K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Cứ một quý một lần, trường em lại tổ chức buổi diễn văn nghệ cho các lớp giao lưu với nhau. Các thầy cô khuyến khích chúng em tham gia tất cả các bộ môn nghệ thuật năng khiếu ở trường: múa, hát, nhảy, đàn, kịch… Chúng em rất hào hứng với những buổi diễn văn nghệ này.

Đến hẹn lại lên, trường em hôm nay tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa các lớp: quý này có năm lớp đăng kí giao lưu gồm những thể loại khác nhau: violin, hát, nhảy, múa ấn độ,kịch trong đó lớp em đăng kí thi violin. Mở đầu chương trình là bài hát của các bạn lớp D về thầy cô, tình bạn. Tiếp đến là bài nhảy hiphop của các bạn lớp E, động tác vẫn còn chưa chắc chắn nhưng rất sôi động khiến cả sân trường như nóng lên vậy. Sau màn hiphop là tiểu phẩm kịch hài của các bạn lớp A, các bạn ấy diễn như đã được dậy và tập rượt từ rất rất lâu rồi. Tiếp màn cười hả hê là múa ấn độ, trông các bạn giống nhân vật Anandi trong phim cô dâu tám tuổi vậy, nhìn cái đầu lắc lắc trông đến ngộ. Và màn biểu diễn mong chờ nhất là violin-cô bạn nhỏ dễ thương của em. Bạn ấy mặc một chiếc váy trắng tinh khôi, tiếng nhạc cất lên du dương, cơ thể bạn ấy đung đưa theo tiếng kéo đàn, những bàn tay dưới sân trường từ từ giơ lên cũng đung đưa theo nhịp cùng tiếng nhạc. Khi bài biểu diễn kết thúc mọi người cùng đứng lên vô tay khen hay quá, muốn bạn ấy chơi nữa nhưng thời gian không cho phép.

Buổi diễn giao lưu văn nghệ đã hết, chúng em lên lớp tiếp tục những bài học trên lớp, không ai nói nhưng ai cũng dư âm về bài violin của cô bạn dễ thuơng của em.



21 tháng 12 2017

Hằng năm, cứ vào dịp Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn của các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong trường. Năm nay cũng vậy, buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày tôn vinh quý thầy cô của trường em làm em thật sự ấn tượng.
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ của các chi đội 2A và 4C. Các bạn ấy hát thật hay, múa thật đều và dẻo. Sau khi cô Hiệu trưởng đọc diễn văn là lời phát biểu của Trưởng ban đại diện học sinh. Chương trình văn nghệ chào mừng bắt đầu. Đồng ca lớp 4A đã khiến cho tất cả các khán giả trong hội trường trật tự và theo dõi. Các bạn nữ lớp 1B với tiết mục hát múa Đi học. Các bạn ấy rất chăm chút về phần trang phục diễn.
Em rất thích cách các bạn ấy điều khiển những chiếc ô đủ màu sắc. Trông chúng thật bắt mắt làm sao! Nhìn lên sân khấu, ai ai cũng thấy yêu những cô bươm bướm nhỏ 1B. Tiếp đến là tiết mục nhảy aerobic của nhóm lớp 3A và lớp 3B. Những động tác khỏe mạnh và nhanh gọn được các bạn thể hiện đều tăm tắp. Cô Tổng phụ trách còn tiết lộ rằng các bạn ấy chỉ tập bài này trước buổi diễn có 2 tuần. Thật là cảm phục các bạn ấy! Đến tiết mục của cô Hải dạy nhạc, ai ai cũng hào hứng vỗ tay. Cô thật đẹp trong chiếc áo dài màu hồng phấn, tiếng hát cô ngân vang với bài Khúc ca người giáo viên.
Một tiết mục đơn ca đặc sắc nữa đến từ chi đoàn 5B, bạn Tú Linh hát bài Bụi phấn khiến mọi người đều xúc động. Khép lại buổi biểu diễn văn nghệ là tiết mục hài kịch của chi đoàn em, chi đoàn 3C, khiến mọi người đều cảm thấy vui nhộn, sôi nổi. Chúng em lần lượt mang những bó hoa tươi thắm lên tặng các thầy cô và chụp ảnh lưu niệm. Buổi mít tinh kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong tiếng vỗ tay và reo hò của học sinh toàn trường.

Bằng lời ca tiếng hát của mình, các bạn học sinh đã tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của mình. Em rất vui và thích thú với những buổi biểu diễn văn nghệ như vậy tại trường. Hi vọng rằng các dịp kỉ niệm tiếp theo trường em cũng sẽ có những tiết mục văn nghệ đặc sắc như năm nay.

7 tháng 10 2018

Trên mạng có á

7 tháng 10 2018

Tham khảo :

BÀI SỐ 1 :

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: máu, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to: “Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

 

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.

17 tháng 11 2017

vẫn ko ai giúp cả hu hu ;-;

17 tháng 11 2017

Kể về một buổi biểu diễn văn nghệ mà em được xem

tham khaor

28 tháng 9 2017

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.

1 tháng 10 2017

Bạn cho mình hỏi bài này bạn tự làm hay chép mạng vậy 😱 😱

12 tháng 11 2017

Ai ai trong cuộc dời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến. kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiêu học, có nhiêu cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai. Cô Mai là giáo viên chù nhiệm cùa em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của minh. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng à, có màu đen nhánh thường dược cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đàng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cỏ một chút thôi cũng được. Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cùng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quá tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo đê tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất càm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phai nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vi cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô. Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rang, gia đình cô chẳng khá giã gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quàthưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thường cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ. Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!

12 tháng 11 2017

Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai. Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em. Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp. Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trườg của chúng em, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em. Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

BÀI SỐ 2

Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Cuộc sống quá bận rộn, có quá nhiều việc phải lo làm tôi không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, quan tâm đến những người xung quanh. Giờ ngồi một mình, nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô đã dạy tôi. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi. Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bao nhiêu người khách đã sang sông ? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi...Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức chp chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế mà, có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Có ai nhớ chăng bao kỉ niệm êm đềm thấm đượm tình thầy trò? Nói đến đây, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày xưa năm ấy, cách đây ba năm... Hôm ấy, trời mưa tầm tã, lại vào mùa giá rét. Mẹ rước trễ nên tôi đứng đợi một mình với nỗi lạnh buốt. Chờ hòai chẳng thấy mẹ đến, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, một bóng áo mưa từ cổng trường lao về phía tôi. Hóa ra là thầy chủ nhiệm. Thầy đưa cho tôi cái áo mưa và đề nghị chở tôi về. Tôi vừa mừng, vừa băn khoăn vì nhà xa. Phút chốc thầy đã chở tôi ra đường, gò tấm lưng gầy vượt băng băng về phía trước. Đến nhà, tôi thấy mặt thầy tái lại, môi tím rung rung. Không màng tới sự giá buốt. Đã có bố tôi ở nhà, nên thầy cũng yên tâm. Mưa chưa dứt, thầy hối hả ra về. Tôi nhìn theo mà lòng đầy cảm động. Dù có khôn lớn vào đời, mãi mãi tôi khắc ghi kỉ niệm này và hình ảnh thầy, tấm lòng thầy thật cao cả biết bao! Một dòng đời - một dòng sôngMấy ai là kẻ đứng trông bến bờMuốn qua sông phải có đò . Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa ... Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ. Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai. Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội chở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi một nụ cười đọng mãi. lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau.Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngượcKhách sang sông tiếp hành trình phía trước Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ? Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là qui luật muôn đời. Làm nhà giáo phải quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông! Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ. Con mới hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại. Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy. Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết còn vương tơ... Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được tình cảm của thầy cô dành cho chúng. Thầy ơi!

17 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !

^^

Học tốt nha !

16 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI

26 tháng 11 2016

Hôm nay là ngày 20-11, em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ lòng vui phơi phới. Những chú chim sâu lao xao trên cành cây như chung vui cùng chúng em.

Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Phía trên cột cờ là dòng chữ "Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam", nổi bật trên nền phồng xanh thẳm.

Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên "Tùng!… Tùng!… Tùng…".

Buổi lễ chào mừng "Ngày Nhà giáo Việt Nam” của chúng em bắt đầu. Chúng em bước đi đều theo nhịp trống tiến về phía lễ đài, diễu hành qua hàng ghế đại biểu và các thầy cô giáo rồi đứng thành từng hàng ngay ngắn.

Sau khi làm lễ chào cờ, thầy phụ trách giới thiệu các vị đại biểu tới dự buổi lễ. Thầy giới thiệu cô hiệu phó đọc diễn vàn, bài diễn văn nêu rõ ý nghĩa ngày 20-11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Cuối cùng cô giới thiệu thầy hiệu trưởng nói chuyện với chúng em. Giọng nói đầm ấm của thầy tâm sự với chúng em về đạo nghĩa thầy trò thật là thấm thìa.

 
 
 
 

Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng cố gắng chăm ngoan để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.

Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy có tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:

– Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!

Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chung niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát âm vang trong sáng. Những điệu múa lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như những cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 6 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điểu khiển khéo léo của các anh các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai cũng tấm tắc.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.

 


 

26 tháng 11 2016

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

a) Đoạn văn diễn dịch biểu cảm về kỉ niệm ngày khai trường :

Tôi vẫn nhớ như in trong đầu về buổi sáng ngày hôm đó, một buổi sáng với những con đường đông đúc giờ cao điểm nhưng trên mặt ai cũng thật rạng rỡ, vui tươi và tràn đầy hi vọng chờ ngày mới. Ở đâu đó có những cô bé, cậu bé cũng giống như tôi, đều khoác lên trên mình bộ đồng phục thân yêu, rồi có cả cặp xách nè, bên trong thì đựng biết bao nhiêu là đồ dùng học tập nè, bút thước đều có tất. Cảm giác như mình đã trở thành người lớn vậy. Có một chút gì đó thật tự hào, trang nghiêm, một chút thích thú và hồi hộp. Rồi tôi cũng vào trường, được nghe cô hiệu trưởng đọc diễn văn. Sau đó tôi và nhiều bạn khác được bố mẹ dẫn đến bên cạnh một cô khác với chiếc áo dài màu tím đang cười rất hiền từ, xua tan đi cái nắng vẫn còn luẩn quẩn của mùa hè còn chưa kịp tan. Cô bảo cô là cô giáo của chúng tôi và dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi chợt nghe tiếng thút thít ở đâu đó vang lên. To dần lên, rất nhiều những cô bé quanh tôi đều khóc, có cả tiếng những cậu con trai nữa, không hiểu sao nước mắt tôi cũng rơi lã chã từ lúc nào không hay. Đột nhiên, có một bàn tay ấm áp xoa nhẹ đầu tôi, theo phản xạ tôi ngẩng đầu lên thì thấy khuôn mặt thân thương của mẹ đang nở nụ cười với tôi "Con của mẹ lớn rồi". Tôi im băt, giờ phút đó đối với tôi mà nói viêc "lớn rồi" là một việc vô cùng thiêng liêng và cao quý. Rồi Tôi rời bàn tay mẹ và đi theo cô, tự nhủ với lòng mình rằng:" Con sẽ không làm mẹ thất vọng đâu". Và giờ đây khi hồi tưởng lại về mùa khai trường đầy ý nghĩa đó tôi thấy mình sao mà ngốc xít như vậy chứ,thật đúng là một con bé con hồn nhiên chẳng biết thứ gì. Nhưng có lẽ đó chính là sự kỉ niệm khắc sâu trong tâm khảm ta ư, về một tuổi thơ không vướng chút vẩn đục mà đẹp đẽ biết bao nhiêu.

b) 10 câu thể hiện cảm xúc của học sinh vào buổi học cuối cùng :

- Buồn quá chúng mày ơi !

- Vui lên nào ! Năm sau gặp lại .

- Tao sẽ nhớ mày rất nhiều đấy bạn thân ạ !

- Xa bọn mày, tao buồn lắm đấy !

- Cảm xúc trong tôi đang bồi hồi, xao xuyến !

- Nhớ mày !

- Thương đứa bạn thân cứ ngồi khóc cuối lớp.

- Nhớ, đau, thương,... cảm xúc dâng trào.

- Chúng tôi khóc vì chia tay cô và thầy giáo.

- Những nụ cười lại nở trên môi khi được cùng nhau ôn lại kỉ niệm cũ.