còn khu vực khác thì hạ xuống, thu hẹp trên một diện tích rộng lớn, do đó sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
– Hiện tượng này hiện nay vẫn xảy ra nhưng rất chậm. Khu vực đang được nâng lên là bắc Thụy Điển, Phần Lan; khu vực đang hạ xuống là Hà Lan.
2. Vận động theo phương nằm ngang
Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp, tách giãn.

a. Hiện tượng uốn nếp:
– Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm tích).
– Kết quả:
+ Cường độ ban đầu yếu nếp uốn.
+ Cường độ sau (nén ép mạnh) núi uốn nếp.
Ví dụ: Các dãy núi: Uran, Thiên Sơn, Himalaya, Coocđie, Anđét…

b. Hiện tượng đứt gãy:
– Diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.
– Kết quả:
+ Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
+ Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.
Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ, các hồ dài ở Đông Phi.

 

20 tháng 12 2020

 Tác động của nội lực làm cho địa hình bề mặt Trái Đất trở trên gồ ghề còn ngoại lực lại làm san bằng hoặc hạ thấp địa hình . ... Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

nội lực: là những lực đc sinh ra từ bên trong trái đất

tác động:làm cho bề mặt trái đất trở nên gồ ghề,cao lên

ngoại lực:là những lực đc sinh ra ở bên ngoài ,trên bề mặt của trái đất 

tác động: làm cho bề mặt trái đất bị sang bằng ,hạ thấp

 

14 tháng 12 2016

1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou

14 tháng 12 2016

2. -Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất , có tác động nén ép vào các lớp đá , làm cho chúng bị uốn nếp , đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất

26 tháng 12 2020

Tác động của nội lực và ngoại lực.

- Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất.

- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí.

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

26 tháng 12 2020

vuivuivuivui

28 tháng 12 2020

-Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất. ... ngoại lực là phát sinh ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất.

-Địa hình bề mặt trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài  liên tục của hai lực đối nghịch nhau: Nội lực và ngoại lựcTác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

-Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì : - Nội lực là những lực sinh ra từ bên trong Trái Đất ,làm cho địa hình bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề . Ngoại lực là những lực sinh ra từ bên ngoài Trái Đất ,làm bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hoặc có thể hạ thấp địa hình .

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do...
Đọc tiếp

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?

Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?

Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?

Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?

Câu 5. Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 2500m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Tính độ cao tương đối của ngọn núi đó? Núi này thuộc loại núi nào theo phân loại độ cao.

                                                             ⛇Hết

3
20 tháng 12 2021

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
20 tháng 12 2021

 Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

24 tháng 11 2016

a) Nội lực có tác dụng làm nâng cao hoặc hạ thấp bề mặt lớp vỏ Trái Đất. Làm cho bề mặt lớ vỏ Trái Đất trở nên gồ ghề.

b) Ngoại lực có tác động san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất. Làm hạ thấp các vùng cao, bồi đắp thêm cho các vùng thấp.

c) Nội lực và ngoại lực là hai lực có tác động ngược nhau. Chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất

13 tháng 8 2019

Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.

Đáp án: A

Câu 1. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện củaA. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.Câu 2. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải làA. mực nước giếng thay...
Đọc tiếp

Câu 1. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của

A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.

B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.

D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

A. mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

Câu 3. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

A. Yên Bái.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Hà Giang.

Câu 4. Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Bộ.

Câu 5. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.

B. từ 300 - 400m.       

C. dưới 300m.

D. từ 400 - 500m.

Câu 6. Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

Câu 7. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Câu 8. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Câu 9. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Câu 10. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

Câu 11. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 12. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 13. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Câu 14: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Câu 15. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 400m.

B. 500m.

C. 200m.

D. 300m.

Câu 15. Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.

B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên.

D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

Câu 16. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Câu 17. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Câu 18. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 19. Các vùng đất xung quanh núi lửa đã dập tắt thuận lợi phát triển

A. trồng trọt.

B. công nghiệp.

C. chăn nuôi.

D. thủy điện.

Câu 20. Một số quốc gia ở Đông Nam Á biển đảo nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Câu 21. Dân cư thường tập trung đông đúc ở xung quanh các vùng núi lửa đã tắt là do

A. giàu có khoáng sản, địa hình phẳng.

B. đất đai màu mỡ, nhiều cảnh quan đẹp.

C. xuất hiện hồ nước ngọt, nhiều cá lớn.

D. khí hậu, thời tiết ôn hòa và nhiều thú.

Câu 22. Biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?

A. Xây nhà to, rộng và nhiều sắt.

B. Trồng cây chống dư chấn mạnh.

C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.

D. Chuyển đến vùng có động đất.

Câu 23. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 24. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Câu 25. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

Câu 26. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Câu 27. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

A. 0,40C.

B. 0,80C.

C. 1,00C.

D. 0,60C.

Câu 28. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Câu 29. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 30. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

A. Tầng bình lưu.

B. Trên tầng bình lưu.

C. Tầng đối lưu.

D. Tầng ion nhiệt.

Câu 31. Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

A. Tầng đối lưu.

B. Tầng nhiệt.

C. Trên tầng bình lưu.

D. Tầng bình lưu.

Câu 32. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí nóng.

C. Khối khí đại dương.

D. Khối khí lạnh.

Câu 33. Khí áp là gì?

A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.

B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.

C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.

D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.

Câu 34. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Câu  35. Ở chân núi của dãy núi X có nhiệt độ là 300C, biết là dãy núi X cao 4500m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi X có nhiệt độ là

A. 1,50C.

B. 2,00C.

C. 2,50C.

D. 3,00C.

 

 

1
17 tháng 12 2021

chia nhỏ ra nhé