Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
b. Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
c. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính[cần dẫn nguồn]: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:
Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.
Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.
a. Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
b. Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặc. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
c. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Nói chung đất thịt thích hợp cho việc xây dựng công trình thủy sản.
Có lợi:
-Ong
-Tằm
-Bọ hung
Có hại:
-Nhện đỏ
-Bọ trĩ
-Châu chấu
1. Định nghĩa phân bón. Phân loại phân bón?
Phân bón là gì?
+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.
+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất
-
Phân loại phân bón theo phương pháp và cách thức bón
+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
-
Phân loại phân bón theo hợp chất
+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.
-
Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất
+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…
+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…
+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).
+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.
+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.
-
Phân loại phân bón theo trạng thái vật lý
+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali, đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)
+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...
-
Phân loại phân bón theo thành phần của phân bón
+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).
+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.
-
Phân loại phân bón theo yếu tố dinh dưỡng
+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
2. Nêu tác dụng và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất, nước, để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất, hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng, không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
- Cách xử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
1. Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
4. Đúng cách:
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân
1/ Sách giáo khoa trang 6 phần II. có 4 phần đó là 2,4,6 3 cái đó đúng còn lại sau á.....
1. sản xuất nhìu lúa, ngô(bắp),.........................
2.Trồng rau, đậu, vừng,............
4. trồng cây mía cung cấp...........
2/ Đất trồng là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó cây trồng có thể sống và sản xuất ra sản phẩm .
Cấu tạo các thành phần của đất trồng là: rắn, lỏng, khí
3/
Phân bón là thức ăn của cây trồng
có 3 nhóm phân bón: Nhóm phân hữu cơ, hóa học, vi sinh
4/ Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể phân làm 3 phần đầu, ngực, bụng. Côn trùng có 2 kiểu biến thái: Biến thái hoàn toàn và biến thái ko hoàn toàn
Côn trùng có nhìu con có hại nhưng cx có nhìu con có lợi:
VD côn trùng có lợi: bướm... là thụ phận cho cây
VD con trùng có hại: Muỗi... là truyền bệnh cho con người
Bạn tham khảo nhé:
Câu 1: Để tiến hành chăn nuôi vật nuôi đặc sản cần những hiểu biết gì? Ở Ninh Bình có những vật nuôi đặc sản nào. Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để nuôi đặc sản đó.
Hướng dẫn
Để tiến hành chăn nuôi vật nuôi đặc sản cần những hiểu biết sau:
- Hiểu rõ tập tính và những đặc điểm sinh trưởng phát triển của vật nuôi đặc sản để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho chúng.
- Chuẩn bị môi trường nuôi phù hợp.
- Biết cách chăm sóc vật nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Ở Ninh Bình có những đặc sản vật nuôi là: Dê, thỏ,…
Điều kiện thuận lợi để nuôi các con đặc sản đó là:
Ninh Bình có địa hình, điều kiện tự nhiên đa dạng, phù hợp với đặc tính phát triển của các vật nuôi đặc sản:
- Một số nơi có vùng đồi núi, bán sơn địa có độ dốc thấp như Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô, … phù hợp phát triển nuôi dê ngoại, dê lai hướng thịt.
- Một số nơi có địa hình hiềm trở, đồi núi có độ dốc cao như Hoa Lư, Gia Viễn… phù hợp với đặc tính sống của đàn dê cỏ, dê bản địa của địa phương.
- Một số huyện có điều kiện về đất đai, thức ăn tự nhiên đa dạng như Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, … Phù hợp để nuôi Thỏ. Ngoài ra Ninh Bình hiện có trung tâm sản xuất giống Thỏ - Việt Nhật nên rất có lợi thế để phát triển chăn nuôi Thỏ quy mô trang trại.
Câu 2: Trồng trọt đem lại những lợi ích gì? Theo em, muốn trồng trọt bảo vệ được môi trường và chất lượng nông sản cần chú ý những gì?
Hướng dẫn
Trồng trọt có rất nhiều lợi ích:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. VD: lúa, ngô, khoai, sắn...
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. VD: trái cây...
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. VD: thóc, cám ngô, cỏ ...
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. VD: chè, cà phê, cao su, lúa gạo, …
Muốn trồng trọt bảo vệ được môi trường và chất lượng nông sản thì người nông dân cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Trồng cây phù hợp điều kiện tự nhiên, đúng mùa vụ, chọn giống khỏe, trước khi gieo trồng cần xử lý giống, xử lý đất,… Sau khi gieo trồng cần đảm bảo tưới tiêu đầy đủ. để cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh, hạn chế phải sử dụng tới hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.
-Khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cần sử dụng đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm. Sau khi sử dụng cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên đồng ruộng.
- Sau khi thu hoạch, rơm rạ và chất thải trồng trọt cần được thu gom tập trung làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học hoặc than sinh học để bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo. Tuyệt đối không đốt bừa bãi trên đồng ruộng làm phát sinh khói bụi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông. Đối với các vùng đồng trũng, trồng cây ngập nước, sau khi thu hoạch cũng tuyệt đối không cày vùi ngay nhằm hạn chế phân hủy yếm khí phát sinh khí thải metan gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Ở Gia Viễn chúng ta có những điều kiện gì để phát triển chăn nuôi cá. Nuôi cá cần chú ý những gì để không ảnh hưởng đến môi trường.
Hướng dẫn
Điều kiện ở Gia Viễn để phát triển chăn nuôi cá là:
Về tự nhiên:
- Gia Viễn, Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, được bao bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi. Đây là vùng chiêm trũng ngập nước của những ngọn núi đá vôi mọc lên từ những đầm nước ngọt. Ngoài ra, Gia Viễn cũng có hệ thống ao hồ kênh rạch dày đặc => Có điều kiện thuận lợi để phát triển cá nước ngọt.
Về xã hội:
- Gia Viễn, Ninh Bình thuộc ĐB Sông Hồng, gần các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội => Đảm bảo đầu ra.
- Nhà nước có chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản.
Nuôi cá cần chú ý những điểm sau để không ảnh hưởng đến môi trường:
- Trước khi thả cá cần vệ sinh ao, đầm sạch sẽ: dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lắp hết các lỗ mọi hang hóc xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp. Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được cần xử lý cặn ao, các chất mùn đáy bằng cách dùng các chế phẩm sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh và ngăn chặn ô nhiễm nước.
- Không sử dụng nước thải chưa qua xử lý để nuôi cá, tránh để cá bị nhiễm độc hoặc cá chết, phân hủy gây ô nhiễm nước và môi trường xung quanh.
- Chọn giống cá tốt, không chứa mầm bệnh, phù hợp điều kiện tự nhiên.
- Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn phải đạt 4 yêu cầu: định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Nếu thức ăn là tấm cám nấu, cá tạp thì nên để vô sàng cho cá ăn để dễ quản lý được thức ăn, tránh dư thừa nhiều thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước.
Câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
Công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> Cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt
1. Làm đất
Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.
Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
2. Gieo cấy, trồng lúa
- Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
- Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2
- Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.
3. Bón phân cho lúa
- Cải tạo đất:
Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Nhìn chung đất trồng lúa của chúng ta có phản ứng chua, nghèo mùn (pH từ 4,5-5,5), trong khi pH thích hợp nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển là 5,5-6,5. Vì vậy, cần thiết phải cải tạo pH đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.
Người ta phân loại đất để biết được đặc điểm của từng loại đất, xem xem loại đất đó phù hợp hay không phù hợp với loại cây nào. Từ đó chọn được loại đất thích hợp với cây trồng