Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: giới thiệu về hiện tượng “nghiện” trò chơi điện tử của học sinh.
Thân bài:
Giải thích hiện tượng: Trò chơi điện tử là loại trò chơi có thể chơi được trên máy tính, điện thoại với nhiều thể loại như bắn súng, đua xe, chiến đấu…
Bàn luận:
Trò chơi điện tử có giá trị giải trí.Biểu hiện, nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử.Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử.Bài học nhận thức:
Sắp xếp thời gian chơi điện tử hợp lý, chừng mực
Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.
HT ~
Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Những ngày gần đây, Cát Bà đang là điểm đến được khách du lịch yêu thích và tìm kiếm đến mức quá tải, khiến cho nơi này luôn đông đúc, chật chội. Vậy tại sao bạn không thử tìm đến một bãi biển đẹp tương tự, lại thanh bình và yên tĩnh hơn rất nhiều? Biển Cồn Vành tại Thái Bình là một lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Bãi biển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 150km. So với những bãi biển tại Miền Bắc, Cồn Vành đến thời điểm này vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ sẵn có. Cồn Vành có đường bờ biển dài 6km, thảm rừng ngập mặn tươi tốt, nước biển trong vắt và thời tiết hài hòa.
Một góc thanh bình bãi biển Cồn Vành. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Bãi biển Cồn Vành được yêu thích bởi vẻ hoang sơ, vắng người và khung cảnh thanh bình đáng ngưỡng mộ. Là một trong những nhánh của khu vực lưu trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, Cồn Vành được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ sinh thái phong phú, đặc và thuần khiết. Đến đây, bạn như được lạc vào thế giới của những loài chim, cò biển quý hiếm đang được bảo tồn.
Vẻ đẹp bãi biển chưa được khai thác nhiều, vẫn giữ nguyên những giá trị thiên nhiên tươi đẹp. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Cồn Vành gây ấn tượng với du khách bởi những rặng phi lao xanh mượt bao quanh biển, điểm tô thêm vào đó là những thảm hoa muống tím đẹp mơ mộng. Bờ cát nơi đây tương đối mịn màng, sóng hài hòa cùng mực nước biển không sâu, lý tưởng cho hoạt động vui chơi, đắm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh.
Chạy dọc quanh bờ biển là những bãi bàn ghế gỗ, ô dù nhiều màu sắc, là nơi dừng chân nghỉ ngơi, ngả lưng thưởng thức không khí biển. Bên cạnh đó, cũng có những cửa hàng đồ lưu niệm làm bằng vỏ sò, vỏ ốc dành cho du khách mang về làm quà rất đa dạng.
Một điều đặc biệt rằng, đường đi đến biển Cồn Vành đẹp vô cùng. Con đường trải nhựa dài uốn lượn, hai bên đường là những rặng phi lao xanh mượt, hoà cùng bầu trời trong xanh, tất cả tạo nên một vẻ đẹp nên thơ đến lạ kỳ.
Con đường dẫn đến biển Cồn Vành đẹp thơ mộng. (Ảnh:Đinh Hoàng Đức)
Đây cũng là địa điểm check-in lý tưởng của các bạn trẻ. (Ảnh: Thanh Ngọc)
Đến tham quan biển Cồn Vành, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị như: hòa mình vào dòng nước trong xanh, nghỉ ngơi trên những chiếc ghế tận hưởng không khí biển hay thưởng thức hải sản tại những nhà chòi bình dị ngay trên biển. Các hoạt động vui chơi thú vị cũng được khai thác tại đây như: di cà kheo, bóng chuyền bãi biển, cắm trại... Hay chiêm ngưỡng bình minh hoặc hoàng hôn trên biển cũng là một trong những trải nghiệm không thể thiếu.
Một điều đặc biệt lưu ý rằng, tại biển Cồn Vành, những nhà chòi bằng tre nứa được dựng ngay sát biển, là nơi nghỉ ngơi, cung cấp các bữa ăn ngon miệng, hải sản tươi và giá acả vô cùng phải chăng dành cho du khách.
Hoàng hôn trên biển Cồn Vành đẹp đắm say lòng người. (Ảnh: huylee)
Ngoài ra, khi tản bộ dọc bãi biển Cồn Vành theo hướng Nam, bạn còn được chiêm ngưỡng một ngọn hải đăng được xem như ánh mắt của người dân quanh vùng. Ngọn hải đăng Ba Lạt, nơi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Cồn Vành từ tầng 10 của ngọ Hải Đăng. Từ đỉnh ngọn hải đăng, khung cảnh miền quê biển Tiền Hải hiện rõ mồn một, từ những mái nhà yên bình ven biển, sự mênh mông của biển cả bao la hay phần nào cảm nhận cuộc sống của những người dân làng chài mộc mạc.
Niềm tự hào của người dân miền biển Cồn Vành. (Ảnh: thegioitruyenhinh)
Biển Cồn Vành là địa điểm dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng. (Ảnh: x_xoai)
Hướng dẫn di chuyển đến biển Cồn Vành
Di chuyển từ Hà Nội đến Thái Bình: Phương tiện di chuyển Cách Hà Nội 150km, cách di chuyển thuận tiện nhất đến biển Cồn Vành là xe khách hoặc xe máy.
Đối với xe khách: Bạn đến bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, mua vé tại quầy với giá 80.000 đồng. Một số tuyến xe chạy tuyến đường Hà Nội - Thái Bình - Tiền Hải có thể tham khảo như: Xe Phiệt học, xe Mạnh Hùng, xe Hoàng Hà.
Đối với xe máy: Từ Hà Nội, theo đường QL1, chạy thẳng tới Phủ Lý, rẽ trái đến QL21, tới QL10 thì chạy thẳng tới cầu Tân Đệ, về tới thành phố Thái Bình.
Di chuyển từ Thái Bình đến Cồn Vành: Từ Thái Bình đến Cồn Vành, bạn có thể bắt xe bus Hoàng Hà số 01 đến Tiền Hải, sau đó đi xe ôm hoặc taxi đến biển Cồn Vành. Nếu đi xe máy, bạn chạy tuyến QL39B sẽ đến nơi.
Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ quan điểm rằng: Cồn Vành như một Nha Trang thu nhỏ, dịu dàng và trầm lặng, nằm khiêm nhường tận cuối Thái Bình. (Ảnh: Hà Trần)
Mách nhỏ những lưu ý khi đến Cồn Vành
Nếu đi từ Hà Nội, du khách nên chọn lịch trình vào hai ngày cuối tuần để có thời gian tận hưởng và khám phá chi tiết bãi biển Cồn Vành. Tuy nhiên, đối với những người không có thời gian, thì khám phá biển Cồn Vành trong một ngày cũng là trải nghiệm thú vị.
Ngay gần biển Cồn Vành, nhà thờ Bác Trạch cũng là một gơi ý dành cho bạn. Nếu đến Cồn Vành vào ngày chủ nhật, bạn nên ghé thăm nhà thờ Bác Trạch cầu bình an và vãn cảnh một trong những nhà thờ đẹp nhất Thái Bình này.
Đừng bỏ lỡ thưởng thức ẩm thực Thái Bình khi đến đây. Ngoài hải sản tươi ngon, Thái Bình còn nổi tiếng với rất nhiều những món ăn đi vào lòng người như: Bún cá Quỳnh Côi, ổi bo, bánh cáy Làng Nguyễn, ném Vị Thủy...
Còn chần chừ gì nữa mà không lên lịch khám phá ngay biển Cồn Vành trong những ngày cuối tuần sắp tới? (Ảnh: x_xoai)
1. Mở bài
- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài
* Tả bao quát:
- Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
- Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…
* Tả chi tiết:
- Nước biển:
- Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
- Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
- Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.
- Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
- Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.
* Ích lợi của biển:
- Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
- Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.
3. Kết luận
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
- Những việc cần làm để bảo vệ bờ biển: Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi...
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ớ đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam, và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.